Thiếu máu là tình trạng dễ gặp phải ở trẻ em. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chỉ số thiếu máu ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về chỉ số thiếu máu ở trẻ em
Máu là cội nguồn của sự sống, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi tất cả tế bào trong cơ thể. Thiếu máu có thể gặp phải ở bất cứ ai, kể cả trẻ em. Vậy chỉ số thiếu máu ở trẻ em như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị thiếu máu ở trẻ ra sao?
Contents
Các chỉ số thiếu máu ở trẻ em
Tình trạng thiếu máu ở trẻ em được đánh giá dựa trên nhiều chỉ số khác nhau bao gồm:
Chỉ số hồng cầu RBC
Số lượng hồng cầu trong máu khác nhau ở từng độ tuổi. Với trẻ khoẻ mạnh bình thường, chỉ số hồng cầu là:
- Trẻ sơ sinh được sinh đủ tháng và sức khỏe hoàn toàn bình thường có lượng hồng cầu trong máu từ 4.5 – 6×1012/l. Sau khi trẻ ra đời, hồng cầu giảm mạnh, vỡ hồng cầu gây hiện tượng vàng da sinh lý. Nhưng sau đó, lượng hồng cầu dần phục hồi về mức bình thường với chỉ số khoảng 4 x1012/ L.
- Trẻ trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi, chỉ số hồng cầu là 3.5 x 1012/l.
- Khi trẻ 2 tuổi, chỉ số hồng cầu ổn định ở mức 4 x 1012 /l.
Có thể thấy, ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, chỉ số mức hồng cầu trung bình lại khác nhau. Nếu lượng hồng cầu trong máu của trẻ thấp hơn mức trung bình trên đây, trẻ được đánh giá là thiếu máu.
Chỉ số HCT – Hematocrit
Chỉ số HCT – Hematocrit là chỉ số dung tích hồng cầu, cho biết tỉ lệ của thể tích hồng cầu với thể tích máu đo dưới dạng đơn vị %. Ở trẻ khỏe mạnh bình thường, chỉ số HCT trong khoảng từ 35 – 39%. Trẻ em bị thiếu máu chỉ số này sẽ giảm mạnh.
Chỉ số HGB – Hemoglobin
Đây là chỉ số huyết sắc tố, phản ánh lượng huyết sắc tố có trong máu. Ở trẻ em, chỉ số HgB bình thường trung bình khoảng 11g/Dl. Chỉ số HgB > 10g/dl và dưới 11g/Dl cảnh báo tình trạng thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. Chỉ số HgB từ 8 – 10g/dl được đánh giá thiếu máu vừa, cần được theo dõi để truyền máu khi cần. Chỉ số HgB từ 6 – 8 g/dl được đánh giá là thiếu máu nặng và cần truyền máu. Chỉ số HgB
Biểu hiện thiếu máu ở trẻ em
Tình trạng thiếu máu ở trẻ em sẽ được xác định thông qua các chỉ số khi làm xét nghiệm công thức máu. Tuy nhiên, cha mẹ có thể theo dõi các biểu hiện dưới đây để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu ở trẻ:
- Trẻ thiếu máu thường có nước da xanh xao. Nguyên nhân là do khi trẻ thiếu máu, lượng máu trong cơ thể giảm dẫn đến lượng máu trong các mạch máu, mao mạch dưới da cũng giảm. Vì thế, da trẻ không có màu sắc hồng hào như những trẻ khoẻ mạnh bình thường khác.
- Trẻ thiếu máu cũng yếu ớt, dễ ốm vặt. Khi thiếu máu, sức đề kháng của trẻ giảm nên trẻ dễ bị các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì thể trẻ thường xuyên ốm vặt.
- Khi cơ thể yếu ớt, hay mệt mỏi, trẻ cũng có xu hướng lười vận động. Thiếu máu ảnh hưởng đến chuyển hóa năng lượng nên trẻ thường xuyên mệt mỏi, ngại tham gia các hoạt động thể chất.
- Khi bị thiếu máu, trẻ bị thiếu hồng cầu để vận chuyển oxy. Vì vậy, để cung cấp đủ oxy cho cơ thể, tim cần đập nhanh hơn bình thường. Ở hầu hết trẻ thiếu máu đều có nhịp tim nhanh hơn các trẻ khác. Ngoài ra, trẻ sẽ thường xuyên có cảm giác khó thở.
