Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi xuất hiện tình trạng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em, nhiều bậc cha mẹ thường khá lo lắng không biết đây là dấu hiệu của căn bệnh gì. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, từ đó chủ động tìm kiếm giải pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc: Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là hiện tượng không quá hiếm gặp. Khi nhận thấy dấu hiệu này, cha mẹ cần chăm sóc, điều trị cho trẻ đúng cách để không làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, ngăn ngừa những tác động xấu đến các cơ quan khác trên cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn thông tin một cách đầy đủ và khoa học nhất liên quan đến tình trạng này.

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là tình trạng gì?

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là tình trạng mà trong dịch mũi có các chất nhầy, nước mũi chảy ra có mùi hôi rất khó chịu. Không khó để nhận thấy tình trạng này, cha mẹ chỉ cần áp sát vào mũi của bé sẽ thấy lỗ mũi có mùi hôi, kèm theo nước mũi chảy liên tục. Hơn nữa, hiện tượng này cũng gây cản trở khá lớn cho quá trình hô hấp và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là tình trạng không quá hiếm gặp

Ngoài ra, để dẫn đến tình trạng nước mũi có mùi hôi là một quá trình được thể hiện thông qua các dấu hiệu như sau:

  • Đầu tiên, bé bị sổ mũi nhiều lần trong ngày và chảy nước mũi, tuy nhiên không kèm mùi hôi.
  • Tiếp đó, cơ thể của trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, kèm theo trạng thái nhức đầu khi sụt sịt quá nhiều, đặc biệt đau nhức khoảng giữa 2 lông mày. Dần dần, trẻ sẽ bị nghẹt cả 2 bên mũi, gây ra tình trạng khó thở, không thể hô hấp một cách bình thường.
  • Cuối cùng, dịch mũi của trẻ sẽ chuyển màu từ trong suốt sang vàng hoặc xanh như mủ. Trẻ sẽ bị mất khứu giác, ăn uống không còn cảm thấy vị bởi lúc này dịch trong mũi sẽ ứ đọng, khiến hơi thở trong lỗ mũi có mùi hôi.

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Vậy nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các bác sĩ, đây có thể là cảnh báo của cơ thể về một số căn bệnh có thể gặp phải như sau:

Bệnh viêm xoang

Khi bị viêm xoang sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng khiến dịch tiết có mùi hôi, đổi màu nước mũi hoặc chảy nước mũi sau,… Viêm mũi xoang ở trẻ em thường do một loại vi khuẩn gây ra, tuy nhiên cũng có thể do virus hoặc nấm mốc gây ra.

Viêm tiền đình mũi

Một số trẻ có thể bị viêm tiền đình mũi do vi khuẩn phát triển quá mức ở lỗ mũi trước gây nhiễm trùng ở cửa mũi. Tình trạng này xảy ra do trẻ thường xuyên ngoáy hoặc xì mũi gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến nổi mụn ở gốc lông mũi và đôi khi đóng vảy quanh lỗ mũi.

Polyp mũi

Đây là những khối u nhỏ, mềm, hình giọt nước, lành tính, hình thành trên thành khoang mũi hoặc xoang. Polyp mũi có thể khiến dịch mũi có mùi hôi do chất lỏng tích tụ bên trong.

Sỏi mũi

Tình trạng này xảy ra khi các dị vật như cát, dịch tiết khô,… vô tình lọt vào trong mũi, sau đó vôi hóa, tồn tại qua thời gian dài và tăng dần kích thước. Sỏi mũi có thể bị nhiễm vi khuẩn nặng, dẫn đến tình trạng mũi có mùi hôi dai dẳng.

Trĩ mũi (hay còn gọi là viêm mũi teo)

Bệnh này khiến hơi thở từ mũi có mùi hôi do tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở niêm mạc mũi, gây ra sự tích tụ chất bẩn cũng như ứ đọng vảy trong hốc mũi.

Viêm mũi nhiễm trùng

Bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do sự tích tụ của những tác nhân này tại lỗ mũi khiến niêm mạc mũi bị phù nề, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, nước mũi có mùi hôi,…

Ung thư mũi xoang

Đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng không thể loại trừ bởi nó khá nguy hiểm. Bệnh này dẫn đến việc hình thành khối u ác tính bên trong niêm mạc mũi hoặc xoang mũi. Bên cạnh dấu hiệu nước mũi có mùi hôi, bệnh có thể xuất hiện các hiện tượng khác như chảy máu cam, nghẹt mũi một bên, ù tai, mặt tê bì,…

Tìm hiểu thêm: Mối liên quan giữa kích thước nang màng nhện và mức độ nguy hiểm

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh

Làm gì khi nước mũi có mùi hôi ở trẻ em?

Vậy các bậc cha mẹ cần làm gì khi nước mũi có mùi hôi ở trẻ em? Theo các bác sĩ, cha mẹ không nên quá lo lắng mà bình tĩnh thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh mũi sạch sẽ: Việc rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng nước muối sinh lý sẽ giúp khoang mũi sạch hơn, hạn chế tối đa tình trạng dịch mũi có mùi hôi. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối ưu trương Buona Nebianax 3% để loại bỏ hoàn toàn dịch nhầy ở mũi, ngăn ngừa viêm mũi và mùi hôi hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên nhắc nhở trẻ từ bỏ thói quen ngoáy mũi để không gây viêm nhiễm.
  • Pha nước muối sinh lý súc họng: Đây cũng là phương pháp được các bác sĩ khuyến khích nên thực hiện để loại bỏ mùi hôi ở nước mũi ở trẻ nhỏ. Tai mũi họng có sự liên quan mật thiết với nhau, do đó việc giữ cho họng sạch sẽ, không viêm nhiễm cũng góp phần ngăn ngừa hiệu quả những tác động xấu đến dịch mũi.
  • Xông mũi bằng tinh dầu: Việc xông mũi cho trẻ bằng tinh dầu có khả năng làm sạch sâu vào từng tế bào, niêm mạc mũi giúp việc hô hấp của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng tinh dầu sả, bạc hà, hoa cúc,… để xông, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý không quá lạm dụng việc xông mũi bằng tinh dầu bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây khô mũi ở trẻ em, dần dần làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám: Khi tình trạng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em kéo dài quá 1 tuần, kèm theo những dấu hiệu khác cảnh báo tổn thương ở mũi hoặc vùng lân cận, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Khi xác định được nguyên nhân gây hiện tượng này, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp hợp lý để điều trị.

Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Tham khảo những phương pháp chữa đau đầu do xoang tại nhà hiệu quả

Vệ sinh mũi đúng cách giúp trẻ ngăn ngừa, giảm thiểu mùi hôi ở dịch mũi

Với những thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng nước mũi có mùi hôi ở trẻ em cũng như hướng dẫn cách xử lý, chăm sóc trẻ khi gặp tình trạng này. Việc chẩn đoán, thăm khám sớm sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh của trẻ, đưa trẻ thăm khám kịp thời để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *