Bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh sẽ rất nghiêm trọng nếu bệnh chuyển biến xấu nhanh. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Do đó, bạn cần nên biết rõ những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh nhằm giúp phát hiện kịp thời để điều trị bệnh. Sau đây hãy cùng KenShin tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là bệnh khá hiếm gặp nhưng lại gây nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vì thế nên, bạn cần nên biết rõ về những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm nhất có thể.
Contents
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh còn được gọi là Hib (meningitis in babies), là một bệnh nhiễm trùng lớp màng bao quanh não và tủy sống. Bệnh thường xuất phát từ sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào khoang dịch não tủy, gây hại cho hệ thần kinh và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tương lai của trẻ.
Theo nghiên cứu dịch tễ học, ở Việt Nam, tháng 5 – 10 là thời kỳ bệnh viêm màng não phát triển mạnh nhất, với nguy cơ lây nhiễm cao. Mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 600 trường hợp mắc viêm màng não, trong đó có tỷ lệ 14% trường hợp do vi khuẩn Hib. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm với khả năng lây truyền cao, ngay cả khi được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 8 – 15%.
Những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh rất thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Để nhận biết kịp thời và xử lý khi cần thiết, cha mẹ và gia đình cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây ở trẻ:
- Sốt co giật: Trẻ có thể sốt ban đầu, sau đó sốt cao. Sốt cao kèm theo co giật là một biểu hiện đặc trưng và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời.
- Bỏ bú và chán ăn: Trẻ sơ sinh thường bỏ bú hoặc bú kém. Nhiều trẻ cũng có thể chán ăn và nôn mửa. Đây là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng sốt, gây nên bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh.
- Rối loạn ý thức: Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức. Trẻ có thể thấy mệt mỏi, không thích vận động, không muốn được bế và có thể trở nên cáu gắt và quấy khóc. Đây cũng là dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh điển hình.
- Thóp phồng: Phần thóp sau gáy của trẻ có thể phập phồng hoặc căng phồng. Đây là dấu hiệu khá dễ nhận biết.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng sau cắt túi mật là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị?
Ngoài các dấu hiệu này, còn có các biểu hiện khác như cổ cứng, xuất huyết. Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh thường không xuất hiện đồng thời và không xuất hiện ở tất cả trẻ. Do đó, khi cha mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu, cần nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm màng não, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Dưới đây là một số xét nghiệm thường được thực hiện:
- Xét nghiệm máu: Lấy mẫu máu của trẻ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường trong huyết thanh.
- Thăm dò cơ quan bị tổn thương: Điều này có thể thực hiện bằng cách chụp X-quang hoặc làm sinh thiết ở vùng cơ quan bị tổn thương để xác định mức độ tổn thương.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Mẫu dịch não tủy được thu thập từ tủy sống của trẻ để xác định tác nhân gây bệnh, đồng thời kiểm tra độ nhạy cảm của vi khuẩn với các loại kháng sinh khác nhau.
- Phương pháp hình ảnh: Các phương pháp hình ảnh như MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể được sử dụng để xem xét vùng mô tại vùng đầu và cổ của trẻ.
Những cách phòng chống bệnh viêm màng não ở trẻ em
Nhằm giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa bệnh viêm màng não hiệu quả, bạn cần nên tuân thủ một số hướng dẫn sau đây:
- Dinh dưỡng: Bú mẹ là cách tốt nhất để tạo hệ miễn dịch tốt đối với trẻ sơ sinh. Các mẹ cần nên cho trẻ bú ngay sau sinh và tiếp tục cho trẻ bú ít nhất 6 tháng đầu. Sau đó, tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách ăn dặm.
- Tiêm chủng: Mẹ bầu cần tuân thủ lịch tiêm chủng và tiêm đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ phụ sản. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ không mắc bệnh từ mẹ. Đồng thời, đảm bảo rằng trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Vệ sinh: Duy trì vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh bé. Rửa sạch đồ chơi, bình sữa, khăn áo và đảm bảo rằng phòng ngủ và khu vực chơi của trẻ phải luôn sạch sẽ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Rong biển có ăn chay được không?
Bài viết trên đây là những chia sẻ của KenShin về những dấu hiệu viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh để có hướng xử lý và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!