Theo các chuyên gia, stress, căng thẳng, bất an, lo lắng… là một trong những nguyên nhân có thể làm gia tăng huyết áp tạm thời và gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Điều này khiến cho nhiều người băn khoăn liệu có phải rối loạn lo âu làm tăng huyết áp không? Tình trạng này liệu có nguy hiểm không và làm sao để cải thiện?
Bạn đang đọc: Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp có phải là tình trạng nguy hiểm hay không?
Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp bởi sự tăng lên của các hormone nội sinh như adrenaline hay cortisol. Nếu như không có biện pháp khắc phục sớm, tăng huyết áp có thể dẫn đến mãn tính và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Cùng theo dõi bài viết sau của KenShin để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé!
Contents
Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp không?
Rối loạn lo âu là một tình trạng sức khỏe tâm lý vô cùng phổ biến trong giai đoạn, cuộc sống hiện nay. Với những người mắc phải dạng rối loạn này, họ thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng và bất an quá mức.
Chính vì luôn tồn tại một nỗi lo lắng thái quá về những điều xảy ra trong cuộc sống của mình mà người bị rối loạn lo âu sẽ luôn có xu hướng muốn né tránh, lẩn trốn hay không dám đối diện với những tình huống đó. Về lâu dài, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể xác và tinh thần mà còn là một trở ngại lớn đối với cuộc sống sinh hoạt, công việc, học tập và cả các mối quan hệ xã hội.
Bên cạnh những biểu hiện về tâm thần, người bị rối loạn lo âu còn có thế gặp phải một số triệu chứng như mất ngủ, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau đầu, chân tay run rẩy…
Bởi vì khi rơi vào lo lắng và sợ hãi quá mức, nồng độ các hormone cortisol và adrenaline trong cơ thể thường sẽ tăng lên rất mạnh. Nếu như không kiểm soát kịp thời, nồng độ các hormone này có thể tăng cao dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Thực tế cho thấy đã có nhiều bệnh nhân có huyết áp tăng lên sau một thời gian bị stress và rối loạn lo âu kéo dài.
Khi giải đáp về thắc mắc “Liệu rối loạn lo âu làm tăng huyết áp hay không?” thì các chuyên gia cho rằng: Trên thực tế, tình trạng lo âu hay căng quá mức có mối quan hệ khá mật thiết với việc làm cơ thể tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, tình trạng này lại không gây ảnh hưởng đối với chứng cao huyết áp mãn tính.
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, khoảng thời gian cảm thấy lo lắng, bất an hay căng thẳng sẽ là giai đoạn mà cơ thể kích thích nội tiết tố, hormone nội sinh (adrenaline và cortisol) giải phóng. Ngoài ra, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng làm nhịp tim tăng nhanh, đường kính mạch máu suy giảm và gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Huyết áp bị tác động bởi rối loạn lo âu là một mối lo lớn. Bất kể là tổn tương xảy ra trong thời gian ngắn hay kéo dài thì rối loạn lo âu làm tăng huyết áp bất thường cũng có tác hại như bệnh cao huyết áp mạn tính. Ngoài ra, những tổn thương xảy ra trên mạch máu hay tim và thận trong cả hai trường hợp này đều cũng tương tự nhau.
Rối loạn lo âu làm tăng huyết áp có nguy hiểm hay không?
Rối loạn lo âu có thể làm tăng huyết áp do sự kích thích tăng cao của các hormone nội sinh như cortisol và adrenaline. Tuy nhiên, tình trạng tăng huyết áp thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn hạn và ít khi chuyển biến thành bệnh cao huyết áp. Ngoại trừ một số đối tượng đã có sẵn những yếu tố nguy cơ như lạm dụng rượu bia, chất kích thích, béo phì, xơ vữa động mạch hoặc các vấn đề về thận.
Đối với các trường hợp này, cần được điều trị kịp thời để giảm bớt căng thẳng, lo âu và đưa nồng độ đường huyết trở về mức cân bằng, ổn định. Trong trường hợp người bệnh không được điều trị sớm, rối loạn lo âu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim… Bên cạnh đó, rối loạn lo âu kéo dài còn gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất khác như mất ngủ, đau đầu, đau vai gáy, tiểu đường, đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích…
Làm thế nào để cải thiện tình trạng tăng huyết áp do rối loạn lo âu?
Tăng huyết áp là một trong những vấn đề mà người bị rối loạn lo âu thường xuyên phải đối mặt. Vậy phải làm thế nào để ngăn ngừa và cải thiện tốt tình trạng này?
Điều chỉnh lối sống
Để có thể kiểm soát tốt tình trạng lo âu và ngăn ngừa khả năng tăng huyết áp, người bệnh cần nhanh chóng thay đổi lối sống theo hướng tích cực, lành mạnh hơn. Đồng thời, nếu duy trì tốt lối sống khoa học này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Một số lời khuyên hữu ích trong điều chỉnh lối sống bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Dành thời gian tập thể dục, rèn luyện cơ thể: Đối với người bị rối loạn lo âu, thiền định 15 – 30 phút mỗi ngày là một phương pháp khá hiệu quả để có thể loại bỏ nhanh chóng các suy nghĩ tiêu cực, lo lắng và bất an của mình.
- Hạn chế làm việc với cường độ cao: Nên có kế hoạch cụ thể cho những công việc phải hoàn thành trong ngày với mức độ ưu tiên phù hợp. Tránh hiện tượng ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc và phải thức khuya để suy nghĩ, hoàn thành công việc.
- Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu: Đứng dậy đi xung quanh phòng hoặc cho bản thân nghỉ ngơi đôi chút hay nghe một bản nhạc mình yêu thích cũng là cách giúp tinh thần được thoải mái và nhẹ nhàng hơn.
- Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày lành mạnh và bổ sung đủ các nhóm chất. Đồng thời cần uống đủ nước mỗi ngày để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết thay vì sử dụng các chất kích thích có hại như rượu bia.
- Chủ động chia sẻ khi gặp khó khăn, căng thẳng: Một cách hiệu quả nhất để bản thân không ôm quá nhiều mệt mỏi trong học tập, công việc hay cuộc sống là hãy mở lòng để bày tỏ với những người xung quanh. Có thể nói ra được những suy nghĩ tiêu cực là cách giúp xua tan những lo âu, phiền muộn trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Viêm lợi khi niềng răng: Nguyên nhân và cách điều trị
Dùng thuốc
Ngoài thay đổi lối sống, người bị rối loạn lo âu có hiện tượng tăng huyết áp cũng có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, bao gồm:
- Thuốc chẹn beta: Là loại thuốc thường được sử dụng cho người mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch. Với việc sử dụng nhóm thuốc này trong điều trị rối loạn lo âu là để cải thiện tình trạng tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực… do cortisol và adrenaline.
- Thuốc chống trầm cảm: Đây là nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu. Dù được chia thành nhiều nhóm thuốc nhỏ hơn nhưng đều có chung cơ chế là điều chỉnh nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Từ đó, có thể cải thiện sự lo lắng quá mức hay những phiền muộn và căng thẳng khác.
- Thuốc giải lo âu: Ngoài thuốc chống trầm cảm thì người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc giải lo âu để cải thiện các triệu chứng liên quan. Trong đó, benzodiazepine là nhóm được sử dụng phổ biến nhất, cho tác dụng nhanh và hiệu quả rõ rệt tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây nghiện nên chỉ được dùng trong một thời gian ngắn.
- Các loại thuốc khác như: Thuốc chống loạn thần, các viên uống cung cấp vitamin và khoáng chất hoặc các loại thuốc bổ thần kinh.
Điều trị tâm lý
Ngoài hai phương pháp trên thì trị liệu tâm lý cũng là biện pháp thường được ưu tiên sử dụng cho những trường hợp bị rối loạn lo âu làm tăng huyết áp. Bằng liệu pháp này, bệnh nhân sẽ dần được giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, lo lắng của mình thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp với chuyên gia.
Các bác sĩ tâm lý sẽ giúp cho người bệnh hiểu rõ hơn về vấn đề mà họ đang gặp phải, để từ đó đưa ra những hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất. Mặc dù là một phương pháp hỗ trợ trong thời gian dài, tuy nhiên đây là liệu pháp an toàn và hiệu quả đối với những người bị rối loạn lo âu.
>>>>>Xem thêm: Hạt atiso có tác dụng gì? Cách dùng hạt atiso tốt nhất
Như vậy, trong bài viết này KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn lo âu làm tăng huyết áp. Hãy luôn chú ý chăm sóc cho bản thân về cả tinh thần lẫn thể xác và đừng quên cập nhật những thông tin sức khỏe hữu ích tại KenShin nhé!