Hội chứng tăng áp lực nội sọ xảy ra khi có sự gia tăng áp lực trong não. Vậy phương pháp chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ ra sao? Bài viết sức khỏe hôm nay của KenShin sẽ bật mí cho bạn đọc câu trả lời chi tiết.
Bạn đang đọc: Phương pháp chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ và hướng điều trị
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng tăng áp lực nội sọ là hội chứng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trước khi tìm hiểu phương pháp chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ, hãy cùng KenShin điểm qua về hội chứng này bạn nhé.
Contents
Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?
Hội chứng tăng áp lực nội sọ được định nghĩa là sự gia tăng áp lực trong não. Điều này có thể xảy ra do lượng dịch xung quanh tổ chức não tăng lên, ví dụ như tăng dịch não tủy hay tăng lượng máu trong não do khối u não vỡ hoặc chấn thương.
Các mô não bị tổn thương do chấn thương hoặc bệnh lý nào đó có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ. Các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra rằng, chấn thương não có thể là nguyên nhân làm tăng áp lực nội sọ và ngược lại hội chứng tăng áp lực nội sọ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chấn thương não.
Tăng áp lực nội sọ là tình trạng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi mắc hội chứng này, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt, khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Cơ chế bệnh sinh của tăng áp lực nội sọ bao gồm 3 cơ chế chính đó là phù não, ứ trệ tuần hoàn và não úng thủy. Các cơ chế này có thể diễn ra đơn độc hoặc phối hợp với nhau. Cụ thể:
- Phù não: Đây là hậu quả của việc ứ nước trong nhu mô não và là cơ chế thường gặp nhất. Phù não bao gồm 2 loại chính đó là phù nội bào và phù ngoại bào.
- Não úng thủy: Tăng tiết dịch não tủy (gặp trong u màng não kề với đám rối mạch mạc, u đám rối mạch mạc), rối loạn hấp thu dịch não tủy trong viêm màng não dày dính thường đi kèm với tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy, tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy (gặp trong u não, tụ máu não và áp xe não…).
- Ứ trệ tuần hoàn: Nguồn gốc tĩnh mạch (viêm tắc tĩnh mạch ở sọ, máu tụ, tăng áp lực lồng ngực…) và nguồn gốc mao mạch thường do tổn thương tổ chức não sinh ra giãn mạch gây thoát dịch ra khỏi thành mạch.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ có những triệu chứng nào?
Dưới đây là một số triệu chứng của hội chứng tăng áp lực nội sọ, bạn đọc có thể tham khảo:
- Đau đầu: Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp ở hầu hết người bệnh mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ. Đau đầu có tính chất đau toàn bộ đầu, đau tăng về nửa đêm gần sáng, mức độ đau tăng dần, ở giai đoạn đầu vẫn đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, tuy nhiên sau đó không còn đáp ứng nữa. Sau khi nôn, người bệnh đỡ đau. Một số ít trường hợp đau đầu có tính chất âm ỉ, kéo dài.
- Buồn nôn và nôn: Đây cũng là một dấu hiệu thường gặp của tăng áp lực nội sọ. Người bệnh thường nôn vọt nhưng nguyên nhân nôn không liên quan đến bữa ăn. Người bệnh có thể đau đầu dữ dội và nôn, nôn xong, người bệnh giảm đau đầu.
- Rối loạn ý thức và tâm thần: Biểu hiện rối loạn ý thức ở mỗi người bệnh là khác nhau, từ thờ ơ đến lú lẫn, ngủ gà và sau đó là hôn mê. Một số trường hợp người bệnh có kích thích, vật vã và rối loạn hành vi.
- Phù đĩa thị: Căn cứ vào thời gian và mức độ tăng áp lực nội sọ mà mức độ từ cương tự quanh đĩa thị đến teo gai thị.
- Rối loạn thị giác: Người bệnh có triệu chứng nhìn đôi do liệt dây VI một bên hoặc cả 2 bên. Triệu chứng này có thể không liên quan đến nguyên nhân mà liên quan đến tăng áp lực nội sọ.
- Tăng chu vi vòng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hộp sọ của trẻ có hiện tượng giãn tĩnh mạch da đầu, hai mắt lồi và to, có thể có tiếng bình vỡ khi gõ.
- Co giật: Người bệnh có thể xuất hiện các cơn co giật cục bộ hoặc co giật toàn thể.
- Ngoài ra, người bệnh có thể có rối loạn tuần hoàn (nhịp tim chậm, tăng tiết mồ hôi, tăng huyết áp), rối loạn tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày, nấc), rối loạn chức năng hô hấp.
Chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ
Chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ giúp hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cũng như nguy cơ tử vong cho người bệnh. Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ càng từ đó xác định nguyên nhân gây ra hội chứng. Các chẩn đoán cụ thể được thực hiện với người bệnh có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ cụ thể như sau:
Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ xác định
Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán hội chứng tăng áp lực nội sọ thông qua các triệu chứng sau:
- Đau đầu với mức độ ngày một tăng;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Người bệnh có thể kèm theo rối loạn ý thức;
- Soi đáy mắt có phù gai thị;
- Chụp CT scanner sọ não hoặc cộng hưởng từ sọ não có thể xác định được nguyên nhân dẫn đến tăng áp lực nội sọ.
Chẩn đoán tăng áp lực nội sọ phân biệt
Cần phân biệt tăng áp lực nội sọ với các tình trạng bệnh lý sau:
- Hôn mê: Toan xeton, hôn mê gan, hôn mê tăng thẩm thấu, hạ đường máu…
- Nhìn mờ gặp trong trường hợp bệnh lý thực thể ở mắt.
- Đau đầu: Các nguyên nhân liên quan đến rối loạn vận mạch và thần kinh ngoại biên.
Chẩn đoán nguyên nhân tăng áp lực nội sọ
Tăng áp lực nội sọ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
- Chấn thương sọ não: Hình ảnh chảy máu não, tổn thương não do đụng dập hay vỡ xương sọ trên phim chụp CT scanner não.
- Chảy máu não: Khi chụp CT, kết quả cho ra hình ảnh chảy máu trong nhu mô não, chảy máu dưới nhện, não thất.
- U não: Khi chụp cộng hưởng từ hoặc CT não, các bác sĩ có thể đánh giá được hình ảnh vị trí, kích thước cũng như số lượng u não.
- Não úng thủy: Chụp MRI và CT scanner cho thấy hình ảnh não thất giãn to.
- Nhiễm khuẩn thần kinh: Xét nghiệm dịch não tủy cho thấy protein răng kèm theo bạch cầu cũng tăng gặp trong viêm màng não, áp xe não, viêm màng não mủ. Chụp MRI có thể thấy rõ hình ảnh viêm não và áp xe não.
Tìm hiểu thêm: Tại sao uống thuốc kích trứng mà trứng không phát triển?
Điều trị hội chứng tăng áp lực nội sọ như thế nào?
Dựa trên tốc độ phát triển áp lực sọ não mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Giảm áp lực bên trong sọ não là mục tiêu cấp bách nhất của điều trị tăng áp lực nội sọ.
Một số biện pháp giảm áp lực nội sọ hiệu quả có thể kể đến như:
- Dẫn lưu chất lỏng xung quanh não bộ và dịch não tủy thông qua ống thông hoặc tạo ra một lỗ nhỏ tại sọ não.
- Một số loại thuốc có thể giảm áp lực nội sọ thông qua việc lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể, ví dụ như thuốc chứa mannitol, nước muối ưu trương. Ngoài ra, nếu tình trạng tăng huyết áp khiến áp lực nội sọ tăng lên một cách trầm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc an thần, sử dụng kháng sinh trong áp xe giai đoạn cấp và viêm màng não mủ.
- Điều trị ngoại khoa xử trí tăng áp lực nội sọ trong trường hợp tăng áp do u não, tụ máu, tụ máu não sang chấn…
- Cho người bệnh nằm ngửa đồng thời nâng đầu lên khoảng 10 – 30 độ để tránh cho tĩnh mạch cản không bị đè ép đồng thời loại bỏ các yếu tố ngoại sọ như giảm áp lực tĩnh mạch tránh kích thích vật vã bằng cách an thần.
- Sử dụng kháng sinh trong áp xe giai đoạn cấp và viêm màng não mủ.
- Sử dụng corticoid để chống phù não.
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của sắt và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh hội chứng tăng áp lực nội sọ, chẩn đoán tăng áp lực nội sọ và hướng xử trí. Hy vọng những chia sẻ hôm nay có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích. Chúc bạn sẽ luôn có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với KenShin. Hãy chia sẻ bài viết đến những người xung quanh nếu thực sự thấy bài viết hữu ích bạn nhé.