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em
Điều gì là nguyên nhân của các chỉ số thiếu máu ở trẻ em? Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ:
Thiếu máu bẩm sinh
Một số bệnh di truyền về máu như Thalassemia hay hồng cầu hình liềm,… khiến trẻ sinh ra đã bị thiếu máu bẩm sinh. Khi mắc các bệnh này, các tế bào hồng cầu trong máu của trẻ có cấu trúc bất thường nên dễ vỡ. Hồng cầu không đảm bảo chức năng vận chuyển oxy nên gây ra hàng loạt triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Thiếu máu do thiếu sắt
Sắt là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên huyết sắc tố (Hemoglobin) của hồng cầu. Khi thiếu sắt, cơ thể không đủ “nguyên liệu” để sản xuất hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra ở trẻ có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
Thiếu máu do thiếu kẽm
Dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ thể nhưng kẽm lại có vai trò rất quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu sắt luôn đi kèm với tình trạng giảm nồng độ kẽm trong huyết thanh. Vì vậy, thiếu máu do thiếu sắt cũng có nguyên nhân bắt nguồn từ thiếu kẽm. Ngoài việc có vai trò quan trọng với quá trình tạo máu, kẽm còn quan trọng với hệ miễn dịch và quá trình phát triển thể chất của trẻ. Kẽm cần thiết trong việc hấp thu các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, magie, mangan,…
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Chỉ số thiếu máu ở trẻ em cũng phản ánh tình trạng cơ thể đang thiếu vitamin B12. Đây là loại vitamin cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu vitamin B12 khiến cơ thể thiếu hồng cầu dẫn đến thiếu máu. Thiếu loại vitamin này còn ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tập trung vì gây tổn thương đến các dây thần kinh.
Thiếu máu do mất máu
Trẻ có thể bị thiếu máu do mất máu khi bị tai nạn, xuất huyết dạ dày, sốt xuất huyết, chảy máu chân răng,… Những chấn thương nặng hoặc tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ở dạ dày, xuất huyết nặng do bệnh sốt xuất huyết khiến lượng máu trong cơ thể trẻ bị hao hụt đáng kể.
Điều trị thiếu máu ở trẻ em thế nào?
Điều trị tình trạng thiếu máu ở trẻ em cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể. Một số cách mẹ có thể áp dụng tại nhà hoặc được bác sĩ chỉ định như:
Bổ sung sắt nếu thiếu máu thiếu sắt
Nếu sau xét nghiệm xác định được nguyên nhân gây chỉ số thiếu máu ở trẻ em là do thiếu sắt, các bác sĩ sẽ tư vấn bổ sung sắt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ có thể tăng cường cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu sắt như: Thịt đỏ, gan động vật, trứng, các loại đậu, các loại rau lá xanh đậm.
Một số trẻ cần bổ sung viên sắt hoặc thuốc chứa sắt để giúp cơ thể tạo máu nhanh hơn, sớm bù đắp được lượng máu bị thiếu hụt. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại viên sắt hay thực phẩm chức năng bổ sung sắt nào, mẹ cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bổ sung sắt, mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ ăn các món ăn giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật sa tử cung có nguy hiểm không?
Bổ sung vitamin B12 nếu nguyên nhân do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 có nhiều trong các loại thịt, hải sản, sữa, một số loại ngũ cốc. Trẻ cũng sẽ được chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm vitamin B12 nếu bác sĩ thấy cần thiết. Liều lượng bổ sung vitamin B12 cần phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ, cụ thể là:
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi có thể bổ sung 0,9 mcg (microgam)/ngày.
- Trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 có thể bổ sung 1,2 mcg (microgam)/ngày.
- Trẻ trong độ tuổi từ 9 – 13 có thể bổ sung 1,8 mcg (microgam)/ngày.
Bổ sung Axit folic để điều trị thiếu máu
Việc điều chỉnh chỉ số thiếu máu ở trẻ em về mức cân bằng cũng có thể thông qua việc bổ sung Axit folic hay vitamin B9. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau lá xanh, chuối, dưa, đậu bắp, măng tây, nấm, nội tạng động vật, cam, cà chua…Ngoài ra, Axit folic cũng được bào chế ở dạng viên nén hoặc dung dịch uống. Khi sử dụng, mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ghép tủy hoặc truyền máu
Một số trẻ bị thiếu máu do suy tủy, do bị tan máu. Lúc này, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là truyền máu hoặc ghép tủy để duy trì sức khỏe cho trẻ. Một số trẻ bị thiếu máu nghiêm trọng cần truyền máu qua đường tĩnh mạch định kỳ. Việc này giúp tăng cường vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể, ngăn chặn viêm nhiễm và suy giảm hồng cầu.
Các trẻ bị thiếu máu bẩm sinh có thể được chỉ định dùng corticoid 1mg/ngày, duy trì trong 4 tuần. Trường hợp nặng có thể phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Cách cai sữa cho bé 18 tháng đơn giản mà hiệu quả
Chỉ số thiếu máu ở trẻ em có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách điều trị cũng cần căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể. Nhiều cha mẹ thấy con thiếu máu ngay lập tức bổ sung sắt cho con. Tuy nhiên, nếu bổ sung nhiều sắt cho trẻ thiếu máu bẩm sinh hoặc do các nguyên nhân bệnh lý có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu, mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để có được sự tư vấn của bác sĩ.