Cây rau dớn không chỉ là một loại thực phẩm được sử dụng nấu ăn trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một vị dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Tác dụng chữa bệnh của rau dớn là gì? Sử dụng cây rau dớn như thế nào để an toàn, hiệu quả?
Bạn đang đọc: Rau dớn là cây gì? Cây dớn tác dụng với sức khỏe ra sao?
Rau dớn là cây ưa ẩm, mọc dại nên chủ yếu phân bố tại những vùng rừng núi hay bờ suối, bờ khe. Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… là những nơi thường tìm thấy sự xuất hiện nhiều của rau dớn. Về giá trị dược liệu, toàn bộ phận của cây rau dớn đều mang lại công dụng đối với sức khỏe.
Contents
Rau dớn là cây gì?
Cây rau dớn là loại thảo mộc mọc bò thuộc họ dương xỉ. Cây có chiều dài khoảng 0.5 – 1m, rễ và thân dớn ngắn. Lá cây rau dớn có hình nhọn như ngọn giáo, lá non có phiến kép lông chim 1 lần, khi lá trưởng thành có phiến kép lông chim 2 lần. Lá rau dớn mọc so le, lá chét dưới sẽ có cuống trong khi lá chét trên thì không.
Mặt sau lá dớn, ở phần gân phụ bạn sẽ thấy có một ổ túi bào tử hình tròn, nhỏ, màu vàng sáng xếp đều trên gân. Nhiều người thường lầm tưởng cây dương xỉ là cây dớn tuy nhiên trên thực tế hai loại cây này là hoàn toàn khác nhau.
Công dụng sức khỏe của cây rau dớn
Rau dớn là loại rau rất được yêu thích trong ẩm thực. Không chỉ ngon miệng, rau dớn còn là kho tàng lợi ích sức khỏe, bao gồm cả trong y học hiện đại lẫn y học cổ truyền.
Dưới đây là những tác dụng sức khỏe cụ thể của rau dớn:
Đối với y học cổ truyền
Trong lĩnh vực y học cổ truyền, rau dớn được đánh giá cao vì những công dụng sức khỏe đa dạng của nó:
Thuốc bổ sau sinh
Nước sắc từ lá rau dớn được xem là một loại thuốc bổ sau sinh, hỗ trợ chị em phụ nữ trong quá trình phục hồi sau khi sinh con.
Chữa ho
Lá, thân và rễ non của rau dớn khi pha thành thuốc sắc có tác dụng làm dịu cơn ho, đặc biệt là những cơn ho có kèm theo máu.
Chữa nhiều loại bệnh thông thường khác
Lá rau dớn còn có khả năng chữa nhiều loại bệnh phổ biến, bao gồm cải thiện triệu chứng đau đầu, sốt, nhiễm trùng da, vết thương, tiêu chảy và kiết lỵ.
Đối với y học hiện đại
Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã đi sâu vào thành phần của rau dớn, qua đó công nhận nhiều đặc tính tăng cường sức khỏe của loại rau này:
Kháng khuẩn
Chiết xuất ethanol từ rau dớn có đặc tính kháng khuẩn mạnh, nhắm vào các vi khuẩn như Salmonella arizonae, E. coli và Staph vàng,… mang lại hiệu quả cao trong việc chống nhiễm trùng.
Chống oxy hóa
Hàm lượng flavonoid của rau dớn phong phú, khoảng 19,974 mg QE/g rau sấy khô giúp loại thảo mộc này có khả năng chống oxy hóa đặc biệt, rất quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do có hại.
Chống nấm
Chiết xuất methanol từ lá và thân rau dớn có khả năng kháng nấm phổ rộng, chống lại các chủng nấm khác nhau một cách hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về cách dùng hoa đu đủ đực chữa bướu cổ
Giảm đau
Rau dớn chứa hoạt chất Sterol và Flavonoid có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm đau ngoại biên và viêm trung tâm. Các nghiên cứu khoa học cũng đã khẳng định hiệu quả giảm đau của loại rau này.
Đối với bệnh tiểu đường
Rau dớn hoạt động ức chế glucosidase mạnh mẽ, góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường. Độc tính tế bào của rau dớn đối với tế bào K562 mang lại nhiều hứa hẹn trong điều trị bệnh tiểu đường.
Bảo vệ sức khỏe gan
Đặc tính bảo vệ gan của rau dớn thể hiện ở khả năng ức chế nhiễm độc gan do các chất như CCl4 gây ra. Ngoài ra, chiết xuất methanol của rau dớn còn góp phần ức chế chống lại lipoxygenase và cyclooxygenase-2 giúp chống viêm hiệu quả.
Bài thuốc và món ăn từ cây rau dớn
Rau dớn lâu nay vẫn thường xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình, tuy nhiên lợi ích với sức khỏe của nó thì nhiều người còn chưa biết. Vậy sau khi bạn đã nắm được rau dớn là cây gì, công dụng đối với sức khỏe ra sao rồi, bạn có thể yên tâm bổ sung rau dớn bằng cách chế biến đa dạng các món ăn cũng như áp dụng các bài thuốc từ rau dớn để chữa một số triệu chứng thông thường như sau:
Các bài thuốc thường dùng
Làm lành vết thương và cầm máu
Bạn rửa thật sạch 50g rau dớn, sau đó giã nhỏ rau dớn rồi dùng đắp trực tiếp lên vết thương.
Chữa kiết lỵ, hen suyễn, sốt rét, đau bụng
Chuẩn bị 20g thân rễ rau dớn, cắt bỏ phần rễ con sau đó rửa thật sạch rồi thái nhỏ, nấu cùng 200ml nước cho đến khi nước sắc chỉ còn 50ml thì tắt bếp. Bạn dùng nước đã sắc chia thành 2 lần uống/ngày.
Chữa bỏng
Chuẩn bị 100g lá rau dớn non, 100g ruột bí đỏ, giã nát hỗn hợp này rồi đắp lên vết bỏng.
Chữa nhiễm trùng, ghẻ, mụn nhọt
Chuẩn bị một nắm lá rau dớn non, rửa sạch sau đó giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng tổn thương.
Món ăn từ rau dớn
Món luộc
Rau dớn luộc là cách chế biến đơn giản nhất được nhiều người ưa thích. Bạn có thể luộc rau dớn chấm mắm ăn cùng cơm là được.
Món trộn
Ngoài luộc, bạn có thể chế biến rau dớn thành món rau trộn.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch thịt ba chỉ, tôm sông, sau đó thái hạt lựu;
- Cho hành tím băm nhỏ, hạt nêm, nước mắm, tiêu vào hỗn hợp tôm thịt, trộn đều lên; Phi hành với chút dầu cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào chín;
- Luộc sơ rau dớn, để ráo. Sau khi tôm thịt vừa chín thì cho rau vào chảo, đảo đều;
- Có thể rắc lên bề mặt món trộn chút đậu phộng đã rang chín để giúp món trộn thêm hương vị.
Món xào
Nếu bạn thích ăn món rau xào thì rau dớn xào cũng rất ngon miệng nhé.
- Bạn rửa sạch rau dớn, sau đó bắc nồi nước sôi chần sơ qua rau dớn rồi vớt ra để thật ráo; chần qua nước sôi rồi vớt ra để ráo;
- Phi vàng tỏi tươi, cho rau dớn đã luộc sơ vào đảo đều;
- Nêm nếm món rau xào cho vừa ăn.
>>>>>Xem thêm: Nên tiêm vắc xin uốn ván khi bị vết thương trong bao lâu?
Món nộm
Không nhiều người biết cách chế biến món nộm từ rau dớn. Nếu chưa ăn, bạn có thể thử làm món này theo cách sau đây:
- Chọn ngọn rau dớn cong non, rửa sạch rồi đem phơi nắng cho rau tái lại;
- Xếp rau đã phơi vào chõ đồ xôi hấp lên trong khoảng 20 phút;
- Cho rau đã hấp vào tô to, bạn thêm ớt, tỏi, gừng, nước cốt chanh, rau thơm, hạt nêm, muối trắng vào tô trộn đều với rau dớn;
- Để yên hỗn hợp nộm này trong khoảng 5 phút cho các gia vị ngấm vào rau;
- Rải đậu phộng rang lên trên món nộm và thưởng thức.
Vài lưu ý khi dùng rau dớn
Mặc dù rau dớn tương đối lành tính song khi sử dụng loại rau mọc dại này, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Lá rau dớn non có thể chứa lượng nhỏ độc tố dương xỉ, do đó bạn luôn thận trọng để tránh nguy cơ bị ngộ độc. Tuy nhiên, chưa có ghi nhận trường hợp ngộ độc rau dớn nào cho đến nay.
Bạn cần rửa rau thật kỹ trước khi ăn, nên ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ những ký sinh trùng bám trên lá rau.
Tóm lại, rau dớn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến rau dớn thành nhiều món ăn khác nhau để phát huy tác dụng của loại rau dại này. Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của những bệnh lý thông thường, bạn cũng có thể dùng rau dớn để hỗ trợ điều trị phù hợp.