Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có nhiễm trùng máu. Vậy sốt xuất huyết nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết nhiễm trùng máu nguy hiểm như thế nào?
Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, tính riêng 8 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở tất cả các tỉnh thành của cả nước là 0,02%. Tất cả các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đều ghi nhận tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Cũng theo số liệu của Cục Y tế dự phòng, mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào nhưng tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trong 8 tháng đầu năm tại khu vực miền Bắc tăng tới 125,2%, riêng thủ đô Hà Nội tăng tới 5,3 lần. Vậy sốt xuất huyết là bệnh gì? Sốt xuất huyết nhiễm trùng máu nguy hiểm ra sao?
Contents
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, xuất hiện nhiều ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới. Bệnh này do virus Dengue gây ra và loại virus này có tới 4 chủng huyết thanh. Khi đã mắc 1 trong 4 chủng virus Dengue, cơ thể con người sẽ tạo ra miễn dịch với chủng đó. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa cơ thể sẽ miễn dịch với cả 3 chủng còn lại. Vì vậy, một người có thể mắc sốt xuất huyết tối đa 4 lần.
Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh này gây ra các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau nhức xương khớp, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu,… Các biến chứng nặng thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Lúc này, sốt đã hạ khiến người bệnh chủ quan lầm tưởng rằng bệnh đã thuyên giảm. Chính sự chủ quan này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và tăng tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết.
Phần lớn các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết chủ yếu do tình trạng sốt xuất huyết trở nặng gây giảm tiểu cầu trong máu ngoại biên, nhiễm trùng máu, suy đa cơ quan, tăng tính thấm thành mạch.
Bên cạnh đó, có những trường hợp người bệnh mắc sốt xuất huyết đồng thời cùng với một số loại bệnh khác, trong đó có nhiễm trùng máu. Vậy sốt xuất huyết nhiễm trùng máu có nguy hiểm tính mạng không?
Sốt xuất huyết nhiễm trùng máu có nguy hiểm không?
“Sốt xuất huyết nhiễm trùng máu nguy hiểm không, nguy hiểm thế nào?” là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Theo đó, nhiễm trùng máu là bệnh lý có nguyên nhân do các vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn tới các tình trạng như suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, suy đa tạng,…
Nhiễm trùng máu kết hợp cùng sốt xuất huyết có thể khiến cho tình trạng sốt xuất huyết thêm nặng. Người bệnh xuất hiện các biểu hiện như sốt cao liên tục không hạ, lờ đờ, hơi thở yếu, ban đỏ nổi khắp người, tiểu cầu giảm, bạch cầu tăng, men gan tăng cao,…
Tìm hiểu thêm: Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm có phải dấu hiệu của dị ứng?
Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu khẩn cấp để thở máy và truyền dịch, đồng thời điều trị nhiễm trùng máu và khống chế sốt xuất huyết. Nếu điều trị chậm trễ, độc tốc gây sốc nhiễm trùng máu và khiến người bệnh tử vong.
Như vậy, có thể thấy sốt xuất huyết nhiễm trùng máu là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và có thể tước đi tính mạng của người bệnh.
Khi bị sốt xuất huyết cần lưu ý những gì?
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh sốt xuất huyết cần ghi nhớ để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, đe doạ tới tính mạng bản thân.
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt
Điều đầu tiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt. Theo các chuyên gia y tế, khi chưa xác định được nguyên nhân gây sốt là do sốt xuất huyết hay bất kỳ một loại bệnh nào khác, người bệnh không nên tự ý sử dụng những loại thuốc hạ sốt như aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc hạ sốt này khiến tình trạng xuất huyết của người bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí, còn có thể gây ra xuất huyết dạ dày nghiêm trọng và đe doạ tính mạng người bệnh.
Trong trường hợp sốt chưa rõ nguyên do, người bệnh nên hạ sốt bằng các cách như chườm ấm trán, nách, bẹn; mặc quần áo thoáng khí; nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và tuyệt đối không cạo gió.
Tránh các thực phẩm màu đen, nâu và đỏ
Người bệnh nên hạn chế ăn hoặc uống những loại đồ ăn, thức uống có màu tối. Bởi có thể khiến phân của người bệnh bị nhuộm màu tối, gây khó khăn trong việc phân biệt phân lẫn máu trong trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết bị xuất huyết tiêu hoá.
Tránh những thức uống chứa chất kích caffeine
Các nghiên cứu chỉ ra những thức uống có chứa caffeine hoặc chất kích thích có thể khiến huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi. Người bệnh sốt xuất huyết khi uống trà đặc còn có thể khiến thuốc hạ sốt bị giảm tác dụng. Thậm chí còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế đồ ngọt
Đồ ngọt như nước có gas, bánh kẹo, các thực phẩm chứa nhiều đường là những đồ ăn, thức uống người bị sốt xuất huyết cần tránh. Bởi khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường khiến tế bào bạch cầu hoạt động chậm hơn, làm yếu đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó, bệnh sốt xuất huyết sẽ càng lâu khỏi.
>>>>>Xem thêm: Glutathione dùng trong bao lâu? Công dụng của Glutathione
Tăng cường phòng muỗi
Muỗi là tác nhân chính làm lan truyền sốt xuất huyết, vì vậy, mỗi người cần có ý thức diệt muỗi và phòng muỗi đốt để hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh. Các gia đình cần đậy kín các dụng cụ có chứa nước như thau, chậu, chum,… để muỗi không có môi trường để đẻ. Phát quang bụi rậm và thu gom các phế thải có thể chứa nước.
Ngoài ra, các gia đình có thể sử dụng bình xịt muỗi, nhang đuổi muỗi, vợt bắt muỗi,… để tiêu diệt và phòng tránh muỗi đốt.
Sốt xuất huyết nhiễm trùng máu là tình trạng nguy hiểm và đe doạ tính mạng người bệnh. Chính bởi vậy, trong trường hợp bị sốt xuất huyết, bệnh nhân cần theo dõi kỹ các triệu chứng. Nếu thấy có các triệu chứng tăng nặng bất thường cần phải tới bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.