Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị như thế nào?

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang là trường hợp thường gặp và phổ biến hơn cả trong các dạng của bệnh lý sỏi niệu quản. Vậy bệnh lý trên có nguy hiểm không và cách điều trị là gì?

Bạn đang đọc: Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị như thế nào?

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang là một dạng của bệnh lý sỏi niệu quản gây nên những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy thực tế sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây.

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang là gì?

Niệu quản là một ống dài khoảng 25cm nối từ thận tới bàng quang có vai trò đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Đường kính niệu quản càng về phía cuối càng hẹp chỉ chừng từ 2 – 4mm.

Bệnh lý sỏi niệu quản là tình trạng các tinh thể sỏi bị mắc kẹt tại một hai niệu quản gây ra. Các tinh thể sỏi được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất tại ống niệu quản hoặc cũng có thể là sỏi thận di chuyển xuống. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi, bệnh lý được chia làm 3 loại bao gồm:

  • Sỏi niệu quản 1/3 trên: Sỏi nằm sát thành thận.
  • Sỏi niệu quản 1/3 giữa: Sỏi ở giữa thành niệu quản.
  • Sỏi niệu quản 1/3 dưới: Sỏi đoạn sát thành bàng quang

Do đó, sỏi niệu đạo sát thành bàng quang là một dạng của sỏi niệu quản khi sỏi bị mắc kẹt tại vị trí 1/3 dưới của niệu quản – nơi gần nhất với bàng quang.

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, chúng sẽ tự di chuyển xuống thành bàng quang theo nước tiểu. Ngược lại, đối với những viên sỏi lớn hoặc sắc cạnh, chúng có thể bị mắc kẹt tại niệu quản và gây nên bệnh lý sỏi niệu quản.

Các triệu chứng thường gặp của sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

Người bệnh khi mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như:

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị như thế nào?

Tiểu buốt là triệu chứng thường gặp của sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang
  • Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản, thường gặp trong trường hợp sỏi nhỏ;
  • Đau quặn thận: Khi sỏi thận rơi xuống niệu quản, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau quặn thận với biểu hiện đau đột ngột, dữ dội từng cơn, kéo dài theo hàng phút, hàng giờ, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục;
  • Tiểu buốt, tiểu đau hoặc khó chịu mỗi lần đi tiểu: Người bệnh đi tiểu rắt, tiểu buốt với số lần tăng lên một cách rõ rệt, mót tiểu sau khi đi vệ sinh, nước tiểu ít;
  • Nước tiểu có màu sắc bất thường: Viên sỏi khi di chuyển cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây chảy máu, làm nước tiểu có màu sắc bất thường như màu hồng, nâu sẫm, màu đỏ, nước tiểu màu như nước rửa thịt;
  • Đi tiểu đục và ra mủ: Đây là triệu chứng nguy hiểm của bệnh, khi đó người bệnh có thể mắc nhiễm trùng thận ngược chiều, đe dọa trầm trọng chức năng thận;
  • Sốt cao, ớn lạnh;
  • Chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa;
  • Đi tiểu ra sỏi nhỏ.

Biến chứng của bệnh lý sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang

Sỏi niệu quản sát thành bàng quang dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh như:

Giãn đài bể thận, tắc nghẽn đường tiểu

Niệu quản có nhiệm vụ chính là vận chuyển nước tiểu từ thận xuống bàng quang để nước tiểu được đào thải ra ngoài. Khi sỏi bị kẹt lại tại niệu quản sẽ chặn đường nước tiểu đi qua gây nên tình trạng ứ nước. Tình trạng ứ nước kéo dài dẫn tới giãn đài bể thận và làm ảnh hưởng tới chức năng thận.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm Pap và HPV là xét nghiệm gì? Tầm quan trọng của xét nghiệm Pap và HPV

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị như thế nào?
Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang có thể gây biến chứng giãn đài bể thận

Thận bị ứ nước

Nước tiểu khi bị tắc nghẽn sẽ bị ứ đọng lại tại các đoạn niệu quản trên và thận. Tình trạng ứ nước kéo dài, vi khuẩn trong nước tiểu có thể tấn công tới thận, gây nhiều biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi quá lớn và sắc có thể cọ xát vào thành niệu quản khiến niêm mạc bị rách, chảy máu khi chuyển trong niệu quản. Niêm mạc niệu quản bị tổn thương tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm trùng đường niệu.

Người bệnh khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, rét run, hố thắt lưng căng đau, trường hợp nặng còn gây nhiễm khuẩn huyết.

Suy giảm chức năng thận

Khi niệu quản bị tắc nghẽn lâu ngày không được xử lý có thể làm cho các tế bào thận dần xơ hóa, teo nhỏ dần đi và không thể phục hồi. Điều này kéo theo hệ quả là thận không đảm bảo chức năng dần dần gây nên suy thận vô cùng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị

Vị trí của sỏi trong bệnh lý có thể thuận lợi được đẩy xuống bàng quang và đào thải ra ngoài. Hiện nay, điều trị nội khoa bằng thuốc và nội soi tán sỏi là các phương pháp tối ưu nhất để điều trị sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bằng thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh đơn giản nhất. Phương pháp này áp dụng với trường hợp sỏi nhỏ mới hình thành trong 2 năm đầu khi đường tiết niệu thông thoáng.

Nguyên tắc điều trị của phương pháp trên là tạo điều kiện để sỏi di chuyển ra ngoài bằng cách kiểm soát đau với thuốc giảm đau và thuốc chống co thắt. Sau đó tống xuất sỏi ra ngoài bằng thuốc ức chế Alpha hoặc Nifedipin trong trường hợp sỏi niệu quản nằm ở đoạn sát thành bàng quang.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị nội khoa bác sĩ chỉ định đồng thời xây dựng chế độ ăn điều độ, uống nhiều nước, luyện thể dục thể thao phù hợp trong quá trình điều trị.

Bệnh lý nếu không được điều trị sớm làm cho việc đào thải sỏi thông qua nội khoa khó thực hiện hơn. Các thuốc lúc này không thể loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể, nó chỉ có tác dụng kìm hãm sỏi phát triển.

Nội soi tán sỏi

Nội soi tán sỏi là phương pháp điều trị hiện đại và được sử dụng phổ biến thay thế mổ mở lấy sỏi trước đây. Phương pháp này không xâm lấn, không đau đớn, thời gian nằm viện ngắn, điều trị và hồi phục nhanh, hiệu quả điều trị tốt.

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên có đi máy bay được không?

Nội soi tán sỏi là phương pháp tối ưu để điều trị bệnh

Với bệnh lý sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang, phương pháp nội soi tán sỏi bằng laser là lựa chọn tối ưu nhất. Bệnh nhân cần thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành tán sỏi để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân.

Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống dài, mỏng có gắn camera và đèn chiếu sáng đi từ bàng quang lên niệu quản để tìm sỏi. Sỏi sau khi được tìm thấy sẽ được phá vỡ bằng tia laser phát ra từ ống, các vụn sỏi sẽ được lấy toàn bộ ra ngoài bằng dụng cụ gắp.

Sỏi niệu quản đoạn sát thành bàng quang là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tổng thể. Hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được các biện pháp điều trị thích hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *