Nhổ răng thường là chỉ định cuối cùng với các răng khôn, răng sâu đã hư hỏng không còn cách cứu chữa. Tuy nhiên, vì một số lý do bạn có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau khi thực hiện thủ thuật này. Nắm rõ những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng sẽ giúp bạn có hướng chăm sóc và khắc phục sớm nhất.
Bạn đang đọc: Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng cần lưu ý
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết thương tại vị trí nhổ răng gây tổn thương, sưng đau, viêm nhiễm. Đa số các trường hợp nhiễm trùng thường xảy ra sau khi tiến hành nhổ răng khôn.
Contents
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng?
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhiễm trùng sau khi nhổ răng:
- Răng đã nhổ nằm quá sâu nên cần rạch nướu nhiều, tạo lỗ hổng lớn cho vi khuẩn dễ xâm nhập sâu hơn.
- Vệ sinh răng miệng không đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh không chịu khó làm sạch, vệ sinh răng kỹ lưỡng thức ăn sẽ bám vào những lỗ nhổ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và khiến vết thương bị nhiễm khuẩn.
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng khiến khói thuốc đi vào cơ thể, tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở gây ra tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu và gây khó khăn cho việc hình thành cục máu đông, tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ.
- Dụng cụ nhổ răng không được sát trùng kỹ lưỡng trước khi nhổ khiến vi khuẩn ở dụng cụ lây lan, lây nhiễm chéo và gây ra tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng.
- Tay nghề bác sĩ đôi lúc cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
- Người bệnh mắc bệnh lý sâu răng, viêm tủy sau khi nhổ răng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị viêm nhiễm nặng, ăn sâu xuống chân răng và hình thành ổ mủ tại chân răng.
- Người bệnh gặp phải các chấn thương, có dị vật nằm bên trong tổ chức, nhiễm khuẩn da, tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn amidan, viêm nang lông, đinh râu… cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng mà bạn cần lưu ý:
Đau nhức không giảm
Đau nhức là biểu hiện thường gặp sau khi nhổ răng, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày và biến mất hoàn toàn sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Tình trạng này còn gây khó khăn, đau nhức khi đóng mở miệng.
Chảy máu quá nhiều tại vị trí nhổ
Nhổ răng, đặc biệt là răng khôn có thể gây chảy máu lâu do nướu và mạch máu ở niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên, máu thường sẽ đông lại và ngừng chảy sau sau 40 phút đến 1 giờ. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài quá 1 – 2 ngày thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Sưng mặt, sưng má
Sau khi nhổ răng, nhất là nhổ răng khôn, việc người bệnh bị sưng mặt, sưng má là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài khoảng vài ngày và giảm dần sau đó. Nếu sưng mặt, sưng má không giảm mà còn kèm theo triệu chứng nặng hơn như: Đau, sốt thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Khó thở, khó nuốt thức ăn
Khó thở hay khó nuốt thức ăn cũng là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường gặp. Nguyên nhân là do vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm gây sưng tấy vùng nướu xung quanh. Đồng thời làm hệ thống hô hấp bị áp lực cũng như khiến khả năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng.
Nướu sưng phồng, tấy đỏ
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và hơi đau tại vị trí răng mới nhổ. Tùy vào tay nghề của bác sĩ, cảm giác đau nhức này thường kéo dài từ 1 tuần trở lên. Nếu đau nhức vẫn kéo dài không dứt cùng với đó là phần nướu bị phù nề, sưng tấy thì có thể là do nhiễm trùng.
Hơi thở có mùi
Nhổ răng không gây hôi miệng nhưng tình trạng hơi thở có mùi sau khi nhổ răng có thể xuất hiện do người bệnh không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây cũng dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường gặp cùng với các triệu chứng như: Sưng tấy, đau, có mủ.
Xuất hiện mủ
Quá trình ăn uống khiến vụn thức ăn mắc kẹt vào kẽ hở giữa các răng và trên lợi, tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn. Lâu ngày chúng sẽ gây nhiễm trùng nếu không được vệ sinh, làm sạch. Khi đó, vùng nướu bị sưng tấy hoặc mưng mủ trắng trên lợi.
Cảm giác tê buốt
Cảm giác tê buốt sau khi nhổ răng là biểu hiện thường thấy và sẽ giảm dần sau 1 – 3 ngày nếu bạn chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, nếu cảm giác ê buốt vẫn kéo dài sau hơn 1 tuần thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
Tìm hiểu thêm: Sỏi niệu quản 1/3 trên: Nguyên nhân và cách điều trị
Sốt
Những người có cơ địa yếu thường bị sốt sau nhổ răng nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng kết thúc sau 1 – 2 ngày. Nếu sốt cao kéo dài hơn 1 tuần thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng sau nhổ răng. Nguyên nhân thường là do chân răng vẫn còn sót lại sau khi nhổ gây cản trở quá trình lành thương.
Nổi hạch
Bị sốt sau khi nhổ răng không phải là chuyện hiếm gặp nhưng nếu sốt kéo dài kèm theo nổi hạch thì lại có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Hạch nổi lên với mục đích chống lại các nhiễm trùng cũng như đau sưng do nhổ răng gây ra.
Vùng răng bên cạnh nhạy cảm hơn
Nếu vị trí răng nhổ bỏ bị nhiễm trùng, các răng bên cạnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt, răng rất dễ bị ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn nóng lạnh nên bạn cần lưu ý.
Cách xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Để xử lý kịp thời, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng:
- Chườm đá lạnh: Việc làm này sẽ giúp làm dịu bớt các cơn đau nhức do nhiễm trùng gây ra. Đồng thời giúp các mao mạch máu bị co lại, giảm chảy máu tại ổ răng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh sau nhổ răng chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, tránh ăn đồ ăn quá dai, cứng vì dễ làm khoang miệng bị tổn thương. Bạn cũng không nên ăn những thức ăn quá chua, quá mặn hoặc có vị cay nóng và tránh thức uống có cồn.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Nhờ đó hạn chế tình trạng nhiễm trùng xuất hiện sau khi nhổ răng.
- Sử dụng gel nha khoa: Loại gel này có tác dụng giảm sưng, đau và kiểm soát vi khuẩn gây hại trong khoang miệng nên hạn chế tình trạng nhiễm trùng rất tốt.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, giảm sưng tấy để tránh tình trạng nhiễm trùng lan sang các chân răng bên cạnh.
- Đến trực tiếp nha khoa: Để giảm đau, sưng, tránh viêm nhiễm lan rộng tốt nhất bạn nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa. Tùy vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ ổ nhiễm trùng và bảo tồn răng hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp tinh thể: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể là lời cảnh báo người bệnh đang không có phương pháp chăm sóc răng miệng tốt. Dù nhổ răng chỉ là một tiểu phẫu đơn giản và thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn có thể gây ra nhiễm trùng nếu không được đảm bảo đúng quy trình. Vì vậy bạn cần cần cẩn thận, lựa chọn địa chỉ nha nha uy tín để hạn chế gặp phải tình trạng khó chịu này nhé!