Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?

Trong một số trường hợp khách quan, bạn phải thực hiện thủ thuật nhổ răng, đặc biệt thường gặp nhất là nhổ răng khôn. Bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều người là nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Bạn đang đọc: Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Trong đa số trường hợp, một ca nhổ răng thành công là khi trong ổ răng của bạn, hoàn toàn không bị sót lại mảnh chân răng. Tuy vậy, có thể chân răng còn sót lại sau thủ thuật, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng sót chân răng và cách chăm sóc răng miệng phòng ngừa viêm nhiễm qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân còn sót lại chân răng trên hàm

Khi thực hiện việc nhổ răng, nha sĩ có thể để sót lại chân răng vì lý do khách quan hoặc chủ quan. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

Sót chân răng do khách quan

  • Bác sĩ nha khoa vô tình để sót lại chân răng do tay nghề kém, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều hoặc không biết cách chuẩn xác để nhổ răng ở các vị trí khó.
  • Việc vô tình hoặc sơ suất sau khi nhổ răng. Mà các nha sĩ lại không tiến hành kiểm tra và khám lại cho bạn, dẫn đến còn tồn tại chân răng trên hàm.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa không được đảm bảo.
  • Bố mẹ tự nhổ răng tại nhà cho bé nhưng không đúng thao tác kỹ thuật.

Nguyên nhân để sót chân răng có chủ đích

Trong một vì trường hợp, ví dụ như khi nhổ răng khôn, các bác sĩ nha khoa có thể chủ động để lại một phần chân răng trên cung hàm vì một vài lý do.

Việc cố gắng lấy hết toàn bộ chân răng trong một lần nhổ, có thể sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu răng. Điều này có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như chảy rất nhiều máu, đau đớn, tổn thương viêm lợi và nướu xung quanh, tê nửa hàm, đứt ống dây thần kinh. Chính vì những nguy cơ này, nha sĩ sẽ cố tình để lại 1 phần chân răng trong hàm.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cần phải để lại chân răng như:

  • Nhổ các răng ở vị trí khó: Răng được nhổ nằm ở sâu trong hàm, gần kế bên ống dây thần kinh và mạch máu.
  • Chân răng hình dáng dị dạng: Chân răng bị quặp quẹo, cong, có hình dùi trống,… gây khó khăn và nguy hiểm khi nhổ.
  • Chân răng dính vào xương hàm: Trường hợp này lấy toàn bộ chân răng dễ làm xương hàm bị tổn thương. Cố gắng lấy hết sẽ khiến người bệnh bị đau nhức nhiều, vết thương lâu lành.

Vậy nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?

Chân răng có thể dị dạng nằm trong phần nướu khó có thể lấy ra hết

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?

Đối với thắc mắc của nhiều bạn là “nhổ răng còn sót chân răng có sao không?” thì sót chân răng cũng không quá nghiêm trọng, nếu được chăm sóc vệ sinh răng miệng đảm bảo không gây viêm nhiễm.

Trên thực tế, chân răng là một phần bình thường của bộ hàm. Như vậy, nếu chân răng không bị viêm nhiễm hoặc hở ra ngoài, thì nó sẽ nằm im vị trí tại chỗ và liền luôn với xương hàm. Cá biệt có vài trường hợp, có thể chân răng sẽ được xương hàm đẩy trồi lên.

Tuy nhiên, nếu chân răng còn sót lại trên hàm gây ra viêm nhiễm, đau nhức nặng thì bạn cần tới gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào tình hình thực tế, các bác sĩ nha khoa sẽ quyết định có cố gắng lấy chân răng ra hết hay chỉ điều trị viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Viêm mao mạch dị ứng kiêng ăn gì?

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?
Giải đáp thắc mắc nhổ răng còn sót lại chân răng có sao không

Nhận biết tình trạng sót chân răng sau khi nhổ răng

Dưới đây là một số gợi ý từ KenShin, giúp bạn đọc nhận biết được tình trạng sót chân răng.

  • Đếm số chân răng: Bạn hãy đếm số chân răng đã nhổ, đối chiếu với số chân răng trên thực tế thu được. Nếu thiếu chân răng, bạn cần báo ngay cho nha sĩ để tiến hành kiểm tra lại.
  • Cảm giác bị đau nhức, sưng tấy: Sau khi nhổ răng xong và thuốc tê hết tác dụng, đau nhức răng lợi là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên chỉ ở mức chịu đựng được. Nếu sau khi nhổ răng còn sót chân răng, sẽ gây ra viêm sưng tấy, đau dữ dội. Khi có các dấu hiệu bất thường trên, bạn hãy gọi điện hoặc đến gặp nha sĩ ngay, để có phương án can thiệp nhanh chóng.
  • Chụp X Quang: Việc chụp X-quang có thể giúp xác định chính xác chân răng đã được loại bỏ hoàn toàn trên khung hàm hay chưa. Vì vậy nếu cần thiết, bạn hãy yêu cầu bác sĩ nha khoa thực hiện kỹ thuật này.
  • Quan sát răng vừa nhổ: Đối với trường hợp nhổ răng sữa tại nhà, cách nhận biết còn sót lại chân răng là quan sát răng rụng ra có chân hay không chân. Đồng thời, khi tình trạng chảy máu đã ngừng, bạn có thể quan sát thấy trong hàm có màu trắng sữa ở vị trí vừa nhổ. Đây chính là mảnh chân răng còn lại.

Chăm sóc sau khi nhổ răng còn sót lại chân răng

Vậy là bạn đã biết được “nhổ răng còn sót chân răng có sao không?” và một số dấu hiệu nhận biết khi chân răng còn sót lại. Nếu phát hiện có chân răng còn sót lại, bạn nên thực hiện các hướng dẫn dưới đây:

  • Liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao để kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý động chạm vào nướu bằng lưỡi hoặc tay để lấy chân răng. Vì điều này có thể làm vị trí nhổ đau và chảy máu thêm.
  • Trường hợp vùng chân răng không có dấu hiệu bị viêm nhiễm hoặc quá đau nhức. Người bệnh không cần thực hiện lấy phần răng còn sót ngay lập tức.
  • Theo dõi khi chân răng nhô lên khỏi nướu. Lúc này thì bệnh nhân cần tới trung tâm nha khoa uy tín để tiến hành lấy nốt chân răng còn lại.
  • Nếu vùng răng bị viêm nhiễm trùng sau khi nhổ răng nặng, đau nhức dữ dội hoặc tái chảy máu. Bạn cần mau chóng liên hệ gặp nha sĩ trong thời gian càng sớm càng tốt.

Nhổ răng còn sót chân răng có sao không? Cách xử trí như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Làm sao biết mình bị mụn nội tiết? Cách chăm sóc da hạn chế mụn nội tiết hiệu quả

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa viêm nhiễm sau khi nhổ răng

Vậy là bạn đọc đã biết được nhổ răng còn sót chân răng có sao không. Sót chân răng có thể dẫn đến nguy cơ gặp các biến chứng răng miệng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết và kịp thời liên hệ với các trung tâm nha khoa uy tín, để có phương án can thiệp chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *