Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Một trong số đó là nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm. Cùng tìm hiểu thông tin về nhiễm trùng tiết niệu do nấm qua bài viết dưới đây của KenShin nhé!

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nhiều người thắc mắc nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm có biểu hiện như thế nào? Để hiểu rõ hơn về nhiễm trùng tiết niệu do nấm, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung về nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm

Trước khi tìm hiểu về biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm, bạn cũng nên nắm được những thông tin cơ bản về nhiễm khuẩn tiết niệu do nấm.

Tất cả các loại nấm gây bệnh như cryptococcus neoformans, các loài mucoraceae, aspergillus, histoplasma capsulatum, coccidioides immitis, blastomyces… đều có thể lây nhiễm tới thận trong nhiễm trùng toàn thân hay nhiễm nấm lan tỏa. Sự tồn tại của một trong những loại nấm kể trên cho thấy có nhiễm trùng nấm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới do nấm candida thường xảy ra trên những bệnh nhân có đặt thông tiểu, thường xảy ra sau khi điều trị kháng sinh. Thông thường, nhiễm vi khuẩn và nhiễm nấm thường xảy ra đồng thời.

Nhiễm nấm thận thường lây lan theo đường máu và thường khởi phát bệnh từ đường tiêu hóa. Sự lây lan từ đường tiểu dưới lên có thể xảy ra ở những bệnh nhân có đặt ống dẫn lưu thận, người phải đặt thông tiểu lâu ngày, đặt stents… Nguy cơ gây bệnh cao hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, những người bị suy giảm miễn dịch như ung thư, hóa trị, HIV/AIDS, người sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch… Cấy ghép thận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh do kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ như đặt ống dẫn lưu, stents, dùng kháng sinh, chỗ nối, tắc nghẽn, liệu pháp tắc nghẽn miễn dịch…

Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm có thể là viêm bàng quang, viêm thận bể thận sinh hơi, viêm niệu quản, u nấm… U nấm có thể hình thành trong bàng quang. Bên cạnh đó, có thể gây tắc nghẽn đường niệu thấp hoặc cao, hoại tử nấm, áp xe thận hay áp xe quanh thận. Bệnh mặc dù thường gây suy giảm chức năng thận nhưng suy thận thường hiếm gặp nếu không có hiện tượng tắc nghẽn sau thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm có thể xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm

Hầu hết những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm đều không có triệu chứng điển hình. Ở nam giới, nấm candida có thể gây một số triệu chứng niệu đạo như ngứa niệu đạo, tiểu rắt, tiểu buốt, chảy dịch niệu đạo… Ở nữ giới, tiểu buốt do viêm niệu đạo do nấm thường hiếm khi xảy ra, nhưng có thể gây hậu quả của việc tiếp xúc nước tiểu với các mô ở quanh niệu đạo như là viêm âm đạo do nấm candida.

Trong số các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm, viêm bàng quang do nấm có thể gây tiểu buốt, tiểu rắt, cảm giác đau trên xương mu. Đái máu là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm bàng quang do nấm. Ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát không tốt, tiểu hơi do viêm bàng quang sinh hơi cũng có thể xảy ra. Quả cầu nấm hay u nấm trong bàng quang có thể gây nên các triệu chứng tắc nghẽn niệu đạo.

Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm nấm thận lây qua đường máu thường không có các triệu chứng của thận, xét nghiệm nước tiểu có nấm candida, chức năng thận xấu đi không lý giải được. U nấm trong bể thận và niệu quản thường gây các triệu chứng tiểu máu, tắc nghẽn đường tiểu. Đôi khi, hoại tử núm thận hay áp xe thận, áp xe quanh thận có thể gây đau, sốt, tăng huyết áp, tiểu máu…

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm có thể gây tiểu buốt, tiểu rắt hay tiểu máu

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm có thể được chẩn đoán bằng cách:

  • Cấy nước tiểu;
  • Xét nghiệm máu tìm bằng chứng phản ứng mô trong viêm bàng quang hay viêm bể thận.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm được đặt ra ở những người bệnh có các yếu tố nguy cơ gợi ý, có những triệu chứng cho thấy nhiễm trùng tiết niệu và ở tất cả những người bệnh bị nhiễm nấm candida huyết. Bên cạnh đó, nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm candida nên được nghi ngờ ở nam giới có những triệu chứng viêm niệu đạo khi các nguyên nhân khác của viêm niệu đạo được loại trừ.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm candida thường dựa vào nuôi cấy, thường là nuôi cấy nước tiểu. Mức độ nhiễm nấm candida trong nước tiểu phản ánh đúng tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm candida.

Viêm bàng quang thường được chẩn đoán ở bệnh nhân có nguy cơ cao, chứa nấm trong nước tiểu với những biểu hiện của viêm bàng quang hay kích ứng bàng quang cũng như triệu chứng tiểu mủ. Các phương pháp như soi bàng quang, siêu âm thận và bàng quang có thể giúp phát hiện tình trạng tắc nghẽn và dị vật đường tiểu.

Nhiễm nấm thận được đặt ra ở những bệnh nhân bị nhiễm nấm niệu, tiểu ra bóng nấm hay có các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là triệu chứng sốt. Ở bệnh nhân bị suy thận nặng gợi ý bị tắc nghẽn sau thận. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí tắc nghẽn và mức độ bệnh của người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Sang chấn tâm lý sau tai nạn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả
Cấy nước tiểu dùng để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm

Nguyên tắc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm:

  • Chỉ điều trị khi người bệnh có triệu chứng hay có yếu tố nguy cơ cao.
  • Thuốc điều trị có thể dùng: Fluconazole, amphotericin, flucytosine…
  • Nấm sống trong ống thông niệu đạo thì không cần điều trị.
  • Nhiễm nấm candida niệu không triệu chứng thường hiếm khi cần điều trị.

Nhiễm nấm tiết niệu cần điều trị trong những trường hợp:

  • Bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng.
  • Bệnh nhân có giảm số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong xét nghiệm máu.
  • Bệnh nhân ghép thận.
  • Bệnh nhân có những can thiệp đường niệu.

Tùy từng trường hợp bệnh, việc điều trị sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Stents niệu quản, ống thông foley nên được loại bỏ trong những trường hợp có thể.
  • Đối với người bệnh bị viêm bàng quang có triệu chứng, có thể điều trị bằng fluconazole 200mg uống 1 lần/ngày.
  • Đối với viêm thận bể thận, điều trị fluconazole 200 – 400mg uống 1 lần/ngày.
  • Đối với những trường hợp kháng fluconazole, có thể thay thế bằng amphotericin B, được khuyến cáo với liều 0.3 – 0.6mg/kg truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 2 tuần trong viêm bàng quang; liều 0.5 – 0.7mg/kg truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày trong 2 tuần trong viêm thận bể thận.
  • Đối với bệnh nhân viêm thận bể thận kháng trị, sử dụng flucytosine 25mg/kg uống 4 lần/ngày, liều cần được thay đổi dựa trên độ thanh thải creatinin.
  • Flucytosine có thể có tác dụng với nấm niệu không phải nấm candida albicans, tuy nhiên sự kháng thuốc có thể xuất hiện nhanh nếu thuốc sử dụng đơn độc.

Nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm là gì? Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Mách bạn các loại nấm rừng ăn được và cách phân biệt

Sử dụng thuốc điều trị nấm trong những trường hợp bệnh có triệu chứng

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn phần nào về nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm cũng như nắm được những biểu hiện triệu chứng của nhiễm trùng đường niệu.

Nếu như bạn có những biểu hiện bất thường tại đường niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, đau trên xương mu, kèm theo sốt… bạn nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết xem mình có bị nhiễm trùng đường niệu hay không. Đồng thời tìm nguyên nhân gây bệnh và có hướng xử trí hiệu quả nhất. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết thú vị của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *