Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

Sang chấn tâm lý là thuật ngữ không lạ đối với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về dạng tổn thương tâm lý này. Sang chấn tâm lý có thể gặp ở nhiều độ tuổi, trong đó có trẻ em. Cùng KenShin tìm hiểu ngay về khái niệm cũng như các dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý nhé.

Bạn đang đọc: Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

Sức khỏe rất quan trọng, kể cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Sang chấn tâm lý ở trẻ em rất nguy hiểm, tuy nhiên chưa nhiều người thật sự hiểu và biết về tình trạng này. Vậy sang chấn tâm lý là gì? Dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Sang chấn tâm lý là gì?

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý hãy cùng KenShin tìm hiểu về khái niệm sang chấn tâm lý trước nhé!

Sang chấn tâm lý là một dạng tổn thương tâm lý, khi con người trải qua một hoặc nhiều sự kiện mà khiến tâm lý căng thẳng, đau khổ. Tình trạng này thường có mối liên quan đến tình huống nào đó mà gây cho họ cảm giác bất lực, cảm thấy quá tải và bị cô lập.

Khi trải qua một chấn thương về tâm lý, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau, có người sẽ trải qua một cách dễ dàng nhưng có người lại vô cùng khó khăn. Vì vậy có một số trường hợp sẽ nảy sinh tình trạng stress, cảm thấy sợ hãi… dần dần chuyển thành rối loạn stress và sang chấn tâm lý.

Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

Sang chấn tâm lý là một dạng tổn thương tâm lý

Vậy có những nguyên nhân gì gây sang chấn tâm lý? Nguyên nhân thường gặp phải đó chính là bị tấn công bạo lực, chấn thương hoặc tai nạn… trong quá khứ, tần suất có thể một hay nhiều lần. Hay nguyên nhân có thể là do bạn đã trải qua cảm giác căng thẳng mệt mỏi trong một thời gian dài. Một số nguyên nhân dễ bị bỏ qua như sự mất mát người thân, một mối quan hệ bị tan vỡ, bị sỉ nhục…

Ở trẻ em, một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

  • Chấn thương, tai nạn: Khi trải qua tai nạn hoặc chấn thương về thể chất có thể gây ra tình trạng sang chấn tâm lý, các sự kiện như tai nạn giao thông, rơi từ độ cao, thảm họa… dễ ảnh hưởng tâm lý của trẻ.
  • Áp lực từ học tập, xã hội: Những áp lực của trẻ đến từ trường học, bạn bè hay các hoạt động ngoại khóa… đây cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị stress và sang chấn tâm lý.
  • Xung đột gia đình: Xung đột, không thể hòa giải hoặc sự chia ly của gia đình tạo ra môi trường căng thẳng cho trẻ em. Trẻ sẽ có cảm nhận là bản thân ở giữa các cuộc xung đột, khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng, bất an và đau đớn.
  • Bị bắt nạt: Trẻ có thể bị bắt nạt ở trường học hoặc trên mạng xã hội, đây cũng là nguyên nhân gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Bị bắt nạt gây ra cảm giác cô đơn, tự ti, điều này rất dễ tạo ra các vết thương tinh thần cho trẻ nhỏ.
  • Bạo lực gia đình, bạo lực tình dục: Trẻ có thể bị sang chấn tâm lý do bạo lực tình dục hay bạo lực gia đình thường xuyên bị đánh đập, mắng chửi…
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần: Ngoài các nguyên nhân do yếu tố bên ngoài tác động thì một số trẻ bị tổn thương tâm thần hoặc các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn tự kỷ, trầm cảm…

Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

Sang chấn tâm lý ở trẻ em có thể do rất nhiều nguyên nhân

Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là một dạng tổn thương tâm lý, có thể bị ở nhiều độ tuổi khác nhau không phân biệt là người lớn hay trẻ nhỏ. Điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Chính vì thế, cha mẹ cần quan tâm đến những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý. Cụ thể như sau:

  • Tâm trạng thay đổi: Trẻ có thể có những cảm xúc như buồn, lo âu, tinh thần nóng nảy, tức giận… Chính vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên quan tâm và để ý đến tâm trạng, cảm xúc của con trẻ.
  • Thay đổi hành vi: Trẻ có những hành vi khác thường như trẻ trở nên tách biệt với bạn bè hay mọi người. Một số trẻ thì ngược lại, quấy rối, phá phách và thách thức hơn trước.
  • Trẻ có sự thay đổi trong việc học tập vì sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến sự tập chung của bé, điều này có thể dẫn đến việc sa sút trong học tập, trên lớp không tập chung học bài, khó khăn khi tiếp thu kiến thức…
  • Rối loạn giấc ngủ: Khi bị sang chấn tâm lý trẻ có thể mất ngủ, khó ngủ, đi ngủ hay gặp ác mộng khiến giấc ngủ không được chọn vẹn và tinh thần của trẻ bị sa sút.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bộ nhiễm sắc thể của người

Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết
Cha mẹ cần quan tâm và để ý khi có dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý

Khi trẻ có những dấu hiệu trên tỷ lệ rất cao trẻ đã bị tình trạng sang chấn tâm lý, vì vậy gia đình hãy đưa trẻ đến khám tại các phòng khám tâm lý tâm thần để được các chuyên gia tư vấn và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng nhiều đến tương lai của trẻ sau này.

Đặc biệt cha mẹ cần chú ý đến nguyên nhân khiến trẻ mắc phải tình trạng này để có thể phối hợp cùng bác sĩ, chuyên gia trong việc điều trị bệnh cho bé.

Cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý?

Câu hỏi cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sang chấn tâm lý được rất nhiều gia đình đặt ra khi phát hiện tình trạng của trẻ.

  • Cha mẹ nên có một môi trường thoải mái để tâm sự, trò chuyện cùng trẻ về những việc trẻ đang trải qua. Quá trình lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề là rất quan trọng, điều này giúp trẻ có được điểm tựa và tự tin có thể thoát khỏi tình trạng sang chấn tâm lý.
  • Những trẻ mắc sang chấn tâm lý thường có xu hướng rút khỏi các hoạt động yêu thích và tương tác với xã hội, tuy nhiên điều này chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Cha mẹ cần thông giúp trẻ tái kết nối với cộng đồng, xã hội, thúc đẩy trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, du lịch mà trẻ yêu thích.
  • Sang chấn tâm lý có thể trở nên trầm trọng hơn nếu trẻ không vận động, giấc ngủ của trẻ không được chất lượng và dinh dưỡng không đầy đủ. Đảm bảo sức khỏe thể chất rất quan trọng, sức khỏe thể chất và tâm lý thường có mối liên hệ mật thiết. Vì vậy gia đình cần lưu ý bổ sung cho trẻ vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng đầy đủ.
  • Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trẻ và thanh thiếu niên thường có những thói quen không lành mạnh như tiêu thụ thực phẩm nhanh, thức khuya, sử dụng điện thoại máy tính lâu… cha mẹ nên hỗ trợ bằng cách thiết lập một lối sống tích cực, kích thích hoạt động thể lực nhiều hơn và tạo nhiều thói quen sống lành mạnh.
  • Trẻ bị sang chấn tâm lý nên nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Sự kết hợp của gia đình cùng bác sĩ, chuyên gia sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và cải thiện sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tâm thần. Vì thế khi trẻ có những dấu hiệu sang chấn tâm lý hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín nhé.

Những dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý mà cha mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ đẹp da không phải ai cũng biết

Gia đình cần cho trẻ đến khám và phối hợp điều trị cùng chuyên gia

Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc dấu hiệu trẻ bị sang chấn tâm lý của nhiều gia đình. Sang chấn tâm lý là một tổn thương tâm lý do nhiều nguyên nhân gây ra, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Có những biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng này sẽ giúp ích cho tương lai phát triển sau này của bé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *