Sỏi niệu đạo ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị

Sỏi niệu đạo ở nam nói riêng và sỏi niệu đạo nói chung chiếm khoảng 4% trong tổng số các bệnh lý liên quan đến niệu đạo. Tỷ lệ này tuy thấp nhưng người bệnh không nên chủ quan vì theo nghiên cứu, nam giới dễ bị sỏi niệu đạo hơn nữ giới do chiều dài ống niệu đạo dài hơn.

Bạn đang đọc: Sỏi niệu đạo ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị

Đa số các ca bệnh sỏi niệu đạo là nam giới. Đây là số liệu thống kê công khai cho thấy tỷ lệ bị sỏi niệu đạo ở nam ngày một cao, chúng ta cần chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh để phòng ngừa và phát hiện, chữa trị từ sớm.

KenShin sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh sỏi niện đạo ở nam giới.

Nguyên nhân gây sỏi niệu đạo ở nam

Bệnh sỏi niệu đạo ở nam được hình thành chủ yếu do các tinh thể cứng lắng đọng nhiều ngày trong ống niệu đạo. Vì nước tiểu có thành phần gồm muối và các chất khoáng khác nên khi đi qua niệu đạo bị lắng đọng lại, nguy cơ dẫn đến sỏi niệu đạo. Với các bệnh nhân bị sỏi niệu đạo do nước tiểu lắng đọng gọi là nguyên nhân nguyên phát.

Ngoài ra, sỏi niệu đạo ở nam còn có thể do nguyên nhân thứ phát. Đây là nguyên nhân do sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu,… di chuyển xuống niệu đạo và bị vướng lại ống niệu đạo gây nên.

Sỏi niệu đạo ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị

Sỏi niệu đạo ở nam có thể do sỏi từ thận, bàng quang,… di chuyển đến niệu đạo và bị mắc kẹt tại đây

Bàn về sỏi niệu đạo, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn nữ giới do ống niệu đạo dài hơn. Chính vì chiều dài ống niệu đạo nam giới có thể lên đến 6cm, trong khi nữ giới chỉ từ 3 – 4cm nên nguy cơ viên sỏi di chuyển xuống và vướng lại cao hơn.

Bên cạnh đó, lý giải về nguyên nhân làm nam giới dễ bị sỏi niệu đạo, các chuyên gia còn cho biết thêm rằng đường tiết niệu của nam giới dài hơn nên việc đưa nước tiểu từ bàng quang đào thải ra ngoài chậm hơn, quá trình đào thải lâu hơn khiến chất khoáng trong nước tiểu dễ lắng đọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết sỏi niệu đạo ở nam

Bệnh nhân bị sỏi niệu đạo ở nam cần phát hiện bệnh kịp thời để tiến hành điều trị sớm, giảm nguy cơ hình thành biến chứng nặng hơn cho hệ bài tiết nói chung và các cơ quan như thận, bàng quang, ống niệu đạo,… nói riêng. Bạn có thể nhận biết sỏi niệu đạo ở nam qua các triệu chứng điển hình như:

Nam giới bị đau bụng dưới, đau dương vật

Tình trạng sỏi niệu đạo ở nam khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau đớn, khó chịu, đặc biệt là khi kích thước viên sỏi ngày một lớn. Biểu hiện đau bụng dưới ở nam, đau dương vật ở nam giới có thể tăng lên mỗi khi vận động, di chuyển, đạp xe, chơi thể thao,… Cảm giác đau dương vật rõ ràng nhất là lúc bệnh nhân đi tiểu.

Khó đi tiểu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu

Đối với các ca bệnh sỏi niệu đạo ở nam, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện liên quan đến việc bài tiết nước tiểu, điển hình là cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu rắt hoặc thậm chí tiểu ra máu. Với những bệnh nhân có biểu hiện này cần đến bệnh viện sớm nhất để thăm khám và điều trị vì khi này, khả năng cao viên sỏi đã to và gây chèn ép, tổn thương ống niệu đạo.

Tìm hiểu thêm: Nhược điểm của trồng răng implant có thể bạn chưa biết

Sỏi niệu đạo ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị
Sỏi niệu đạo có thể khiến nam giới bí tiểu, tiểu buốt, khó đi tiểu,…

Sốt cao, ớn lạnh do biến chứng nhiễm trùng

Ống niệu đạo là nơi bài tiết nước tiểu nên khi có sỏi và viên sỏi gây trầy xước niệu đạo, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao. Lúc này, ngoài những biểu hiện nêu trên, bệnh nhân có thể bị sốt cao đi kèm cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi,… Nhiễm trùng thậm chí có thể lan lên bàng quang, thận,… nếu không kịp thời can thiệp.

Sỏi tiết niệu ở nam có gây biến chứng không?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng sỏi niệu đạo ở nam không gây nguy hiểm, tuy nhiên trên thực tế, bệnh có thể gây nhiều biến chứng và rất nguy hiểm đối với sức khỏe đấy. Dưới đây là một số biến chứng khi bị sỏi niệu đạo ở nam cần lưu ý, cụ thể như:

Giãn đài bể thận, ứ nước trong thận: Biến chứng đầu tiên phải kể đến là viên sỏi chặn đường bài tiết nước tiểu, gián tiếp khiến thận bị ứ nước, thậm chí là giãn đài bể thận. Nguy cơ suy thận cấp và mạn tính ở bệnh nhân sỏi niệu đạo cũng rất cao.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh nhân sỏi niệu đạo ở nam. Viên sỏi khiến ống tiết niệu bị nhiễm trùng, từ đó gây nhiễm trùng đường tiết niệu và nếu không can thiệp có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.

Suy thận: Biến chứng suy thận cũng rất cần lưu tâm đối với người bệnh sỏi niệu đạo. Bệnh có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng và cần nhiều thời gian, chi phí để chữa trị.

Cách chữa trị sỏi niệu đạo ở nam

Hiện nay có 2 phương án chữa sỏi niệu đạo ở nam là chữa trị nội khoa và chữa trị ngoại khoa, cụ thể như sau:

Điều trị nội khoa: Các trường hợp bệnh nhân kích thước sỏi nhỏ, chưa gây biến chứng, bệnh được phát hiện sớm có thể uống thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị sỏi niệu đạo từ từ, đồng thời ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng.

Sỏi niệu đạo ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng và phương hướng điều trị

>>>>>Xem thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần bao nhiêu mới chuẩn?

Kích thước sỏi nhỏ và chưa gây biến chứng có thể điều trị bằng thuốc

Điều trị ngoại khoa: Điều trị sỏi niệu đạo ngoại khoa hiện nay phổ biến là phẫu thuật, tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi laser. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và thích hợp với trường hợp bệnh nhân riêng. Bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ về định hướng điều trị ngoại khoa.

Phòng ngừa sỏi niệu đạo ở nam không khó

Chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phòng ngừa bệnh sỏi niệu đạo ở nam thực chất không hề phức tạp. Bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Uống đủ nước, cung cấp nước thường xuyên, đảm bảo từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Không nên nhịn tiểu lâu, nhịn tiểu thường xuyên vì dễ gây sỏi thận, sỏi di chuyển xuống ống niệu đạo tăng nguy cơ bị sỏi niệu đạo.
  • Hạn chế các thực phẩm gây sỏi, thực phẩm chứa nhiều chất oxalat, tránh ăn mặn,… Thay vào đó nên bổ sung nhiều hơn trái cây tươi, rau củ quả, ngũ cốc,…
  • Khi có triệu chứng sỏi niệu đạo ở nam cần đi khám ngay, không tự ý uống thuốc tại nhà.
  • Tái khám thường xuyên để tránh nguy cơ sỏi niệu đạo tái phát đối với người có tiền sử bị sỏi niệu đạo.

Mong rằng qua bài viết trên đây từ KenShin, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh sỏi niệu đạo ở nam cũng như một số thông tin liên quan. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nên điều bạn cần làm là không chủ quan, thường xuyên theo dõi sức khỏe để nhận ra điểm khác thường sớm nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *