Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% trên tổng các ca đột quỵ. Con số này đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên nhiều người trẻ chưa thực sự quan tâm đến việc phòng bệnh đúng mức. Hãy cùng KenShin tìm hiểu về những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ tuổi để có cái nhìn tổng quát hơn về cách phòng ngừa.

Bạn đang đọc: Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng và tăng mạnh trong những năm gần đây. Lý giải điều này, các chuyên gia đã chỉ ra những thói quen xấu ở người trẻ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Trong bài viết này, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc về 7 thói quen gây đột quỵ ở người trẻ.

Tổng quan về tình trạng đột quỵ ở người trẻ tuổi

Đột quỵ ở người trẻ xảy ra do tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não trong nhóm đối tượng dưới 45 tuổi. Trước đây, các ca bệnh đột quỵ thường chỉ xảy ra ở nhóm tuổi trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay đột quỵ đang ngày càng trẻ hoá, có ca bệnh đột quỵ dưới 20 tuổi.

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, ở nước ta, tỷ lệ người trung niên và người trẻ bị đột quỵ chiếm tới ⅓ trên tổng số ca bệnh đột quỵ. Đồng thời, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ cũng đang tăng ở mức 2%/năm, trong đó số bệnh nhân là nam giới cao gấp 4 lần số với bệnh nhân là nữ giới.

Trên thế giới, theo thông tin từ Hội Đột quỵ thế giới vào năm 2022 cho biết, hàng năm có tới hơn 16% các ca bệnh bị đột quỵ mới nằm trong độ tuổi từ 15 – 49 (trên tổng số 12,2 triệu trường hợp bị đột quỵ mới). Theo đó, trong số 6,5 triệu trường hợp tử vong do bị đột quỵ mỗi năm thì có tới 6% là người trẻ tuổi.

Có thể thấy, mặc dù nguy cơ bị đột quỵ tăng cao khi chúng ta già đi, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc những người trẻ không có nguy cơ bị đột quỵ. Vì thế, bất kể là ai, dù trẻ hay già đều có nguy cơ bị đột quỵ tấn công bất cứ lúc nào.

Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

Bệnh đột quỵ đang có xu hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi

Những thói quen xấu ảnh hưởng tới đột quỵ thế nào?

Tình trạng đột quỵ thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và với bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ có thể khắc phục sớm thông qua các biện pháp phòng ngừa cũng như xây dựng một lối sống tích cực và lành mạnh.

Đột quỵ thường xảy ra khi lưu lượng máu và oxy không cung cấp đủ cho não do mạch máu vận chuyển bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Và những thói quen sinh hoạt xấu có thể gây ảnh hưởng một cách chậm rãi đến sức khỏe, đồng thời làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh đột quỵ.

Hiện nay, nhóm đối tượng tượng trẻ tuổi có xu hướng ít quan tâm đến vấn đề sức khỏe và chỉ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường mới đến các cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám.

Đây chính là nguyên nhân của nhiều căn bệnh, biến chứng nguy hiểm. Vậy những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?

Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?

Dưới đây là 7 thói quen gây đột quỵ ở người trẻ tuổi mà bạn đọc nên nắm được, cụ thể như sau:

Thói quen sử dụng đồ uống có gas

Sử dụng những loại đồ uống có gas lâu ngày chính là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ ở người trẻ. Trong những loại đồ uống có gas thường chứa nước, hương liệu, chất làm ngọt và cacbon dioxit. Đây là những chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và khoáng chất của cơ thể.

Bên cạnh đó, nước ngọt có gas còn chứa một hàm lượng cafein gây kích thích hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường… là những tác nhân gây đột quỵ. Mặc dù hàm lượng cafein không nhiều và có thể giúp nhiều người tỉnh táo, nhưng nếu tiêu thụ một lượng lớn nước ngọt có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dễ nhạy cảm.

Ngoài ra, nước ngọt có gas rất dễ gây nghiện. Nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khiến nguy cơ bị đột quỵ ở người trẻ cũng tăng theo.

Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

Thường xuyên uống nước có gas là một thói quen gây đột quỵ ở người trẻ

Stress kéo dài và thức khuya

Căng thẳng, stress và thức khuya kéo dài khiến cho hệ thần kinh trung ương bị suy yếu và tiết ra nhiều adrenaline gây ảnh hưởng đến não bộ cũng như hệ thần kinh.

Nhiều người trẻ hiện nay thường có thói quen dùng điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ, nhiều khi sử dụng đến đêm khuya mà không có mục đích rõ ràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ… Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc thiếu máu lên não gây đột quỵ.

Hút thuốc lá và nghiện rượu bia

Thói quen gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì? Câu trả lời là nghiện hút thuốc lá và bia rượu.

Trong thuốc lá có chứa nhiều chất gây ung thư và nguy hiểm nhất là nicotine, bởi chất này gây ảnh hưởng rất lớn đến não bộ, tim mạch, mạch máu, phổi…

Khí CO có trong khói thuốc lá có thể được hấp thụ vào máu, làm giảm khả năng vận chuyển khí O2 trong máu, khiến máu bị đặc và tăng nguy cơ hình thành huyết khối dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc phổi…

Tương tự, nghiện bia rượu cũng là một thói quen độc hại đối với sức khỏe. Uống rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não, ảnh hưởng đến các cơ quan như tim mạch, dạ dày, gan mật…

Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của thuốc Doxorubicin cần lưu ý

Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh
Uống bia rượu, hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi

Lười vận động, béo phì

Ăn uống thiếu khoa học và lười vận động là điều không hề hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Tình trạng này có thể khiến nhiều người bị thừa cân, béo phì và dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo phì hay lười vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp… cũng là những yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ.

Nhịp sống hiện đại khiến không ít người lười vận động, ít tập luyện thể thao và thường xuyên ngồi một chỗ để sử dụng máy tính, điện thoại,… Đây cũng là một yếu tố làm cho các chất dinh dưỡng trong cơ thể không được chuyển hoá và gây ra tình trạng béo phì.

Chế độ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ

Gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ hay mỡ máu quá cao… không còn là bệnh của những người trong độ tuổi trung niên mà rất nhiều người trẻ tuổi hiện nay cũng gặp phải. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não. Nguyên nhân này thường xảy ra ở nữ giới cao hơn so với nam giới.

Do vậy, điều mà các bạn trẻ hiện nay cần làm là từ bỏ thói quen ăn uống có hại cho sức khoẻ như ăn nhiều đồ ăn nhanh, ăn đồ chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… Điều này góp phần cải thiện tình trạng các bệnh lý về mạch máu, đồng thời giảm thiểu nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch.

Không có sự kiểm soát tăng huyết và đái tháo đường

Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường và tình trạng sức khoẻ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây ở người trẻ, thậm chí là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và đái tháo đường là do ăn uống thiếu lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến cho tỷ lệ ca bệnh gia tăng và trẻ hoá. Nếu kiểm soát tốt hai căn bệnh này sẽ giúp phòng ngừa sớm nguy cơ bị đột quỵ.

Những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ bạn nên tránh

>>>>>Xem thêm: Thai 17 tuần nặng bao nhiêu cân?

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ

Thiếu quan tâm đến sức khỏe của bản thân

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi là tình trạng dị dạng mạch máu não. Khi mạch máu bị bóc tách có thể dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc mạch máu gây ra bệnh đột quỵ não.

Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm các nguy cơ của bệnh có thể giúp người trẻ chủ động trong việc phòng ngừa nguy cơ bị đột quỵ

Trên đây là những thông tin hữu ích về những thói quen gây đột quỵ ở người trẻ mà bạn cần biết. Việc phòng tránh những nguy cơ của đột quỵ thông qua lối sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp mọi người chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân từ sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *