Ở nước ta, rong nho là một thực phẩm còn khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy rong nho là gì? Rong nho ăn chay được không? Cùng giải đáp câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Rong nho ăn chay được không? Lợi ích của rong nho đối với sức khỏe
Rong nho là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên thực phẩm này còn được khá ít người biết đến. Vậy rong nho là gì? Rong nho ăn chay được không?
Contents
Rong nho là gì?
Rong nho hay Caulerpa Ientillifera được được tìm thấy trên khắp Philippines và các quốc gia lân cận. Rong nho có hình dạng giống như chùm nho là một dạng rong biển dễ ăn có chứa các bong bóng nhỏ xung quanh thân của nó. Những bong bóng dễ dàng vỡ ra trong miệng mang lại vị hơi mặn và sự tươi mát của biển. Rong nho do tiếp xúc lâu với nước biển nên có vị mặn nhẹ, kết cấu giòn, nhiều nước và nhớt khi cắn. Màu nho biển có màu xanh tươi đến xanh lam và xanh ô liu.
Rong nho ăn chay được không?
Rong nho ăn chay được không? Câu trả lời là có. Hiện nay, rong nho được người dân khai thác và sử dụng như một loại rau xanh, có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại rau củ thông thường.
Rong nho có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho người ăn chay. Việc bổ sung rong nho vào chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể của bạn. Loại thực vật này có thể cung cấp canxi, protein, sắt và rất nhiều khoáng chất thiết yếu có lợi khác. Sử dụng rong nho đúng cách sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường máu huyết và tiêu hóa một cách tốt nhất.
Vai trò của rong nho đối với sức khỏe
Rong nho có chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng, việc bổ sung rong nho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Nho biển có hàm lượng protein, canxi và axit béo không bão hòa tốt cho sức khỏe. Do đó, việc bổ sung rong nho trong chế độ ăn sẽ có hiệu quả trong việc làm dịu chứng viêm và giảm các triệu chứng loãng xương.
Giúp tăng cường thị lực
Trong rong nho có chứa vitamin A và sắt là các chất có tác dụng tăng cường thị lực, hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ thần kinh thị giác. Bên cạnh đó, việc ăn rong nho còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như quáng gà hoặc khô mắt,…
Hỗ trợ tim mạch, ngăn ngừa tăng huyết áp
Rong nho chứa các axit béo không bão hòa bao gồm AA, LA, DHA, EPA, ALA giúp giảm cholesterol, chống oxy hóa, tăng cường tính lưu động của mạch máu. Từ đó, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như như đột quỵ, bệnh xơ vữa động mạch hoặc nhồi máu cơ tim.
Bên cạnh đó, rong nho còn giàu canxi, kali và vitamin C có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả và điều hòa huyết áp bình thường cho người cao huyết áp.
Giúp ngăn ngừa táo bón
Nho biển cung cấp lượng calo và đường thấp hơn đồng thời bổ sung các vi khuẩn có lợi để tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Chống ung thư
Fucoidan là một chất tự nhiên có trong nhiều loại rong biển được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Fucoidan còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm lượng cholesterol xấu có trong máu.
Phòng chống bướu cổ
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh bướu cổ hoặc tuyến giáp phì đại bất thường bằng cách bổ sung trong chế độ ăn 150g rong nho hàng ngày tương đương khoảng 2mg iốt. Với 40g rong nho mỗi ngày có thể cung cấp đủ Iốt quan trọng cho tuyến giáp.
Làm đẹp da
Rong nho có chứa nhiều vitamin khác nhau, collagen và chất chống oxy hóa. Đây là trợ thủ đắc lực trong công cuộc chống lão hoá da và làm đẹp da. Chất béo trong rong nho có thể làm màng tế bào tái tạo, tăng cường tính lưu động và làm giảm tính di động của thành mạch trong lỗ chân lông, giúp tăng cường độ đàn hồi và làm giảm tình trạng khô da.
Giúp ngăn ngừa béo phì
Nho biển chứa ít đường nhưng giàu protein thực vật, vitamin C, canxi, kẽm, sắt và axit béo không bão hòa được coi là giá trị dinh dưỡng và là thực phẩm tuyệt vời cho người thừa cân hay người ăn kiêng.
Giảm nguy cơ tiểu đường
Nho biển có chứa vitamin C giúp điều chỉnh lượng đường và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách giảm sự tích tụ sorbitol nội bào, ngăn chặn sự liên kết của glucose và protein.
Các món chay được chế biến từ rong nho
Đối với người ăn chay, rong nho là một sản phẩm từ thiên nhiên rất phù hợp do có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Thông thường, rong nho được ăn sống chấm với nước tương. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu rong nho thành nhiều món ăn ngon miệng như:
Rong nho ăn sống
Rong nho chấm với nước tương hoặc các loại nước chấm khác là cách ăn rong nho chay đơn giản nhất. Đối với rong nho tươi, cần rửa rong nho với nước rồi ngâm vào bát nước đá trong vòng 3-5 phút để giảm bớt vị tanh của rong nho.
Đối với rong nho sấy khô cần ngâm rong nho vào bát nước trong khoảng 3 đến 5 phút để rong nở ra. Rong nho sau khi đã trương nở hoàn toàn, nên vớt ra cho vào tô nước đá ngâm khoảng 3 phút trước khi ăn. Rong nho có thể ăn sống tương tự như là các loại rau xanh hoặc dùng chung với nước chấm như nước tương, mù tạt,… để làm tăng hương vị.
Tìm hiểu thêm: Bỏ túi thông tin về bệnh lý sa niệu đạo của nữ
Đậu hũ sốt dầu hào rong nho
Nguyên liệu làm đậu hũ sốt dầu hào rong nho:
- 20g rong nho;
- 2 miếng đậu hũ non;
- Nấm đông cô;
- Lá dứa;
- 1 trái ớt sừng;
- 2 thìa dầu hào;
- 1 thìa hạt nêm;
- 1/2 thìa dầu mè;
- 1/2 chén nước dùng từ rau củ;
- 12 thìa mè rang;
- 1/2 thìa hành tím băm.
Cách làm:
- Bước 1: Chế biến rong nho.
- Bước 2: Cắt bỏ gốc nấm đông cô, khía chữ thập trên đỉnh nấm, rửa nấm cho thật sạch, vớt ra để ráo nước.
- Bước 3: Cắt đậu hũ thành từng khối vuông nhỏ, cho vào hấp cùng với lá dứa.
- Bước 4: Nấu sốt bằng cách phi thơm hành trên chảo, cho thêm dầu hào, gừng và nước dùng từ rau củ đảo đều. Nêm nếm gia vị bao gồm tiêu, dầu mè và hạt nêm theo công thức ở trên hoặc tùy chỉnh theo sở thích bản thân.
- Bước 5: Xếp lá dứa trên đĩa, cho đậu hũ đã hấp và rong nho lên trên. Rưới nước sốt đã chuẩn bị trước đó, thêm tiêu, mè rang và ớt thái sợi lên cho thêm phần hấp dẫn.
Salad rong nho chay
Nguyên liệu làm salad rong nho chay bao gồm:
- 120g rong nho biển;
- 100g xà lách;
- 2 quả dưa leo;
- 3 quả cà chua;
- 100g đường;
- 2 miếng đậu hũ chiên;
- 1 miếng tàu hũ ky;
- 1/2 thìa dầu ăn;
- 1/2 thìa tiêu;
- 1/2 thìa muối;
- Giấm, đường.
>>>>>Xem thêm: Viêm da do Demodex có triệu chứng gì? Cách điều trị và phòng bệnh
Cách làm:
- Bước 1: Chế biến rong nho.
- Bước 2: Rửa sạch xà lách, cà chua, dưa leo để ráo. Sau đó, cắt lát đậu hũ, dưa chuột, cà chua, còn tàu hũ ky thì bóp cho vụn.
- Bước 3: Pha nước trộn salad bằng giấm, đường, muối, tiêu với dầu ăn tạo vị chua, ngọt. Cho tất cả rau củ, đậu hủ vào dĩa rồi trộn với hỗn hợp trên, sau đó cho rong nho và tàu hũ ky lên trên cùng.
Chè rong nho táo đỏ
Nguyên liệu:
- 8 trái táo đỏ;
- 30g rong nho;
- 20g nhãn nhục;
- 2 thìa đường phèn;
- 500ml nước lọc.
Cách làm:
- Bước 1: Chế biến rong nho.
- Bước 2: Táo đỏ và nhãn nhục ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại, để ráo nước.
- Bước 3: Đun sôi 500ml nước, cho đường vào nấu cho tan, kế tiếp cho nhãn nhục, táo đỏ vào nấu lửa nhỏ cho mềm đều, rồi tắt bếp.
- Bước 4: Cuối cùng, cho rong nho vào là có thể thưởng thức. Chè rong nho táo đỏ có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon.
Như vậy, đối với câu hỏi rong nho ăn chay được không thì câu trả lời là có. Rong nho là một thực phẩm tuyệt vời đối với những người đang xây dựng chế độ ăn chay, ăn kiêng.