Điều trị bại não bằng tế bào gốc đánh dấu một tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực y học hiện nay. Phương pháp hứa hẹn mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng và sự hòa nhập của bệnh nhân vào cộng đồng.
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc là gì? Ưu điểm và biến chứng có thể gặp
Theo số liệu thống kê khoảng 80% người bệnh thực hiện phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc được cải thiện đáng kể về các khía cạnh như chức năng vận động, ghi nhớ, tập trung và khả năng phối hợp trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này chứng tỏ rằng tế bào gốc mang lại những kết quả rất tích cực đối với bệnh nhân bại não.
Contents
Phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc là thế nào?
Việc áp dụng tế bào gốc để điều trị bệnh lý bại não thực hiện bằng cách chuyển tế bào gốc vào cơ thể của người bệnh. Mục tiêu là sử dụng tế bào gốc để hỗ trợ quá trình lành tổn thương trong một hoặc nhiều khu vực của não, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh mà bệnh lý bại não đã gây tổn thương.
Phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc có thể được thực hiện trên nhóm bệnh nhân bại não ở mức độ II đến mức độ V theo hệ thống phân loại GMFCS, đánh giá chức năng vận động thô. Điều này áp dụng đặc biệt đối với những người bệnh bại não không gặp phải các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể, thần kinh, gen, rối loạn đông máu và các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Quy trình thăm khám và sàng lọc trước khi điều trị
Trước khi bắt đầu quá trình điều trị bại não bằng tế bào gốc, việc thăm khám và đánh giá bệnh nhân đóng vai trò quan trọng để đảm bảo bác sĩ thực hiện hiểu rõ về tình trạng sức khỏe, nhu cầu điều trị của người bệnh. Các bước thăm khám bao gồm:
Tiền sử y tế
Trước khi thực hiện ghép tế bào gốc, bác sĩ sẽ hỏi thăm và nghiên cứu tiền sử y tế của mẹ trong thời kỳ mang thai, các sự kiện và tình trạng cụ thể kể từ lúc sinh ra đến lúc trẻ mới sinh, bao gồm cả tình trạng sức khỏe, cân nặng và bất kỳ sự cố nào không bình thường nào khác.
Kiểm tra lâm sàng
Bệnh nhân sẽ được kiểm tra thăm khám lâm sàng trước khi điều trị bại não bằng tế bào gốc bằng cách:
- Đo lường cân nặng và chiều cao của trẻ;
- Đánh giá tâm trạng tinh thần của trẻ;
- Kiểm tra cơ xương khớp, bao gồm trương lực cơ, phản xạ gân xương, cơ lực;
- Thăm khám thần kinh;
- Kiểm tra tim và phổi;
- Sử dụng thang phân loại GMFCS và thang đo GMFM để đánh giá chức năng, phân loại mức độ vận động thô;
- Sử dụng thang FMS để đánh giá chức năng vận động tinh;
- Sử dụng thang Ashworth cải tiến để đánh giá trương cơ lực;
- Đánh giá khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và nhận thức sử dụng Test Denver II.
Xét nghiệm lâm sàng chi tiết
Sau khi thăm khám lâm sàng xong thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm chi tiết hơn, bao gồm:
- Chụp MRI sọ não (có gây mê/không gây mê) để đánh giá tổn thương, chẳng hạn như nhuyễn não quanh não thất, teo nhu mô não và các tổn thương khác, nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây bại não.
- Sử dụng điện não đồ để đánh giá nguy cơ và tình trạng động kinh của người bệnh trước ghép.
- Sử dụng điện tâm đồ để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ trước khi ghép tế bào gốc.
- Chụp X-quang tim phổi để đánh giá tình trạng hô hấp của trẻ, đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê và ghép tế bào gốc.
- Xét nghiệm sinh hóa máu, đánh giá chức năng thận, gan, xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm nước tiểu và điện giải đồ.
- Xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm máu chi tiết và xác định nhóm máu.
- Xét nghiệm vi sinh để kiểm tra HIV, viêm gan B.
- Các phương pháp thăm dò khác như xét nghiệm nhiễm sắc thể và các xét nghiệm di truyền.
Quy trình thực hiện điều trị bại não bằng tế bào gốc
Phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc sử dụng tế bào gốc với hy vọng thay thế và sửa chữa các tổn thương trong não, làm giảm triệu chứng của bệnh bại não.
Tìm hiểu thêm: Điều trị bảo tồn trật khớp háng và những điều bạn cần biết
Loại nguồn tế bào gốc được sử dụng phổ biến bao gồm tế bào trung mô từ mô mỡ, tế bào từ tủy xương tự thân và tế bào trung mô từ dây rốn. Sau khi thu thập, phân tách và tăng sinh tùy thuộc vào loại tế bào, chúng được tiêm vào cơ thể qua đường tủy sống hoặc tĩnh mạch. Quy trình thực hiện như sau:
- Bệnh nhân đủ điều kiện thực hiện cấy ghép tế bào gốc để chữa trị bệnh bại não sẽ được nhập viện và sau đó thực hiện quá trình gây mê để thu tủy xương từ vị trí gai chậu trước trên cả hai bên, bên phải, bên trái.
- Tủy xương thu thập được sẽ được chuyển đến Trung tâm Công nghệ Cao để xử lý, chiết tách tế bào gốc và tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng của các loại tế bào gốc thu được.
- Quá trình tiếp theo bao gồm việc thực hiện gây mê và truyền tế bào gốc cho bệnh nhân qua đường tủy sống. Mỗi ca ghép tế bào gốc thường được thực hiện từ 2 đến 4 lần và mỗi lần ghép được tạo khoảng cách ít nhất 6 tháng.
- Đối với trường hợp điều trị bại não bằng tế bào gốc từ tủy xương có quá trình nuôi cấy tăng sinh, bệnh nhân chỉ cần lấy tủy xương một lần. Sau đó, tiến hành phân lập và ghép 95% số lượng tế bào gốc thu thập được, trong khi 5% tế bào gốc còn lại được nuôi cấy và lưu trữ để sử dụng cho các lần ghép sau này. Mỗi đợt ghép có thể cách nhau từ 3 đến 6 tháng.
- Sau quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại khu nội trú trong khoảng 2 – 3 ngày. Khi sức khỏe ổn định, bệnh nhân có thể xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà sau quá trình ghép tế bào gốc.
Ưu điểm khi điều trị bại não bằng tế bào gốc
Ưu điểm của phương pháp bại não bằng tế bào gốc hoàn toàn khác biệt so với các phương pháp điều trị cưỡng bức trước đó. Thay vì áp đặt, liệu pháp hỗ trợ cơ thể tự hồi phục bằng cách thay thế, sửa chữa, tái tạo các tế bào não bị tổn thương, khắc phục từng bước những thiếu sót gây ra bởi bệnh lý bại não.
Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh bại não phục hồi tốt mà còn giữ cho các chức năng vận động và giao tiếp ổn định, bền vững. Điều này mang lại lợi ích lớn cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đối với hiệu quả tối ưu, việc sử dụng tế bào gốc tự thân của bệnh nhân hoặc từ người thân có cùng huyết thống là lựa chọn hàng đầu khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh bại não.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm 5D giá bao nhiêu?
Những biến chứng tiềm ẩn khi điều trị bại não bằng tế bào gốc
Phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc tương đối an toàn tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn, bao gồm:
- Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não hoặc viêm não.
- Nhiễm trùng máu và các bệnh lý nhiễm trùng khác.
- Suy hô hấp.
- Rối loạn nhịp tim và huyết áp.
Các biến chứng sau quá trình ghép có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng bệnh nhân và mức độ chăm sóc sau quá trình ghép.
Như vậy KenShin vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về phương pháp điều trị bại não bằng tế bào gốc. Đây là một phương pháp đầy triển vọng, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Để đạt được hiệu quả tối đa người bệnh cần tìm hiểu, thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.