Rất nhiều người có chung thắc mắc về việc răng số 5 là răng nào và mất đi răng này có sao không. Vậy để tìm hiểu chi tiết về răng số 5, hãy cùng đọc ngay bài viết sau đây với KenShin nhé!
Bạn đang đọc: Răng số 5 là răng nào? Mất răng số 5 có sao không?
Răng số 5 còn được gọi là răng tiền hàm thứ 2. Răng này đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Đồng thời cũng đảm nhiều chức năng quan trọng đối với cấu trúc của toàn hàm.
Contents
Răng số 5 là răng nào?
Răng số 5 nằm ở vị trí thứ 5 tính từ răng cửa đếm vào, đây là răng hàm nhỏ thứ hai, nằm ở giữa phần răng hàm nhỏ thứ nhất với răng cối lớn nhất. Chiếc răng này thường có hình dáng như hình mũ nấm với kích thước vừa phải và thuôn dài. Bên trên răng có các rãnh nhỏ giúp nghiền thức ăn khi nhai.
Răng số 5 thường bắt đầu mọc lên ở độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Dù kích thước của răng này không quá lớn nhưng nó có nhiều chức năng quan trọng. Trong trường hợp răng ở số 5 bị thiếu thì có khả năng các răng khác sẽ dần dần di chuyển về phía trước để lấp đầy khoảng trống. Từ đó khiến cho hàm răng bị lệch đi.
Ở người trưởng thành, chúng ta thường có khoảng 4 chiếc răng 5. Bao gồm có 2 răng 5 ở hàm trên và 2 răng hàm dưới. Bởi kích thước vừa phải, không lớn quá nên răng này chỉ có một chân răng, rất hiếm khi có hai chân.
Răng 5 thường có từ 1 đến khoảng 2 ống tủy, tùy vào từng răng và từng người. Răng 5 có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất răng 5.
Mất răng số 5 có sao không?
Răng số 5 tuy nhỏ nhưng có nhiều vai trò quan trọng, do đó, việc mất đi răng này có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng như:
Khó nhai
Răng 5 đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Nó sẽ giúp làm nhỏ đồ ăn để giúp những chiếc răng cối nghiền nát thuận lợi hơn. Do đó, nếu mất răng này, chúng ta sẽ gặp khó khăn khi nhai thức ăn cứng hoặc dai, khả năng nhai thức ăn bình thường cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Tìm hiểu thêm: Bật mí cách giảm nguy cơ đau đầu sau chọc dò tủy sống
Hàm răng bị lệch dần
Khi mất răng 5, các răng khác có xu hướng sẽ di chuyển về phía trước để lấp đầy khoảng trống của răng này. Từ đó khiến hàm răng bị lệch dần. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm có thể dẫn đến các vấn đề về khớp cắn, đau đầu, đau cổ,…
Tăng nguy cơ sâu răng và viêm nha chu
Khi mất răng sẽ làm tăng việc bị dắt kẽ thức ăn trong miệng. Thức ăn thừa nếu không được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày thì sẽ đẩy mạnh nguy cơ thâm nhập gây bệnh của vi khuẩn. Bạn sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hôi miệng, viêm ổ chân răng,…
Không chỉ vậy, khi mất răng 5, các răng xung quanh phải chịu lực nhai nhiều hơn. Từ đó dễ khiến men răng bị mòn và mô nướu bị tổn thương.
Ảnh hưởng hệ thần kinh
Thông thường, khi bị đau nhức răng sẽ dễ dẫn tới đau nhức đầu. Bởi răng và hệ thần kinh có sự gắn kết với nhau, phía dưới xương hàm sẽ có hệ thống các dây thần kinh rất nhạy cảm. Chính vì vậy mà khi mất răng ở số 5, chúng ta sẽ thường cảm thấy đau nhức thái dương, đau đầu, tê đầu, đau vai gáy,…
Có thể gặp biến chứng về tiêu xương hàm
Khi mất răng ở số 5 sẽ có thể dẫn đến bị tiêu xương hàm. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên và trong khoảng 3 tháng sẽ bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt. Lâu dài, nếu không được điều trị phục hình sớm, tiêu xương hàm có thể xảy ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.
Việc tiêu xương hàm sẽ khiến cho thể tích và chiều cao của nó bị hạ xuống. Răng xung quanh vị trí đó dần dần nghiêng về hướng thấp hơn, từ đó ảnh hưởng làm lệch khớp cắn và có thể gây mất cấu trúc của hàm. Khiến việc nhai khó khăn, thậm chí ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mất các răng khác.
Những cách phục hình răng 5 bị mất
Hiện nay, có rất nhiều cách phục hình răng bị mất. Tùy vào nhu cầu và ngân sách cũng như tình trạng mất răng của từng người mà có thể chọn cho thích hợp. Một số phương pháp phục hình răng 5 bị mất mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Hàm tháo lắp: Đây là phương pháp phục hình răng khá đơn giản và có thể nói là tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Nó sẽ hỗ trợ cải thiện chức năng nhai tương đối tốt khi bị mất răng. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm tháo lắp có thể gây khiến người đeo cảm thấy khó chịu và còn gặp tình trạng hàm thường xuyên bị rớt ra ngoài. Đồng thời, về tính thẩm mỹ cũng không được tối ưu như các phương pháp khác.
- Cấy Implant: Tuy có mức chi phí khá cao nhưng đây lại là một phương pháp hiện đại và hiệu quả. Nó giúp phục hình răng như răng thật, từ đó khắc phục chức năng nhai tối ưu và có tính bền bỉ lâu dài. Đồng thời còn có thể ngăn tiêu xương hàm.
- Trồng cầu răng: Phương pháp này sử dụng một cầu có 3 mão răng sứ liền kề nhau. Nó sẽ được gắn vào răng số 5 bị mất và hai răng bên cạnh để làm trụ đỡ cho răng giả. Cầu răng sứ có độ thẩm mỹ cao và chắc chắn hơn hàm tháo lắp. Tuy nhiên, khi thực hiện, bạn sẽ phải mài nhỏ răng số 4 và răng số 6 nên có thể gây ảnh hưởng về lâu dài.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng chèn ép khoang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Trên đây là những thông tin về răng số 5 dành cho bạn tham khảo. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn và nắm được những hậu quả của việc mất răng 5 cũng như cách khắc phục tối ưu hiện nay. Đừng quên theo dõi KenShin để đọc thêm những bài viết hữu ích khác nhé!