Lựu là loại quả có hàm lượng calo thấp, nhiều chất xơ và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó lựu có hương vị thơm ngon nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn lựu, một số người có thể sẽ bị dị ứng quả lựu. Vậy phải làm gì khi gặp phải tình trạng này?
Bạn đang đọc: Phải làm gì khi bị dị ứng quả lựu?
Dị ứng quả lựu không phải là trường hợp thường gặp khi ăn lựu nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Một số người có thể bị dị ứng khi ăn loại quả này mà không hề hay biết. Cùng KenShin khám phá nội dung bài viết này để biết cách đối phó khi bị dị ứng với lựu.
Contents
Vì sao chúng ta bị dị ứng quả lựu?
Lựu là loại quả có nguồn gốc từ châu Á và hiện nay đã phổ biến trên toàn thế giới. Quả lựu được yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ăn lựu thường xuyên sẽ giúp cải thiện các vấn đề về bệnh tim mạch, huyết áp cao, viêm khớp,… Đặc biệt trong quả lựu có nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, chống lại sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.
Chính vì những tác dụng và sự ngon miệng khi ăn loại hoa quả này mà quả lựu rất được ưa chuộng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu bởi loại quả này có thể gây ra dị ứng ở một số người. Vậy vì sao chúng ta lại bị dị ứng quả lựu?
Dị ứng quả lựu có thể là do nguyên nhân từ hạt lựu. Phần lớn chúng ta ăn lựu đều ăn cả hạt hoặc một phần hạt. Hiện nay dị ứng do hạt lựu còn chưa được nghiên cứu rộng rãi tuy nhiên qua những nghiên cứu sơ bộ thì các protein trong hạt lựu như punicin và axit punicic có thể góp phần gây ra phản ứng dị ứng. Các chất gây dị ứng tiềm năng có trong quả lựu bao gồm protein chuyển lipid Pun g1, pommaclein Pun g7 và chitinase III Pun g14.
Ngoài nguyên nhân từ hạt lựu thì có thể bạn bị dị ứng do hóa chất bảo quản dùng trong quả lựu đó. Hiện nay phần lớn các loại hoa quả đều sử dụng một hay nhiều loại hóa chất bảo quản. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng quả lựu.
Ngoài ra, ăn lựu sau khi uống một số loại thuốc cũng có thể gây ra tương tác khiến bạn bị dị ứng. Vì vậy, sau khi sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chịu sự thay đổi hay phân hủy do men gan thì bạn không nên ăn lựu hoặc uống nước ép lựu để tránh gây tương tác.
Phải làm gì khi bị dị ứng quả lựu?
Khi bị dị ứng quả lựu, các biểu hiện đầu tiên bạn có thể gặp đó là ngứa ngáy, sưng, chảy nước mũi, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, phát ban,… Khi gặp phải tình trạng này, đầu tiên bạn nên theo dõi xem các triệu chứng này có thuyên giảm hay không. Nếu không thuyên giảm mà có xu hướng ngày càng tồi tệ hơn thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và được hỗ trợ y tế.
Dị ứng quả lựu có thể sẽ không gây ra nhiều phản ứng mạnh nên đôi khi sẽ bị bỏ qua không chú ý đến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ xảy ra các triệu chứng nguy cấp nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, sau khi ăn lựu bạn có các biểu hiện dị ứng thì nên đến bệnh viện thăm khám.
Để chẩn đoán xem bạn có phải bị dị ứng do quả lựu hay không, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, các loại thuốc bạn đang sử dụng, các thực phẩm bạn đã ăn trước khi có tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số loại xét nghiệm như test lẩy da, xét nghiệm máu lgE giúp hỗ trợ xác nhận chẩn đoán và xác định phản ứng chéo với các chất gây dị ứng khác.
Để giảm bớt các triệu chứng dị ứng, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kháng Histamine như Benadryl hoặc Claritin. Đối với các kích ứng như mẩn ngứa, phát ban trên da, bạn nên hạn chế gây kích ứng vùng da đó, không gãi, không rửa xà phòng. Bạn có thể thoa kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ để duy trì độ ẩm cho da.
Các biện pháp giảm nguy cơ bị dị ứng quả lựu
Để giảm nguy cơ bị dị ứng quả lựu bạn nên chú ý một số trường hợp dưới đây:
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú: Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh tác dụng phụ của quả lựu đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nhưng chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng nguy cơ này sẽ không xảy ra. Vì vậy nếu bạn có sử dụng các sản phẩm từ lựu thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia.
Tìm hiểu thêm: Nước muối ưu trương Bouna Nebianax “giải quyết bài toán” về hô hấp ở trẻ nhỏ
Người bệnh huyết áp thấp: Quả lựu có lợi ích giúp giảm huyết áp ở người bị cao huyết áp. Tuy nhiên đối với người bị huyết áp thấp thì quả lựu lại là loại quả mà họ nên hạn chế sử dụng. Mặc dù nguy cơ hạ huyết áp khi ăn lựu rất nhỏ hoặc người dùng phải ăn số lượng lớn thì mới có thể xảy ra nhưng mọi người vẫn nên chú ý đề phòng nếu không may cơ thể xuất hiện phản ứng với lựu.
Những người thường bị dị ứng với thực vật: Có rất nhiều người có tình trạng dị ứng với các loại thực vật khi họ ăn chúng. Vì vậy, nếu bạn là một trong số đó thì khi ăn lựu bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện của cơ thể bởi người dị ứng với thực vật rất dễ bị dị ứng hạt lựu.
Người vừa thực hiện phẫu thuật: Lựu là loại hoa quả không được khuyến khích sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật. Do vậy, trước khi thực hiện phẫu thuật khoảng 2 tuần, bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn không nên ăn lựu để đảm bảo an toàn cho ca mổ.
>>>>>Xem thêm: Liều dùng và cách sử dụng thuốc Alpha Choay cho trẻ em
Dị ứng quả lựu đang là mối lo lắng của rất nhiều gia đình, đặc biệt gia đình có trẻ nhỏ lần đầu tiên sử dụng loại quả này. Mặc dù vậy, dị ứng lựu là một hiện tượng hiếm gặp, đương nhiên nếu bạn gặp phải thì nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Nếu bạn cần thêm hỗ trợ về thông tin này thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.