Sỏi túi mật 13mm nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân là gì và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Sỏi túi mật 13mm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sỏi túi mật là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Trong đó, sỏi túi mật 13mm được xem là kích thước khá lớn, vậy biểu hiện, triệu chứng của bệnh như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này nhé!
Contents
Nguyên nhân gây ra sỏi túi mật 13mm
Sỏi túi mật là những tinh thể rắn xuất hiện từ mật đã kết tinh. Kích thước của sỏi sẽ tăng dần theo thời gian cho đến khi đạt đường kính 13mm, gọi là sỏi túi mật 13mm. Nếu không được điều trị kiểm soát kịp thời, kích thước và số lượng sỏi sẽ tiếp tục tăng lên, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chẳng hạn như viêm túi mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp,… ảnh hưởng xấu đến gan và tụy.
Cơ chế hình thành sỏi túi mật sẽ bao gồm 3 điều kiện cơ bản như sau:
- Mật bão hòa cholesterol: Xảy ra khi lượng cholesterol và lượng muối mật bị mất cân bằng với nhau.
- Quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol diễn ra quá nhanh hoặc sự chuyển đổi nhanh chóng của cholesterol từ dạng lỏng sang tinh thể: Xảy ra do không có chất ức chế tạo mầm hoặc do các yếu tố tạo mầm bị dư thừa.
- Suy giảm hoạt động túi mật: Khiến các tinh thể tồn tại trong túi mật đủ lâu để hình thành sỏi.
Sỏi túi mật kích thước 13mm chưa phải là quá lớn. Vì vậy, nếu không xuất hiện kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt, vàng da hay tăng kích thước túi mật,… thì có thể không cần phải phẫu thuật ngay. Tuy nhiên, nếu không thực hiện biện pháp phòng ngừa hiệu quả, có thể để lại hậu quả nguy hiểm.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi túi mật 13mm
Trên thực tế, có đến 80% các trường hợp bị sỏi mật thường sẽ không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu sẽ dựa trên kết quả siêu âm và chụp CT. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị sỏi túi mật 13mm có xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau quặn ở vùng gan: Xuất hiện cơn đau đột ngột ở hạ sườn phải, có thể lan lên vai hoặc về phía sau lưng. Cơn đau thường kéo dài vài phút hoặc vài giờ, mức độ đau sẽ tăng lên khi hít sâu.
- Rối loạn tiêu hóa: Người bị sỏi mật thường sẽ hay bị đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi. Đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề dạ dày.
- Sốt: Xảy ra khi đường mật của người bệnh sỏi túi mật 13mm bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, có thể đi kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ, ớn lạnh và vã mồ hôi.
- Vàng da và mắt: Sỏi túi mật khi di động có thể sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật. Điều này sẽ khiến cho bilirubin bị tích tụ trong máu, lắng đọng trên da gây vàng da và mắt, mức độ nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn của dịch mật.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các loại lá dùng để xông cảm hiệu quả tại nhà
Cách điều trị sỏi túi mật 13mm
Phương pháp điều trị túi mật sẽ được lựa chọn dựa trên số lượng, kích thước, đặc điểm của sỏi và biến chứng có nguy cơ gặp phải. Sỏi túi mật 13mm không phải là kích thước quá lớn và nếu chưa có biến chứng nào gây ảnh hưởng đến chức năng gan mật thì có thể chưa cần phẫu thuật. Nhưng nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả vẫn sẽ có nguy cơ gây ra những rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm sỏi mật lớn hơn. Đồng thời, theo dõi và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc phẫu thuật sẽ được được thực hiện để giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau và giảm nguy cơ biến chứng. Chẳng hạn như:
- Sỏi túi mật 13mm bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần khiến người bệnh gặp phải cơn đau dữ dội, sốt, buồn nôn và chướng bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người bị túi mật sứ (thành túi mật bị vôi hóa) làm mất đi khả năng co bóp và cô đặc dịch mật.
- Sỏi mật di động và bị kẹt ở những vị trí hẹp như cổ túi mật gây cảm giác đau viêm thường xuyên.
- Sỏi túi mật đi kèm với polyp túi mật có kích thước trên 10mm hoặc có nguy cơ ung thư túi mật.
- Sỏi mật kích thước từ 2cm trở lên hoặc sỏi chiếm 2/3 thể tích túi mật gây ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt như sỏi túi mật xuất hiện ở người bệnh tiểu đường cũng có thể được chỉ định cắt túi mật ngay cả khi chưa xuất hiện biến chứng để phòng ngừa rủi ro.
Một số điều cần lưu ý đối với người mắc sỏi túi mật 13mm
Đối với những trường hợp sỏi mật kích thước nhỏ và số lượng ít, có thể điều trị tại nhà. Bằng việc kết hợp thay đổi chế độ ăn và lối sống để tránh làm tăng kích thước sỏi và giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Đối với chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng,… Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi và các loại đậu. Chất xơ giúp làm giảm hấp thụ cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa.
- Tránh thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và gia vị cay, nóng vì chúng có thể gây kích thích tổn thương túi mật.
- Tránh ăn quá no và nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn một hoặc hai bữa lớn.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp hỗ trợ duy trì chức năng của túi mật và giảm nguy cơ tạo ra sỏi.
>>>>>Xem thêm: Một số bệnh lý của động mạch não
Đối với chế độ sinh hoạt
- Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì cơ động, cải thiện sự tuần hoàn máu và giảm nguy cơ sỏi mật.
- Giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức chuẩn so với độ tuổi và chiều cao. Tránh tăng cân đột ngột hoặc giảm cân quá nhanh.
- Giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái và ổn định bởi stress có thể gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa, trong đó có sỏi túi mật
- Thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe với bác sĩ để phát hiện sớm bất kỳ biến chứng hoặc vấn đề liên quan đến sỏi túi mật.
Sỏi túi mật 13mm mặc dù không gây triệu chứng nghiêm trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng về sau. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp nhất nhé!