Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất

Biến chứng muộn của gãy xương thường xuất hiện sau thời điểm sang chấn 1 – 4 tuần. Cơ quan bị tác động chủ yếu là thân xương và khớp nối. Tùy trường hợp cụ thể, chúng có thể gây hạn chế hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của vùng xương khớp bị ảnh hưởng.

Bạn đang đọc: Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất

Khi bị gãy xương, bên cạnh những biến chứng cấp tính như nhiễm trùng, chèn ép khoang, tổn thương thần kinh, tổn thương hệ mạch,… thì còn có thể xuất hiện những biến chứng muộn. Vậy biến chứng muộn của gãy xương bao gồm những gì và vì sao lại dẫn đến rủi ro trên?

Tổng quan về gãy xương

Đầu tiên, để biết được những biến chứng muộn của của gãy xương thường gặp nhất là gì, mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về các thông tin tổng quan liên quan đến đến tình trạng gãy xương.

Gãy xương là hiện tượng xương bị nứt, gãy do va chạm cơ học hoặc do các bệnh lý như loãng xương, suy dinh dưỡng, ung thư,…

Dựa vào hình thức bên ngoài, gãy xương được phân làm hai nhóm chính là:

  • Gãy hở: Do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp mà vết gãy chọc thủng da, tạo thành vết thương hở ở ngay vị trí chấn thương hoặc vùng lân cận.
  • Gãy kín: Xương bị gãy không xuyên ra bên ngoài, không đi kèm vết thương ngoài da.

Dựa vào hình thái và vị trí vết gãy, giới chuyên gia chia gãy xương thành các loại:

  • Gãy nguyên vị trí: Xương không bị di lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Gãy xiên: Vết gãy lệch góc so với trục thẳng đứng của xương.
  • Gãy ngang: Vết gãy vuông góc với trục xương.
  • Gãy thành nhiều mảnh.
  • Gãy nát vụn.

Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất

Gãy xương trên hình ảnh chụp X-Quang

Gãy xương thường xuất hiện ở vùng xương dài của tứ chi, ít phổ biến ở các xương ngắn và xương dẹp nhưng độ nghiêm trọng của dạng sang chấn này lại cao hơn. Khi bị gãy xương, có 2 phương pháp can thiệp được ưu tiên hàng đầu, đó là bó bột kết hợp nắn chỉnh ngoài và phẫu thuật triệt căn. Việc lựa chọn cách thức điều trị nào là tùy vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng của dạng chấn thương đang gặp phải.

Biến chứng muộn của gãy xương phát sinh do đâu?

Dựa vào thời gian xuất hiện, giới y khoa chia biến chứng của gãy xương thành biến chứng muộn và biến chứng sớm. Vậy biến chứng muộn sau gãy xương phát sinh do đâu?

  • Không được can thiệp sớm: Khi bị gãy xương, nếu không được điều trị kịp thời, nẹp định vị ngay lập tức thì những tổn thương bên trong sẽ ngày càng nghiêm trọng. Vậy nên biến chứng sẽ rất dễ xảy ra, bao gồm cả biến chứng cấp tính và biến chứng xuất hiện trong giai đoạn muộn.
  • Can thiệp không đúng cách: Nếu bạn điều trị ở cơ sở thiếu uy tín, nhân viên y tế có tay nghề thấp thì khâu bó bột và các bước phẫu thuật sẽ không thực hiện đúng quy chuẩn. Điều này cũng dễ dẫn đến các biến chứng muộn của gãy xương.
  • Mức độ nghiêm trọng của gãy xương: Nếu ở mức độ nhẹ thì ít gây biến chứng muộn của gãy xương, ngược lại vết gãy càng lớn, càng phức tạp thì nguy cơ biến chứng càng cao.
  • Những sai lầm trong chăm sóc hậu phẫu: Biến chứng muộn của gãy xương có thể phát sinh nếu trong giai đoạn hậu phẫu, người bệnh mắc phải những sai lầm như ít vận động, ăn không đủ chất, tự ý vệ sinh vết mổ, uống thuốc không đúng chỉ dẫn,…
  • Yếu tố cơ địa: Những người có sức khỏe ổn định, sức đề kháng tốt sẽ có tốc độ phục hồi nhanh, ít để lại biến chứng. Trong khi đó người có thể trạng yếu, chức năng miễn dịch hạn chế, tuổi cao thì nguy cơ xuất hiện biến chứng muộn của gãy xương sẽ tăng lên đáng kể.

Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất

Sơ cứu gãy xương muộn hoặc sai cách rất dẫn đến các biến chứng nặng về sau

Những biến chứng muộn của gãy xương là gì?

Những biến chứng muộn của gãy xương thường xuất hiện âm thầm, tăng dần theo thời gian và để lại hậu quả nặng nề. Chúng bao gồm những dạng cơ bản sau:

Cứng khớp

Với những trường hợp gãy xương gần khớp hoặc gây tổn thương trực tiếp lên vùng khớp thì phần mặt khớp có thể bị di lệch, hình thành sẹo gồ ghề. Khi đó thì dù được bôi trơn bởi hoạt dịch, vận động khớp vẫn bị hạn chế đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bó bột, nẹp định vị 1 – 2 tháng thì kể cả khi ban đầu vết gãy không ảnh hưởng đến khớp, biến chứng này cũng rất dễ xảy ra.

Sự mất vững khớp

Khảo sát thực tế cho thấy đây là biến chứng muộn rất thường gặp sau gãy xương. Mất vững khớp được hiểu là khi người bệnh di chuyển, các thành phần khớp bị di lệch mạnh, hoạt động thiếu ăn khớp, bất ổn, tạo cảm giác mất an toàn. Khi mất vững trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp và nguy cơ bất hoạt khớp có thể xuất hiện trong thời gian ngắn ngay sau đó.

Hoại tử xương

Hoại tử xương xảy ra chủ yếu do khi sang chấn, hệ mạch máu bị thương tổn và không thể nuôi dưỡng một hoặc nhiều phần xương gãy. Bạn có thể bắt gặp hiện tượng này ở một số dạng gãy xương kín như: Gãy di lệch cổ xương đùi, gãy xương thuyền, gãy cổ xương sên,…

Tìm hiểu thêm: Chụp MRI có cần nhịn ăn hay không? Các lưu ý trước khi chụp MRI

Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất
Hoại tử xương sau sang chấn vận động

Không liền hoặc chậm liền xương

Kể cả khi bó bột và phẫu thuật đúng cách, sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại thì hiện tượng không liền, chậm liền xương vẫn có thể xảy ra. Điều này phát sinh do 3 căn nguyên chủ yếu, đó là sự bất động hệ xương khớp trong thời gian dài, yếu tố cơ địa do lão hóa và tổn thương hệ mạch máu nuôi dưỡng xương.

Thoái hóa khớp

Một số dạng gãy xương có thể gây sang chấn lên mặt chịu lực của khớp, điều này dẫn đến hiện tượng lệch vẹo trục xương, tổn thương sụn khớp và kéo theo tình trạng thoái hóa khớp. Nếu sang chấn diễn ra ở một vài xương nhỏ và ngắn, thoái hóa khớp có thể ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên khi gãy xương xảy ra ở khớp vai, khuỷu tay hay khớp háng, khớp gối thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Can xương lệch

Đây là trường hợp xương liền lại nhưng bị biến dạng, sai lệch so với tư thế giải phẫu ban đầu. Hiện tượng này thường xảy ra khi không được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Ngoài ra nó có thể phát sinh do kỹ thuật can thiệp còn hạn chế hoặc người bệnh không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bất tương xứng (đối với xương tồn tại thành cặp)

Sau khi gãy xương và điều trị thì vết thương sẽ lành, kích thước của xương sau gãy có thể lệch hoàn toàn so với bên đối xứng. Đây là hiện tượng không hiếm gặp và rất dễ xảy ra ở trẻ em. Theo đó, khi vết gãy làm tổn thương đến sụn tăng trưởng thì tốc độ dài xương của hai bên cơ thể sẽ có độ chênh lệch đáng kể. Điều này thể hiện rất rõ ở vùng xương chi, đặc biệt là xương đùi. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng đi lại khó khăn do chân bị tập tễnh.

Những biến chứng muộn của gãy xương thường gặp nhất

>>>>>Xem thêm: Ăn ít để khỏe: Chìa khóa vàng hay mối nguy hại đối với sức khỏe?

Thoái hóa khớp là dạng biến chứng muộn của gãy xương khá thường gặp

Trên đây là chia sẻ của KenShin về những biến chứng muộn của gãy xương. Thông qua bài viết, có thể thấy ngoài một vài nguyên nhân bất khả kháng thì đa phần các biến chứng đều có thể phòng ngừa hiệu quả. Vậy nên bạn hãy lưu lại cẩm nang hữu ích này để áp dụng khi cần nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *