Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung là tình trạng khá nặng nề với phụ nữ ngay sau khi sinh. Sa tử cung gây đau đớn, tiểu khó và nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Một trong số những cách điều trị sa tử cung là phẫu thuật. Vậy phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Bạn đang đọc: Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Tử cung của nữ giới nằm phía sau âm đạo. Vì một lý do nào đó, dây chằng bị giãn quá mức, mất khả năng đàn hồi và nâng đỡ tử cung, tử cung sẽ bị tụt xuống lòng âm đạo dẫn đến tình trạng sa tử cung. Sa tử cung được phân chia thành nhiều cấp độ. Ở cấp độ nghiêm trọng nhất, toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo và người bệnh cần điều trị bằng phẫu thuật. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người: Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung là gì?

Sa tử cung còn được gọi là sa dạ con, sa thành âm đạo, sa sinh dục. Đây là hiện tượng thành tử cung tụt vào trong ống âm đạo hoặc lộ ra ngoài âm đạo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung là do dây chằng và cơ sàn chậu căng giãn quá mức nên mất tính đàn hồi và không thể nâng đỡ tử cung. Ngoài ra, hẹp khung xương chậu cũng là một trong những bất thường khung xương gây ra sa thành tử cung.

Sa tử cung có nhiều cấp độ khác nhau, nhẹ là tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo. Nặng thì toàn bộ tử cung tụt xuống, thậm chí sa hẳn ra ngoài âm đạo. Sa tử cung có thể gặp ở mọi phụ nữ trưởng thành, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này như:

  • Phụ nữ sau sinh, nhất là phụ nữ sinh con qua đường âm đạo. Nếu thời gian chuyển dạ quá lâu hoặc thai nhi quá lớn, nguy cơ sa tử cung sẽ rất cao.
  • Phụ nữ thường xuyên mang vác nặng, vận động nặng và nhiều sau khi sinh con nếu không được nghỉ ngơi, kiêng cữ cũng rất dễ bị sa tử cung. Mang vác nặng, vận động nặng khiến đáy bụng co bóp nhiều khiến tử cung bị sa ra ngoài.
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi cũng dễ bị sa tử cung. Nguyên nhân là do dây chằng và cơ nâng đỡ tử cung bị giảm tính đàn hồi và suy yếu do lão hóa không còn đủ sức nâng đỡ tử cung.
  • Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung ở phụ nữ như: Phụ nữ mang đa thai, phụ nữ mang thai nhiều lần, phụ nữ sinh khó, có bất thường ở nhau thai, phụ nữ đã từng trải qua phẫu thuật tử cung khác.

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Sa tử cung gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt của nữ giới

Khi nào sa tử cung cần phẫu thuật?

Trước khi giải đáp thắc mắc phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem điều trị sa tử cung thế nào và khi nào sa tử cung cần phẫu thuật? Sa tử cung được phân thành 3 cấp độ gồm:

  • Sa tử cung độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, khi tử cung sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Sa tử cung độ 2: Ở cấp độ này, tử cung tụt đến cửa âm đạo. Mỗi lần mang vác nặng, hoạt động liên tục có thể nhìn thấy ở cửa âm đạo.
  • Sa tử cung độ 3: Ở cấp độ này, toàn bộ tử cung sa ra ngoài âm đạo và có thể dễ dàng quan sát thất tử cung to cỡ quả trứng gà và màu hồng.

Trong 3 cấp độ trên, sa tử cung độ 3 là cấp độ nặng nhất. Sa tử cung độ 1 và 2 có thể được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa. Nhưng với sa tử cung độ 3, phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả nhất. Nếu không được xử lý kịp thời, sa tử cung độ 3 có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý của người phụ nữ và đời sống vợ chồng.

Nếu sa tử cung không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm tử cung, không thể co hồi trở lên và buộc phải cắt bỏ. Phẫu thuật cắt tử cung chỉ được chỉ định ở những phụ nữ bị sa tử cung độ 3 và không có ý muốn tiếp tục sinh con. Một số bệnh nhân lớn tuổi, quá trẻ tuổi hoặc có bệnh lý nền không được khuyến khích chỉ định phẫu thuật.

Tìm hiểu thêm: Medrol là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Medrol

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Phẫu thuật tử cung trong trường hợp nào cần theo chỉ định của bác sĩ

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

Vậy phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không? Các bác sĩ sản khoa cho rằng, câu trả lời có hoặc không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn và nguy hiểm của cuộc phẫu này bao gồm độ tuổi, bệnh lý nền, tình trạng sức khỏe của người bệnh,…

Phẫu thuật sa tử cung cơ bản sẽ gồm các tiểu phẫu như: Tiểu phẫu ngăn chặn sa vòm âm đạo và tiểu phẫu kèm theo nếu người bệnh có triệu chứng sa trực tràng, sa bàng quang hoặc tiểu không kiểm soát. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là loại phẫu thuật không quá nguy hiểm và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ.

Tuy nhiên, để có thể đảm bảo an toàn, người bệnh cần tiến hành phẫu thuật ở cơ sở y tế uy tín. Càng lựa chọn được địa chỉ uy tín, rủi ro càng hạn chế. Có một thực tế không thể phủ nhận, phẫu thuật cắt tử cung tiềm ẩn một số tai biến như:

  • Chảy nhiều máu do các mạch máu buộc không hết hoặc do tụt chỉ.
  • Trong quá trình bóc tách, trực tràng hay bàng quang bị tổn thương.
  • Viêm loét cổ tử cung và viêm loét âm đạo chưa được điều trị khỏi sẽ bị nhiễm khuẩn.
  • Một số biến chứng liên quan đến thuốc mê, thuốc tê,… là điều khó kiểm soát. Tuy nhiên tỉ lệ phản vệ cũng tương đối thấp.

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Trẻ uống sữa NAN có tăng cân không?

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không tùy từng trường hợp

Các phương pháp phẫu thuật sa tử cung phổ biến hiện nay

Phẫu thuật sa tử cung chủ yếu được thực hiện qua đường âm đạo. Hiện nay. có 3 phương pháp phẫu thuật sa tử cung phổ biến nhất và mang đến hiệu quả cao nhất như:

Phẫu thuật bằng kỹ thuật Manchester: Kỹ thuật này phù hợp với phụ nữ trẻ, vẫn có nhu cầu sinh nở và bị sa tử cung độ 1 đến độ 2. Phương pháp cũng được áp dụng cho bệnh nhân lớn tuổi bị sa tử cung độ 3 nhưng thể trạng yếu. Quy trình thực hiện gồm các bước: Cắt tử cung – Khâu ngắn dây chằng Mackenrodt – Nâng bàng quang – Phục hồi tử cung.

Phẫu thuật bằng kỹ thuật Crossen: Kỹ thuật này được chỉ định cho người bệnh sa tử cung độ 3 và buồng tử cung không có dấu hiệu của hiện tượng viêm loét. Quy trình thực hiện gồm các bước: Cắt tử cung theo đường âm đạo – Buộc chéo các dây chằng Mackenrodt và dây chằng tròn – Treo mỏm cắt khâu và nhau để chống sa ruột.

Phẫu thuật bằng kỹ thuật Lefort: Chỉ định khi người bệnh không có nhu cầu quan hệ tình dục, âm đạo tử cung chưa bị viêm nhiễm. Đây là kỹ thuật khâu kín âm đạo, nâng bàng quang, chỉ để một rãnh nhỏ để chảy dịch ra ngoài.

Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không đến đây bạn đã có câu trả lời. Chọn phương pháp phẫu thuật nào sẽ do bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể. Việc người bệnh cần quan tâm là đi khám sớm khi có dấu hiệu sa tử cung và chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *