Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật là tình trạng tương đối phổ biến, xảy ra trong thời gian 1 tháng sau phẫu thuật. Vậy nhiễm trùng máu sau phẫu thuật nguy hiểm ra sao? Gây ra những biến chứng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật nguy hiểm như thế nào?
Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ hoặc vết thương trong và sau khi phẫu thuật. Tình trạng nhiễm trùng máu này có thể xảy ra ở bất kỳ ca phẫu thuật nào, bao gồm cả phẫu thuật não và phẫu thuật thần kinh.
Tuy nhiên, những ca mổ ở khu vực có mức độ nhiễm khuẩn cao như phẫu thuật đường tiêu hoá, cắt viêm ruột thừa, phẫu thuật viêm túi mật cấp tính,… sẽ có tỷ lệ nhiễm trùng máu sau mổ cao hơn.
Contents
Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật là gì?
Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật là tình trạng máu bị vi khuẩn xâm nhập xảy ra sau phẫu thuật. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm phải vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, trực khuẩn gram âm.
Những gì khuẩn này lây nhiễm vào vết thương phẫu thuật thông qua nhiều hình thức tiếp xúc khác nhau như dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng, người chăm sóc bị nhiễm vi trùng chạm vào vết mổ, vi trùng tồn tại trong không khí, chính cơ thể người bệnh có vi trùng,…
Ngoài ra, nhiễm trùng máu sau phẫu thuật còn có thể xảy ra do các yếu tố nguy cơ như:
- Người lớn tuổi;
- Người bị thừa cân – béo phì;
- Giảm thể tích tuần hoàn;
- Người bị suy dinh dưỡng;
- Người bệnh tiểu đường;
- Người mắc bệnh ung thư;
- Người có sức đề kháng yếu;
- Người có thói quen hút thuốc;
- Người phải mổ cấp cứu;
- Người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng steroid.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ khác liên quan tới quá trình phẫu thuật như:
- Bệnh nhân bị nhiễm trùng máu trước khi mổ;
- Thời gian phẫu thuật dài hơn 2 giờ;
- Người bệnh bị hạ thân nhiệt;
- Người bệnh nhiễm trùng như ra khỏi phòng mổ;
- Thời gian nằm viện kéo dài,…
Nhiễm trùng máu sau phẫu thuật có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị nhiễm trùng máu sau phẫu thuật, nếu người bệnh không được điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng máu có thể kích hoạt phản ứng thái quá của hệ miễn dịch và gây ra các hiện tượng như sốc nhiễm trùng, hôn mê, tổn thương mô nặng, suy đa tạng, thậm chí là tử vong.
Tìm hiểu thêm: Nguyên lý chụp X-quang và một số điều cần biết
Tỷ lệ tử vong của nhiễm trùng máu sau phẫu thuật có thể lên tới hơn 50%, thậm chí những trường hợp được điều trị sớm cũng vẫn có tỷ lệ tử vong tới 20%. Người bệnh sẽ nguy cơ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt cao hơn 60%, nguy cơ trở lại bệnh viện sau khi xuất viện cao gấp 5 lần. Sự xuất hiện của tình trạng nhiễm trùng máu có thể gia tăng thời gian nằm viện của người bệnh.
Trường hợp nhiễm trùng máu tiến triển lên thành sốc nhiễm trùng tỷ lệ tử vong sẽ rơi vào khoảng 40%. Lúc này hệ miễn dịch do cố gắng chống lại tình trạng nhiễm trùng huyết nên dẫn tới tụt huyết áp, khiến các mô bị thiếu máu giàu oxy, cơ quan nội tạng bị suy yếu và có thể gây ra tử vong.
Điều trị nhiễm trùng máu sau phẫu thuật như thế nào?
Ngay khi phát hiện người bệnh bị nhiễm trùng máu sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cho điều trị sớm bằng kháng sinh phổ rộng và truyền tĩnh mạch để duy trì mức huyết áp ổn định. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đổi sang sử dụng thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Trong trường hợp huyết áp của người bệnh vẫn ở mức báo động, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc vận mạch để làm co mạch máu và tăng huyết áp lên mức có thể duy trì cơ hội sống. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân có thể được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh liều thấp, tiêm insulin để duy trì lượng đường trong máu, thuốc an thần, thuốc giảm đau,…
Với những người bệnh bị nhiễm trùng máu nặng sẽ cần được theo dõi và điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Lúc này, người bệnh sẽ phải thở oxy và có thể phải tiến hành lọc máu.
>>>>>Xem thêm: Các phản ứng sau tiêm Tetraxim mà chúng ta cần biết
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng máu sau phẫu thuật?
Theo các chuyên gia, việc chăm sóc vết mổ đúng cách đóng vai trò quan trọng việc phòng ngừa nhiễm trùng máu sau phẫu thuật. Dưới đây là một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng, nhanh lành vết mổ và giảm sẹo mổ.
- Người bệnh cần phải rửa tay và khử khuẩn trước khi vệ sinh và thay băng vết mổ.
- Kiểm tra kỹ càng vết mổ, nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào như nổi mẩn đỏ, vết mổ chảy dịch, sốt, đau nhức vết mổ,… người bệnh hãy tới bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
- Trường hợp vết mổ bị hoặc có dấu hiệu chảy máu, người bệnh hãy ấn liên tục và trực tiếp lên vết mổ. Đồng thời xin tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn can thiệp đúng cách.
- Không gãi vết mổ trong quá trình liền da và lên da non.
- Không tự ý sử dụng thuốc mỡ, kem bôi lên vết mổ mà không có chỉ định từ bác sĩ.
- Tránh mặc quần áo bó sát hoặc quá chật.
- Tránh chạm trực tiếp vào băng phẫu thuật
- Người bệnh cần giữ cho vết mổ khô ráo. Trường hợp vết mổ bị thấm nước, hãy thấm khô bằng khăn sạch.
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, nếu bản thân đang mắc các bệnh lý mãn tính không lây nhiễm như béo phì, tiểu đường, dị ứng kháng sinh,…, người bệnh cần thông báo tới bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục tình trạng nhiễm trùng, vết thương lâu lành.
- Trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra vài ngày và khi vết mổ lành hẳn, người bệnh phải ngưng sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích.
Trên đây, KenShin đã cung cấp thông tin về nhiễm trùng máu sau phẫu thuật. Đồng thời đưa ra một số lời khuyên phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng máu sau phẫu thuật. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mọi người.