Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Nhạy cảm với âm thanh là một chứng rối loạn khiến bạn giảm khả năng chịu đựng với những âm thanh cụ thể và những thứ bạn có thể cảm nhận được liên quan đến chúng. Những nghiên cứu hiện có chỉ ra rằng chứng nhạy cảm với âm thanh có thể ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 5 người trong suốt cuộc đời của họ.

Bạn đang đọc: Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Chứng nhạy cảm với âm thanh là một hiện tượng gây rắc rối cho bạn khi đối mặt với một số âm thanh gây ra khó chịu, thậm chí bạn dường như cảm thấy không thể thoát khỏi chúng. Điều này có thể gây ra nhiều khó khăn nhưng thường không nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, một số người có thể mắc chứng nhạy cảm với âm thanh nghiêm trọng, đặc biệt là những người mắc đồng thời tình trạng sức khỏe tâm thần khác, có thể có nguy cơ tự làm hại bản thân.

Nhạy cảm với âm thanh là gì?

Có loại âm thanh nào ngay lập tức khiến bạn cảm thấy tức giận, lo lắng hoặc ghê tởm dữ dội không? Phải chăng những cảm xúc đó cực kỳ mạnh mẽ, thậm chí áp đảo đến mức khó kiểm soát? Đây là những đặc điểm của chứng nhạy cảm với âm thanh (Misophonia), một chứng rối loạn khiến bạn giảm khả năng chịu đựng những âm thanh cụ thể và những thứ bạn có thể cảm nhận được (chẳng hạn như nhìn hay chạm) liên quan đến chúng.

Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Chứng nhạy cảm với âm thanh khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến mỗi người theo những cách rất khác nhau. Một số người có thể chỉ có một âm thanh “kích hoạt” gây ra phản ứng này, một số người khác lại có nhiều âm thanh gây ra phản ứng. Những phản ứng có thể ít nghiêm trọng cho đến ảnh hưởng nặng nề với mỗi người khác nhau. Một số người không thể kiểm soát cảm xúc nhưng có thể kiểm soát phản ứng của mình. Tuy nhiên một số người khác lại không thể kiểm soát được phản ứng quá mức của mình. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh có thể không thể làm được một số việc nhất định hoặc không thể ở lại trong những môi trường đó.

Nghiên cứu cho thấy rằng chứng nhạy cảm với âm thanh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai nhưng dường như phổ biến hơn ở phụ nữ. Các ước tính về mức độ ảnh hưởng của bệnh dựa trên giới tính là khác nhau, dao động từ 55% đến 83% trường hợp xảy ra ở phụ nữ. Nhạy cảm với âm thanh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nó có nhiều khả năng xuất hiện nhất ở những năm đầu của độ tuổi thiếu niên.

Triệu chứng nhạy cảm với âm thanh

Các triệu chứng của chứng nhạy cảm với âm thanh xoay quanh cách bạn phản ứng với âm thanh gây khó chịu. Tất cả các phản ứng dường như đều thuộc về bản năng tự nhiên của con người khi “chiến đấu hoặc bỏ chạy”, bao gồm:

  • Phản ứng về cảm xúc: Đây là những cảm giác bạn trải qua và chúng có thể mãnh liệt hoặc choáng ngợp. Đối với nhiều người, những cảm xúc này leo thang nhanh chóng, như thể ai đó đã dẫm lên bàn đạp ga đầy cảm xúc của bạn. Điều đó có nghĩa là sự cáu kỉnh, khó chịu có thể nhanh chóng chuyển thành giận dữ, thậm chí là phẫn nộ.
  • Phản ứng của cơ thể: Đây là những quá trình tự bảo vệ được thực hiện một cách tự động. Hầu hết những điều này đều tương tự như những gì xảy ra với bạn trong một tình huống nguy hiểm hoặc đáng sợ.
  • Phản ứng hành vi: Đây là những hành động xảy ra để đáp lại âm thanh gây khó chịu, thường là sự thúc đẩy hoặc theo bản năng. Điều đó có nghĩa là bạn có thể không có toàn quyền kiểm soát hành vi của mình. Phản ứng bạo lực (đối với người hoặc đồ vật) có thể xảy ra nhưng thường không phổ biến.

Phản ứng về cảm xúc có thể kể đến như:

  • Sự tức giận;
  • Sự lo lắng;
  • Kinh tởm;
  • Sợ hãi;
  • Kích thích.

Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Người nhạy cảm với âm thanh có thể có phản ứng tức giận với tác nhân gây khó chịu

Phản ứng của cơ thể có thể bao gồm:

  • Huyết áp tăng;
  • Tức ngực hoặc đánh trống ngực;
  • Nổi da gà;
  • Nhịp tim tăng;
  • Đổ mồ hôi.

Phản ứng hành vi của người bệnh có thể bao gồm:

  • Tránh các tình huống có thể xảy ra âm thanh gây khó chịu;
  • Rời khỏi khu vực khi có âm thanh gây khó chịu;
  • Phản ứng bằng lời nói hoặc giọng nói, chẳng hạn như nói chuyện hoặc la mắng người/vật tạo ra âm thanh;
  • Hành động ngăn chặn âm thanh;
  • Hành động bạo lực để dừng âm thanh (hiếm khi xảy ra).

Tìm hiểu thêm: Cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày với Marial Gel

Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Người bệnh có thể phản ứng dữ dội khi đối mặt với âm thanh gây khó chịu

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng có thể khác nhau. Khi các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, những phản ứng về cảm xúc và cơ thể có thể là tất cả những gì bạn gặp phải. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, tác động có thể mạnh đến mức bạn sẽ có phản ứng hành vi nhằm né tránh âm thanh gây khó chịu. Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, người bệnh có thể phản ứng mạnh mẽ bằng lời nói hoặc hành động, đến mức họ không có thời gian để suy nghĩ trước và sẽ thực hiện điều đó theo cách khiến người khác khó chịu. Trong những tình huống đó, người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh thường nhận ra và hối hận về những gì họ đã làm sau đó. Nhưng họ vẫn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát những phản ứng tương tự trong tương lai.

Nguyên nhân gây ra nhạy cảm với âm thanh

Nguyên nhân của chứng nhạy cảm với âm thanh chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, đây có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Một số yếu tố này bao gồm:

  • Sự khác biệt về cấu trúc não;
  • Các bệnh lý liên quan;
  • Tiền sử gia đình hoặc di truyền.

Nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh có nhiều khả năng có những khác biệt nhất định trong cấu trúc và hoạt động não bộ. Các vùng não bị ảnh hưởng sẽ kiểm soát cách bạn xử lý âm thanh và kiểm soát cảm xúc của mình. Thính giác và cảm xúc là một phần của hệ thống tự bảo vệ trong não. Đó là lý do tại sao bạn cảm nhận và liên kết những cảm xúc như giận dữ, ghê tởm và sợ hãi với những tình huống đe dọa. Nhạy cảm với âm thanh giống như khi bạn bật radio ở mức âm lượng tối đa. Tiếng ồn đột ngột dữ dội khiến bạn phản ứng theo bản năng để khiến âm thanh dừng lại, đưa bạn vào trạng thái “chiến đấu hoặc bỏ chạy” và dẫn đến các phản ứng về cảm xúc, cơ thể và hành vi.

Chứng nhạy cảm với âm thanh có nhiều khả năng xảy ra ở những người mắc một số bệnh nhất định như rối loạn thần kinh, rối loạn sức khỏe tâm thần và các tình trạng hoặc triệu chứng liên quan đến thính giác, chẳng hạn như:

  • Rối loạn tăng động/giảm chú ý;
  • Rối loạn phổ tự kỷ;
  • Hội chứng Tourette;
  • Rối loạn trầm cảm nặng;
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế;
  • Mất thính giác;
  • Ù tai;
  • Hyperacusis.

Nhạy cảm với âm thanh: Tổng quan về triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

>>>>>Xem thêm: Thuốc tránh thai Drosperin có giảm cân không?

Nhạy cảm với âm thanh có thể liên quan đến một số tình trạng rối loạn thính giác

Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy chứng nhạy cảm với âm thanh có thể là một tình trạng di truyền trong gia đình. Ngoài ra còn có ít nhất một đột biến gen cũng được cho rằng có vai trò liên quan tới bệnh.

Chứng nhạy cảm với âm thanh không nguy hiểm hay đe dọa tính mạng người bệnh một cách trực tiếp. Tuy nhiên, bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ và hạnh phúc của người bệnh. Những người mắc chứng nhạy cảm với âm thanh thường cũng mắc một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *