Khoảng 25% dân số trên thế giới mắc một hoặc nhiều bệnh dị ứng và tỷ lệ này ngày càng tăng. Vậy phản ứng dị ứng là gì? Có các bệnh dị ứng nào? Nguyên nhân và hậu quả của phản ứng dị ứng là mối quan tâm của nhiều người.
Bạn đang đọc: Phản ứng dị ứng là gì? Các bệnh dị ứng thường gặp
Hiện không rõ lý do tại sao một số người bị lại dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này thường mang tính chất gia đình và di truyền. Nếu bạn có thành viên trong gia đình bị dị ứng, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Contents
Phản ứng dị ứng là gì?
Hệ thống miễn dịch có trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus gây bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại các chất không gây nguy hiểm cho con người. Những chất này được gọi là chất gây dị ứng và khi cơ thể phản ứng với chúng sẽ gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
Bệnh nhân có thể hít, ăn và chạm vào chất gây dị ứng gây phản ứng. Do đó, bác sĩ có thể sử dụng chất gây dị ứng để chẩn đoán dị ứng hoặc thậm chí tiêm chúng vào cơ thể bạn như một phương pháp điều trị.
Tại sao bạn lại bị phản ứng dị ứng?
Thực tế, hiện vẫn không rõ tại sao một số người lại bị phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này thường mang tính chất gia đình và di truyền. Nếu bạn có thành viên trong gia đình bị dị ứng, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Mặc dù nguyên nhân gây dị ứng chưa được biết rõ nhưng một số chất thường gây ra phản ứng dị ứng. Những người bị dị ứng thường dị ứng với một hoặc nhiều tác nhân sau:
- Lông của thú cưng.
- Ong đốt hoặc do các vết cắn từ côn trùng.
- Dị ứng với một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại hạt hoặc động vật có vỏ,…
- Dị ứng với một số loại thuốc, chẳng hạn như penicillin hoặc aspirin,…
- Dị ứng với một số loại cây.
- Dị ứng với phấn hoa hoặc nấm mốc.
Các triệu chứng, dấu hiệu của phản ứng dị ứng là gì?
Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng lần đầu tiên, các triệu chứng có thể nhẹ. Nhưng với việc tiếp xúc nhiều lần, nó có thể trở nên tồi tệ hơn.
Các triệu chứng, dấu hiệu của phản ứng dị ứng nhẹ bao gồm:
- Phát ban.
- Ngứa.
- Nghẹt mũi.
- Cổ họng ngứa ngáy.
- Chảy nước mắt hoặc ngứa mắt.
Các dấu hiệu phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm:
- Co thắt bụng hoặc đau bụng.
- Đau hoặc tức ngực.
- Tiêu chảy.
- Khó nuốt.
- Chóng mặt.
- Sợ hãi hoặc lo lắng.
- Đỏ bừng mặt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tim đập nhanh.
- Sưng mặt, mắt hoặc lưỡi.
- Mệt mỏi.
- Thở khò khè.
- Khó thở.
- Ngất xỉu.
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đột ngột có thể xảy ra trong vòng vài giây sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Phản ứng này, được gọi là sốc phản vệ, có thể gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng bao gồm sưng đường hô hấp, khó thở và tụt huyết áp đột ngột.
Nếu bạn gặp loại phản ứng dị ứng này, hãy tìm trợ giúp y tế khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm sốt xuất huyết ở đâu TP.HCM uy tín?
Các bệnh dị ứng phổ biến thường gặp
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng được đặc trưng bởi nghẹt mũi, hắt hơi, xung huyết, ngứa và chảy nước mũi. Tương tự như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt phản ứng với chất gây dị ứng, khiến mắt đỏ, ngứa, sưng và chảy nước mắt.
Viêm xoang và viêm tai giữa
Viêm xoang và viêm tai giữa là những bệnh dị ứng thường gặp, thường do viêm mũi dị ứng gây ra. Viêm xoang là tình trạng viêm cấp tính hoặc mãn tính của xoang mũi, các khoang nằm quanh mắt và sau mũi. Viêm tai giữa là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em cần phải đi khám bác sĩ. Nếu điều trị không đầy đủ, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của con bạn.
Hen phế quản
Hen phế quản là một bệnh phổi mãn tính ảnh hưởng đến 300 triệu người trên toàn thế giới và có đặc điểm là ho, tức ngực, thở khò khè và khó thở. Viêm mũi dị ứng được coi là yếu tố nguy cơ tiến triển thành bệnh hen.
Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là do da tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Các triệu chứng về da bao gồm ngứa, mẩn đỏ, lột da hoặc bong tróc da. Viêm da dị ứng thường là dấu hiệu báo trước của các bệnh dị ứng khác.
Nổi mề đay
Nổi mề đay hoặc phát ban là phản ứng dị ứng khác của da, có đặc điểm là sưng, tấy đỏ và ngứa, có thể xuất hiện thành từng mảng lớn hoặc nhỏ. Nổi mề đay thường do dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc.
Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng khi ăn phải loại thực phẩm này. Các loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất là protein sữa, trứng, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, cá, tôm,… Dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Khi trẻ lớn hơn, tỷ lệ thức ăn dị ứng sẽ giảm dần.
>>>>>Xem thêm: Thai giáo tháng thứ 2 giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Chẩn đoán phản ứng dị ứng như thế nào?
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ khám và hỏi về tiền sử sức khỏe của bạn. Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn viết ra chi tiết về các triệu chứng của bạn và những yếu tố gây ra phản ứng.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Test lẩy da.
- Kiểm tra cơ thể bạn với các loại kháng nguyên.
- Xét nghiệm máu.
Test lẩy da bao gồm việc bôi một lượng nhỏ chất nghi ngờ gây dị ứng lên da và sau đó theo dõi phản ứng. Nó có thể được dán lên da hoặc bôi qua một vết chích nhỏ trên da hay tiêm ngay dưới da.
Các xét nghiệm da có giá trị nhất để chẩn đoán dị ứng là:
- Dị ứng thực phẩm.
- Dị ứng nấm mốc, phấn hoa và lông động vật.
- Dị ứng penicillin.
- Dị ứng nọc độc.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng.
Mục đích của xét nghiệm máu là tìm kháng thể chống lại chất gây dị ứng. Kháng thể là các protein được cơ thể sản xuất để chống lại các chất có hại. Xét nghiệm máu được thực hiện khi xét nghiệm da không có giá trị chẩn đoán hoặc không thể thực hiện được.
Phản ứng dị ứng là một tập hợp các hiện tượng phức tạp liên quan đến nhiều thành phần tế bào, hóa chất và mô khắp cơ thể. Mặc dù các bệnh dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều cách giúp giảm triệu chứng. Nếu bạn bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.