Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến mà bác sĩ thường chỉ định trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại thấy lạ lẫm với khái niệm siêu âm phần mềm. Vậy đây là phương pháp siêu âm gì? Khi nào thì bác sĩ chỉ định siêu âm phần mềm?
Bạn đang đọc: Siêu âm phần mềm là gì? Khi nào cần chỉ định siêu âm phần mềm?
Siêu âm phần mềm là phương pháp siêu âm được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu của các bệnh lý như viêm cơ, viêm gân, có các khối u phần mềm… Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về hình thức siêu âm này.
Contents
Các chấn thương, bệnh lý phần mềm phổ biến
Hiện nay, chấn thương phần mềm thường xảy ra nhất trong cuộc sống hàng ngày. Do các chấn thương phần mềm không gây nguy hiểm nên thường không được xử lý đúng cách dẫn đến tình trạng chấn thương chuyển nặng hơn, gây đau đớn kéo dài. Lúc này, người bệnh mới đến cơ sở y tế để chữa trị.
Các chấn thương phần mềm mà nhiều người thường gặp nhất là:
- Bong gân;
- Căng cơ;
- Tổn thương dây chằng;
- Bầm dập phần mềm;
- Tổn thương da, mỡ, bao khớp và các tổ chức liên kết khác;
- Đứt gân;
- Tổn thương phần mềm dẫn đến tổn thương các mạch máu nuôi tổ chức đó, có thể gây chảy máu, sưng tấy, phù nề…
Thường có thể dễ dàng nhận biết các chấn thương phần mềm, ngoại trừ một số bệnh lý về phần mềm rất khó nhận biết, để chẩn đoán chính xác bác sĩ cần khám bệnh, kiểm tra cụ thể mới xác định được:
- Viêm gân;
- Viêm túi thanh dịch;
- Viêm cơ;
- Áp-xe cơ;
- Các khối u phần mềm;
- Máu tụ trên cơ;
- Tổn thương dạng nang;
- Tổn thương dạng bướu.
Siêu âm phần mềm là gì?
Trong cơ thể chúng ta, phần mềm là những phần cấu tạo cơ, mô mềm, mạch máu,… của các bộ phận nội tạng như ổ bụng, tuyến giáp, tuyến vú, bộ phận phụ khoa,… Đối với các bệnh liên quan đến phần cứng như xương, khớp, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng hình ảnh chụp X-quang. Đối với các bệnh lý về phần mềm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm.
Siêu âm phần mềm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng âm có tần số cao để ghi nhận và tái tạo các cấu trúc của các bộ phận bên trong cơ thể. Quy trình siêu âm phần mềm đơn giản nhưng mang đến hiệu quả chẩn đoán cao và chính xác. Đây là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng mà các bác sĩ thường ưu tiên chỉ định khi cần chẩn đoán bệnh lý liên quan phần mềm.
Phương pháp này được thực hiện bên ngoài da, không xâm lấn. Sóng âm được sử dụng trong kỹ thuật siêu âm phần mềm vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép với cơ thể người nên an toàn. Hiện nay, chưa có bằng chứng y khoa ghi nhận về việc siêu âm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.
Khi nào bác sĩ chỉ định siêu âm phần mềm?
Một số trường hợp thường được chỉ định siêu âm phần mềm để kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng hay các bệnh lý về phần mềm gồm:
- Chức năng tuyến tụy như gan, tụy, túi mật, lá lách; hệ tiết niệu như thận, tinh hoàn, bàng quang,… Đặc biệt, siêu âm phần mềm để tầm soát sớm các khối u nang, u xơ tại bộ phận này;
- Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, bướu cổ, hạch bạch huyết,…;
- Các bệnh liên quan đến tuyến vú như tắc tuyến sữa, viêm tuyến sữa, ung thư vú, nhiễm trùng,…;
- Các bệnh nhân có cấu trúc bất thường ở tim hoặc van tim gây nên các triệu chứng đau lồng ngực, khó thở,… sẽ được chỉ định siêu âm tim;
- Các triệu chứng liên quan đến tắc nghẽn động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch, xơ vữa động mạch,…;
- Theo dõi, đánh giá quá trình thai kỳ của phụ nữ mang thai như theo dõi chiều cao, cân nặng của thai nhi, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, tầm soát dị tật thai nhi,…;
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh đi phân su lỏng có bình thường không?
- Siêu âm cũng là phương pháp hỗ trợ trong quá trình phẫu thuật, ví dụ trong các trường hợp mổ nội soi, bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào đúng vị trí trong cơ thể thông qua siêu âm.
Một số kỹ thuật siêu âm phần mềm
Bác sĩ sẽ chỉ định loại hình siêu âm phù hợp tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như vị trí bộ phận cần chẩn đoán. Ngoài kỹ thuật siêu âm 2D truyền thống, các kỹ thuật siêu âm hiện đại khác gồm:
Siêu âm 3D, 4D
Nếu kỹ thuật siêu âm 2D chỉ thấy được hình ảnh một chiều là phần cắt lát của bộ phận thì siêu âm 3D, 4D cho phép quan sát được hình ảnh dưới nhiều góc khác nhau thông qua hình ảnh theo hình khối với những chi tiết thu được dưới dạng màu sắc sáng tối.
Kỹ thuật siêu âm 4D được phát triển dựa trên siêu âm 3D nhưng hình ảnh có thêm sự chuyển động của bộ phận theo thời gian thực. Với các trường hợp như siêu âm thai nhi, siêu âm phụ khoa, siêu âm tim,…, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò (3D, 4D).
Siêu âm Doppler
Tuy nhiên, các kỹ thuật siêu âm như 2D, 3D, 4D có một số hạn chế đối với những trường hợp cần chẩn đoán bệnh lý liên quan đến mạch máu vì các kỹ thuật này chỉ cho thấy hình ảnh hoặc chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể.
Do đó, kỹ thuật siêu âm Doppler đã ra đời với ưu điểm mang đến hình ảnh có độ chính xác cao nhất cùng với khả năng kết hợp hình ảnh và đo đạc dòng chuyển động của máu ngay tại bộ phận đó.
Nhờ khả năng đo lường lưu lượng máu di chuyển qua các bộ phận của cơ thể, bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các bệnh lý như tình trạng tắc nghẽn mạch máu hoặc thiếu máu cục bộ. Đặc biệt đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, gan, thận,… siêu âm Doppler sẽ giúp phát hiện 60% các trường hợp bị tắc mạch máu sớm hơn.
>>>>>Xem thêm: Ăn khoai lang có nổi mụn không? Công dụng mà khoai lang mang lại cho cơ thể
Quy trình kỹ thuật siêu âm phần mềm
Các bước trong quy trình siêu âm phần mềm cơ bản được thực hiện như sau:
- Bệnh nhân nhận phiếu chỉ định siêu âm, đến khu vực siêu âm theo chỉ dẫn;
- Bác sĩ tiếp nhận kiểm tra giấy chỉ định siêu âm hoặc hồ sơ bệnh án;
- Bôi gel vào đầu dò;
- Siêu âm phần mềm theo nhiều mặt cắt quy định để kiểm tra các tổn thương;
- Bác sĩ đọc kết quả siêu âm, điều dưỡng ghi chép lại;
- Bệnh nhân nhận kết quả và gặp bác sĩ chỉ định siêu âm để được thăm khám.
Những lưu ý khi siêu âm phần mềm là gì?
Trước khi siêu âm phần mềm, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân khảo sát tuyến tụy bắt buộc nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện siêu âm vì thức ăn sẽ làm các bộ phận tuyến tụy thay đổi kích thước do co bóp, dẫn đến việc chẩn đoán không chính xác do hạn chế tầm quan sát các tổn thương nhỏ.
- Bệnh nhân siêu âm vùng tiết niệu như tuyến tiền liệt, cổ tử cung, bàng quang,… cần nhịn tiểu tiện để kích thước bàng quang đạt cực đại giúp chẩn đoán chi tiết bộ phận được chính xác nhất.
- Bệnh nhân siêu âm đầu dò cần lưu ý rằng phải để bàng quang ở trạng thái rỗng, không chứa nước tiểu trước khi siêu âm. Phụ nữ chưa quan hệ tình dục cần báo với bác sĩ trước khi bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò.
- Trường hợp bệnh nhân có vết thương hở tại vị trí cần siêu âm, quá trình siêu âm sẽ không được thực hiện trực tiếp trên vết thương hở vì tác động của các dung dịch cũng như thiết bị siêu âm sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương.
Qua bài viết trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc siêu âm phần mềm là gì. Trước khi thực hiện kỹ thuật siêu âm này, bạn cần tham khảo những lưu ý đã được đề cậ trong bài viết hoặc hỏi rõ bác sĩ những điều cần chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.