Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

Phần lớn cha mẹ khi nghe đến chọc dò tủy sống đều cảm thấy lo lắng, nhất là khi bé nhà mình vẫn chưa tròn một tuổi. Hiểu rõ về chọc dò tủy sống sơ sinh sẽ giúp cha mẹ bớt lo và căng thẳng cũng như phối hợp cùng bác sĩ để thực hiện tốt thủ thuật này cho con.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

Chọc dò tủy sống là thủ thuật lấy dịch não tủy để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý. Tìm hiểu về chọc dò tủy sống sơ sinh sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn khi thực hiện xét nghiệm này. Cùng KenShin tìm hiểu ngay sau đây.

Chọc dò tủy sống sơ sinh là gì?

Chọc dò tủy sống là một thủ thuật xét nghiệm để lấy dịch não tủy, đây là một chất lỏng trong suốt dùng để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách dùng một cây kim đặc biệt chích vào tủy sống ở lưng rồi rút ra một lượng nhỏ dịch não tủy.

Khi có chỉ định xét nghiệm cho trẻ, đặc biệt là chọc dò tủy sống sơ sinh sẽ khiến nhiều cha mẹ hoang mang và lo lắng vì nghe tên thủ thuật có cảm giác đau đớn và sợ rằng con mắc phải bệnh nguy hiểm thì bác sĩ mới yêu cầu thực hiện xét nghiệm này.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng với cha mẹ về quy trình thực hiện và gia đình có thể sẽ phải kí vào một số giấy tờ xác nhận. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phải cung cấp cho bác sĩ các thông tin về tiền sử bệnh lý của trẻ và các loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.

Trên thực tế, khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho trẻ và làm nhẹ nhàng để giúp trẻ không phải chịu đau. Toàn bộ quá trình lấy dịch não tủy sẽ diễn ra khoảng 30 phút kể cả thời gian chuẩn bị. Đối với trẻ sơ sinh, bé sẽ được đặt nằm nghiêng, cong người, đầu gối gập sát vào bụng để các đốt thắt lưng giãn rộng. Sau đó bác sĩ sẽ lấy một cây kim mỏng chích vào giữa hai đốt sống để lấy dịch. Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ rút kim và băng vết thương lại cho trẻ.

Quá trình chọc dò tủy sống yêu cầu phải giữ bất động để dịch não tủy không bị trộn lẫn với máu và phải thực hiện lại thủ thuật. Vì vậy, cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ, giữ yên trẻ trong thời gian lấy mẫu.

Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

Vì sao bác sĩ yêu cầu thực hiện chọc dò tủy sống sơ sinh?

Nghi ngờ nhiễm trùng do virus, vi khuẩn

Rất nhiều loại virus, vi khuẩn có thể ẩn náu trong dịch não tủy và gây ra những bệnh lý nguy hiểm cho hệ thần kinh. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm này để kiểm tra xem trẻ có bị nhiễm trùng máu hay một nhiễm trùng nào đó liên quan đến hệ thần kinh hay không.

Chẩn đoán bệnh về hệ thần kinh

Một số bệnh thần kinh chỉ có thể chẩn đoán bằng phương pháp chọc dò tủy sống như hội chứng Guillain-Barre và bệnh đa xơ cứng. Vì vậy nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc các bệnh này thì sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm chọc dò tủy sống.

Kiểm tra tình trạng xuất huyết dưới nhện

Xuất huyết dưới nhện thường xảy ra đột ngột, máu chảy vào khoang trống ở giữa não và lớp màng bao phủ não. Để kiểm tra nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chọc dò tủy sống.

Chẩn đoán ung thư

Chọc dò tủy sống có thể chẩn đoán dễ dàng các căn bệnh ung thư như ung thư hạch, ung thư bạch cầu mà không cần phải làm nhiều xét nghiệm khác nhau.

Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

Chọc dò tủy sống giúp chẩn đoán một số bệnh ung thư

Đưa ra phương pháp điều trị phù hợp

Dịch tủy não phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Vì vậy, có thể bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm này để có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thần kinh cũng như đưa ra được những lựa chọn điều trị phù hợp.

Chọc dò tủy sống sơ sinh có nguy hiểm không?

Chọc dò tủy sống sơ sinh là kỹ thuật an toàn và được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Hơn nữa đây là xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý. Chỉ khi thực sự cần thì bác sĩ mới chỉ định làm xét nghiệm này ở trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp thì thủ thuật này không gây ra ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trẻ có thể sẽ gặp một số vấn đề như sau:

  • Đau đầu khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn;
  • Khu vực lấy dịch tủy não có thể bị viêm nhẹ;
  • Đau lưng;
  • Đau tại vị trí chọc dò.

Mặc dù vậy, khi chọc dò tủy sống sơ sinh vẫn tồn tại một số rủi ro nguy hiểm như:

  • Giảm nhịp tim ở trẻ sơ sinh: Phải cung cấp thêm oxy cho trẻ;
  • Vỡ mạch máu;
  • Chảy máu nhiều với trẻ gặp vấn đề về đông máu;
  • Nhiễm trùng tại vị trí lấy tủy: Do cha mẹ không vệ sinh đúng cách, nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)?

Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh
Trẻ có thể bị nôn sau khi thực hiện xét nghiệm

Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, khi về nhà nếu trẻ có những biểu hiện sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời:

  • Trẻ quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân;
  • Trẻ bị co giật;
  • Nôn trớ;
  • Trẻ mệt mỏi và hay buồn ngủ;
  • Trẻ không chịu ăn uống.

Chăm sóc trẻ sau khi thực hiện xét nghiệm

Sau khi thực hiện xét nghiệm chọc dò tủy sống, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh:

  • Hãy cho trẻ uống nhiều nước: Đây là cách giúp bù lại dịch não tủy đã bị lấy đi của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây hoặc ăn các món lỏng như súp để nhanh hồi phục sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi: Sau khi làm xét nghiệm, cha mẹ hãy để trẻ nghỉ ngơi, không cho trẻ đi chơi hoặc làm các hoạt động quá sức.
  • Hạn chế hoạt động mạnh: Điều này sẽ giúp hạn chế chảy máu ở vị trí chích kim.
  • Vệ sinh vùng tiêm: Thay băng và vệ sinh vùng tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Những điều cần biết về chọc dò tủy sống sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của sắt và cách phòng ngừa thiếu sắt cho trẻ mà cha mẹ cần biết

Hãy cho trẻ uống nhiều nước sau khi chọc dò tủy sống

Khi con phải chọc dò tủy sống sơ sinh, nhiều cha mẹ sẽ có tâm trạng băn khoăn và lo lắng. Tuy nhiên, đây là một xét nghiệm an toàn và cần thiết trong chẩn đoán bệnh. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *