Nội soi tán sỏi niệu quản là phương pháp chữa trị hiệu quả, ít xâm lấn và tránh gây đau đớn cho người bệnh sau khi thực hiện. Phương pháp chữa sỏi niệu quản bằng nội soi có nhiều ưu điểm nổi trội, hữu ích cho cả người bệnh và bác sĩ.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về nội soi tán sỏi niệu quản
Nội soi tán sỏi niệu quản được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân nhất định với tính hiệu quả cao và nhiều ưu điểm. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này, KenShin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Contents
Thế nào là nội soi tán sỏi niệu quản?
Phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản được nhận định là giải pháp ít xâm lấn, ít can thiệp đến đường dẫn nước tiểu tự nhiên trên cơ thể nên được áp dụng phổ biến với nhiều trường hợp bệnh nhân sỏi niệu quản khác nhau. Nội soi tán sỏi niệu quản có tỷ lệ lấy chữa sạch hoàn toàn sỏi cao, thời gian cần phải nằm viện ngắn (chưa đến 24 giờ) và tốc độ phục hồi cũng rất nhanh chóng.
Chính nhờ những ưu điểm nổi trội nêu trên mà nội soi tán sỏi niệu quản ngày càng được sử dụng nhiều hơn, thay thế đa số các ca mổ hở để lấy sỏi truyền thống. Trước khi chỉ định nội soi tán sỏi niệu quản, bệnh nhân cần được thăm khám, thực hiện các chẩn đoán hình ảnh, phân tích, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang,… để chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện nội soi.
Trường hợp nào cần thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản?
Không phải tất cả bệnh nhân bị sỏi niệu quản đều có thể tiến hành chữa trị bằng phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản. Việc áp dụng phương pháp này còn dựa trên nhiều yếu tố như vị trí viên sỏi, kích thước, tính chất của sỏi, tình trạng của bệnh nhân,… Dưới đây là những trường hợp được chỉ định nội soi tán sỏi niệu quản:
- Bệnh nhân bị sỏi niệu quản có kích thước sỏi khoảng 0.6 – 2cm.
- Trường hợp bệnh nhân đã được áp dụng các biện pháp can thiệp, chữa trị nội khoa khác nhưng không có hiệu quả tốt, bệnh nhân có chuyển biến tích cực.
- Người bệnh được tán sỏi niệu quản bằng các cách khác nhưng chưa đạt hiệu quả như mong muốn hoặc sỏi vẫn còn tồn đọng.
- Sỏi niệu quản được điều trị nhưng không di chuyển xuống hoặc vị trí sỏi tại nơi khó di chuyển, đặc biệt là sỏi nằm trên polyp.
- Người bệnh sỏi niệu quản không gặp vấn đề sức khỏe như rối loạn đông máu, bệnh suy thận,…
- Người bệnh không chống chỉ định với biện pháp gây mê, gây tê tủy sống, không bị hẹp đường tiết niệu hoặc các bệnh lý viêm đường tiết niệu.
Ưu điểm khi nội soi tán sỏi niệu quản
Không phải tự nhiên mà nội soi tán sỏi niệu quản lại được áp dụng rộng rãi và dùng để thay thể mổ truyền thống. Nội soi tán sỏi niệu quản sở hữu nhiều ưu điểm so với phẫu thuật truyền thống. Đây được đánh giá như bước tiến mới của nền y học hiện đại.
Ưu điểm của nội soi tán sỏi niệu quản so với mổ mở
So sánh với phương pháp mổ mở truyền thống, nội soi tán sỏi niệu quản có những ưu điểm sau:
- Phương pháp nội soi ít gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, hạn chế biến chứng chảy máu, tốc độ phục hồi sau khi nội soi cũng cao hơn, dễ chăm sóc.
- Hiệu quả tán sạch sỏi trong niệu quản của phương pháp nội soi tốt hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ, ít hoặc không để lại sẹo sau phẫu thuật.
- Người bệnh thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản không cần nằm viện quá lâu, tiết kiệm nhiều chi phí và không tốn nhiều thời gian, công sức để chăm sóc.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp băn khoăn cho mẹ bầu: Siêu âm 2 lần 1 ngày có sao không?
Ưu điểm của nội soi tán sỏi niệu quản so với tán sỏi ngoài cơ thể
Đặt lên bàn cân giữa nội soi tán sỏi niệu quản và tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể, phương pháp mới này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Hiệu quả tán sỏi khá tốt, có khoảng 90% bệnh nhân thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản hết sỏi hoàn toàn.
- Người bệnh không cần thực hiện quá nhiều lần tán sỏi như ở phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
- Tiết kiệm nhiều thời gian do quy trình nội soi tán sỏi niệu quả thực hiện nhanh chóng, không cần mất từ 7 – 15 ngày để mảnh vụn của sỏi đào thải hết ra ngoài.
- Tiết kiệm chi phí cho người bệnh, thời gian nghỉ ngơi ngắn, tránh làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Nội soi tán sỏi niệu quản có biến chứng không?
Nhiều bệnh nhân khi được chỉ định thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản không khỏi thắc mắc liệu phương pháp này có gây biến chứng nào đối với cơ thể không? Câu trả lời là có. Rủi ro khi thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản tuy tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra.
Thủng niệu quản: Biến chứng này rất hiếm và gần như không có khả năng xảy ra, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý trước khi thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản. Thủng niệu quản xảy ra khi bác sĩ có kinh nghiệm chưa tốt hoặc kích thước viên sỏi quá lớn dẫn đến tổn thương niệu quản.
Sỏi dưới niêm mạc: Đây là tình trạng viên sỏi đi vào thành niệu quản trong quá trình nội soi khiến cho việc lấy sỏi ra trở nên khó khăn hơn rất nhiều, nguy cơ cao biến chứng thủng niệu quản, u nang, xơ hẹp,… nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Hẹp niệu quản: Đây cũng là biến chứng có thể xảy ra khi nội soi tán sỏi niệu quản. Nguyên nhân gây biến chứng hẹp niệu quản là do viên sỏi sau khi tán để lại mảnh vụn trong niệu quản hoặc do kinh nghiệm, kỹ thuật của bác sĩ chưa tốt.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng cung động mạch chủ là gì? Bao gồm những dạng bệnh lý nào?
Lộn niệu quản: Tuy tỷ lệ rất thấp nhưng không loại trừ nguy cơ bệnh nhân bị lộn niệu quản khi thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản. Khi viên sỏi nằm ở vị trí khoảng 1/3 niệu quản và bác sĩ phẫu thuật sử dụng rọ tán nhỏ viên sỏi để loại bỏ ra bên ngoài. Kích thước sỏi lớn làm tăng nguy cơ bị lộn niệu quản.
Đứt niệu quản: Trong một số trường hợp biến chứng nặng nhất, bệnh nhân có thể bị đứt niệu quản do quá trình thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản đến đoạn niệu quản bị hẹp, kèm theo đó là viên sỏi lớn khiến việc lấy sỏi ra gặp nhiều khó khăn hơn. Tỷ lệ bệnh nhân bị đứt niệu quản gần như bằng không và hiện nay, các bác sĩ luôn tán nhỏ sỏi trước khi lấy ra ngoài, giảm nguy cơ bị đứt niệu quản.
Nhìn chung, phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản là phương pháp hiện đại, có nhiều ưu điểm nổi trội. Để biết mình có thích hợp để nội soi tán sỏi niệu quản hay không, bạn nên đi khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ.