Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện

Sự va đập mạnh ở phần đầu do bất cứ nguyên nhân gì đều có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Những trường hợp chấn thương sọ não nặng phải loại bỏ xương sọ ra ngoài, sau một thời gian khi người bệnh đã ổn định, các bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật vá khuyết sọ.

Bạn đang đọc: Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện

Phẫu thuật vá khuyết sọ là gì? Có mấy phương pháp phẫu thuật vá khuyết sọ? Bài viết hôm nay của KenShin sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật này.

Tổng quan về phẫu thuật vá khuyết sọ

Với các chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch máu não có tụ máu lớn trong não, tụ máu dưới màng cứng hay ngoài màng cứng gây triệu chứng choán chỗ và chèn ép nhiều thì chỉ định phẫu thuật mở sọ là bắt buộc để có thể ngăn ngừa tình trạng tăng áp lực nội sọ và cứu sống bệnh nhân.

Theo thống kê, tỷ lệ tai nạn giao thông và tai biến ở Việt nam là rất cao. Cùng với đó, số lượng người bệnh ra viện sau điều trị với một bên đầu bị biến dạng do khuyết một phần xương sọ cũng không nhỏ. Lúc này, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật vá khuyết sọ là điều cần thiết. Tuy nhiên, có thực hiện phương pháp phẫu thuật vá khuyết sọ ngay lập tức hay không còn phải căn cứ vào tình trạng của người bệnh.

Phẫu thuật vá khuyết sọ nhằm mục đích sửa chữa lại phần khuyết hổng xương sọ sau phẫu thuật mở sọ giải áp hoặc sau chấn thương sọ não. Phương pháp này không chỉ giúp bảo vệ não bộ mà còn tăng tính thẩm mỹ, giúp người bệnh cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp.

Nếu không tiến hành phẫu thuật vá khuyết sọ, một khuyết hổng sọ có thể gây ra rất nhiều bất lợi cho người bệnh, trong đó phải kể đến như:

  • Não dễ bị tổn thương do không được bảo vệ và che chắn.
  • Người bệnh có thể phải đối mặt với hội chứng giảm áp lực nội sọ. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, rối loạn cơ vòng, suy giảm ý thức.
  • Thiếu tính thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp xã hội.
  • Người bệnh có nguy cơ bị động kinh và chậm phát triển sức khỏe tâm thần kinh.

Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện

Phẫu thuật vá khuyết sọ nhằm mục đích sửa chữa lại phần khuyết hổng xương sọ

Các phương pháp phẫu thuật vá khuyết sọ

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật vá khuyết sọ bao gồm ghép sọ tự thân và ghép sọ nhân tạo. Vậy ghép sọ tự thân là gì và ghép sọ bằng vật liệu nhân tạo là gì?

Phẫu thuật ghép sọ tự thân

Phẫu thuật ghép sọ tự thân thường được chỉ định thực hiện sau các phẫu thuật mở sọ giải áp điều trị phù não gây ra bởi chấn thương. Mảnh sọ sau khi được cắt ra trong lần phẫu thuật đầu tiên sẽ được chuyển đến ngân hàng mô để bảo quản.

Quy trình bảo quản cụ thể như sau: Mảnh sọ sẽ được tiệt trùng bằng tia gamma và giữ cấp đông ở nhiệt độ âm 85 độ C. Ở nhiệt độ này, thời gian bảo quản mảnh xương sọ có thể lên tới 5 năm.

Tuy vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phẫu thuật vá khuyết sọ bằng cách đặt lại bản sọ tự thân tốt nhất nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 3 đến 9 tháng kể từ lần mở sọ đầu tiên. Điều này giúp giảm nguy cơ viêm rò, tiêu sập xương sọ do phản ứng tự đào thải của cơ thể.

Trên thực tế, mảnh xương sọ sẽ được đặt lại vị trí cũ cho người bệnh, vừa đủ với vị trí khuyết sọ. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tháo bỏ mảnh sọ ghép nếu có các dấu hiệu của viêm rò và tiêu sập mảnh ghép xương sọ sau phẫu thuật. Sau khi tháo bỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị viêm ổn định và sau 9 đến 12 tháng mới tính đến việc tiến hành phẫu thuật vá khuyết sọ bằng vật liệu nhân tạo.

Để hạn chế nguy cơ và rủi ro của phương pháp ghép sọ tự thân, trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ Ngoại thần kinh sẽ thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng, đồng thời đánh giá nguy cơ. Trong trường hợp mức độ rủi ro cao, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp vá khuyết sọ bằng vật liệu nhân tạo.

Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện

Mảnh ghép sọ tự thân phải được chuyển đến ngân hàng mô để bảo quản

Phẫu thuật vá khuyết sọ bằng vật liệu nhân tạo

Phẫu thuật vá khuyết sọ bằng vật liệu nhân tạo là phẫu thuật sửa chữa khuyết hổng sọ bằng các vật liệu như xi măng sinh học, titanium hay vật liệu carbon. Mỗi loại vật liệu nhân tạo sẽ có những ưu và nhược điểm, cụ thể:

  • Đối với vật liệu xi măng sinh học: Sau khi trộn xi măng sinh học và tạo hình thì khối xi măng sẽ đông cứng trong thời gian là 7 phút. Tuy nhiên, nhược điểm khi sử dụng loại vật liệu nhân tạo này là nếu tạo hình không khéo léo có thể khiến hộp sọ không được tròn trịa, cong vênh, khi đặt vào vị trí khuyết sẽ không phù hợp.
  • Đối với lưới sọ não titan: Với sự phát triển của khoa học công nghệ, hiện nay công nghệ in 3D uốn lưới sọ não bằng chất liệu titan được đánh giá là phương pháp tối ưu dành cho người bệnh ghép sọ bằng vật liệu nhân tạo.

Miếng sọ bằng vật liệu nhân tạo này có hình dáng, kích thước phù hợp với diện khuyết xương, nhờ đó đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ cao, giải quyết những nhược điểm có thể gặp phải ở những vật liệu nhân tạo khác, đồng thời rút ngắn thời gian phẫu thuật và giảm tối đa nguy cơ mất máu cũng như nhiễm trùng.

Phương pháp phẫu thuật ghép sọ nhân tạo thường được chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Lún sọ do chấn thương sọ não kín.
  • Vỡ vụn hoặc vỡ nát xương sọ do vết thương sọ não hở.
  • Viêm rò mảnh sọ tự thân sau phẫu thuật vá khuyết sọ ban đầu.
  • Viêm tiêu mảnh ghép xương sọ tự thân.

Tìm hiểu thêm: Vitamin A có tác dụng gì cho da mặt? Cùng tìm hiểu công dụng của vitamin A

Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện
Vá khuyết sọ bằng lưới sọ não làm bằng titan là phương pháp tối ưu cho người bệnh

Quy trình phẫu thuật vá khuyết sọ và một số lưu ý

Phẫu thuật ghép khuyết sọ là một kỹ thuật rất phức tạp, cần được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị hiện đại đảm bảo điều trị hiệu quả cho người bệnh lâu dài. Chính vì thế, người bệnh cần tìm hiểu, lựa chọn những cơ sở có đủ điều kiện và uy tín để thực hiện phẫu thuật này.

Dù là phẫu thuật vá khuyết sọ bằng phương pháp ghép sọ tự thân hay ghép sọ bằng vật liệu nhân tạo thì kỹ thuật ghép có thể khái quát bằng một số bước như sau:

  • Đầu tiên, các bác sĩ sẽ rạch da theo vết sẹo mổ cũ, tách cân cơ để bộ lộ diện khuyết sọ.
  • Đặt mảnh xương sọ tự thân hoặc vật liệu nhân tạo vào diện khuyết sọ, sau đó cố định bằng nẹp vis, ghim sọ hoặc buộc chỉ.
  • Khâu treo trung tâm màng cứng vào xương sọ, sau đó đặt dẫn lưu và đóng vết mổ.

Sau phẫu thuật vá khuyết sọ, người bệnh cần được theo dõi toàn diện. Cụ thể:

  • Dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
  • Tình trạng thần kinh của người bệnh, chú ý biến chứng động kinh để có hướng xử trí kịp thời.
  • Trong một số trường hợp chảy máu sau mổ, cần mổ lại để cầm máu đồng thời truyền máu.
  • Theo dõi và đánh giá tình trạng dẫn lưu sọ.
  • Nếu người bệnh có dấu hiệu viêm màng não, cần phải chọc dịch, cấy vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ.

Phẫu thuật vá khuyết sọ: Tổng quan, các phương pháp và quy trình thực hiện

>>>>>Xem thêm: Nước gạo rang và những công dụng thần kỳ ít ai biết đến

Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn của người bệnh sau phẫu thuật vá khuyết sọ

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh phẫu thuật vá khuyết sọ mà KenShin đã tổng hợp lại để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật này. Chúc bạn sẽ luôn có nhiều sức khoẻ để chiến thắng bệnh tật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *