Gai lưỡi có vai trò hỗ trợ cho quá trình ăn uống hàng ngày. Khi bộ phận trên bị viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy lưỡi khó chịu và nhạy cảm hơn. Những hình ảnh viêm gai lưỡi trong bài viết sau sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết bệnh lý.
Bạn đang đọc: Nhận biết hình ảnh viêm gai lưỡi phổ biến để có phương pháp điều trị kịp thời
Gai lưỡi (nhú lưỡi) là những vị trí có hình nấm nằm trồi lên ở phần đầu và ở hai bên lưỡi. Bộ phận này có chức năng cảm nhận vị giác như chua, cay, đắng, chát, mặn, ngọt và có màu sắc giống với lưỡi. Tuy nhiên, khi gai lưỡi có tình trạng sưng viêm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những hình ảnh viêm gai lưỡi dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm và chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý.
Contents
Viêm gai lưỡi do nguyên nhân nào?
Có đến hơn 50% dân số bị ảnh hưởng bởi viêm gai lưỡi vào một thời điểm nào đó trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính và độ tuổi nào, trong đó thường gặp ở phụ nữ trẻ. Hiện nay y học vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm gai lưỡi. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ được cho là có khả năng gây ra viêm gai lưỡi phải kể đến là:
Mắc các bệnh lý răng miệng: Viêm nướu, viêm lợi, khoang miệng nhiễm nấm, nhiễm khuẩn cộng với việc không vệ sinh răng miệng kỹ sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi dẫn đến viêm gai lưỡi.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ cay nóng hoặc một số thực phẩm đặc biệt như cà phê, rượu, rau sống, món ăn nhiều acid dễ gây kích ứng. Cơ thể thiếu hụt các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, B9, B12 và sắt cần thiết hay chất xơ cũng có thể dẫn đến tình trạng trên.
Thường xuyên căng thẳng, stress: Khi cơ thể bị áp lực kéo dài, sức đề kháng sẽ bị suy giảm. Dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể sẽ khiến ta dễ mắc các bệnh lặt vặt và viêm gai lưỡi là một trong số đó.
Sự thay đổi của nội tiết tố: Cơ thể bị thay đổi nội tiết tố sẽ trở nên nhạy cảm, dễ phản ứng với môi trường xung quanh. Từ đó có thể xảy ra nhiều vấn đề ở khoang miệng.
Những tổn thương vật lý: Nhai, cắn lưỡi, chấn thương lưỡi, lâu ngày sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm.
Yếu tố cơ địa: Gai lưỡi của mỗi người có thể bị kích ứng với một số sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống,…
Dấu hiệu nhận biết và hình ảnh viêm gai lưỡi thường gặp
Bạn băn khoăn liệu mình có bị viêm gai lưỡi hay không, hãy dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
- Cảm thấy lưỡi bị đau, khó chịu, bỏng rát khi nói, ăn và uống, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng.
- Gai lưỡi có thể sưng lên thành cục nhỏ và thường tấy đỏ.
- Lưỡi có cảm giác ngứa ngáy râm ran.
- Lưỡi có thể xuất hiện nhiều phần lốm đốm màu trắng khiến người bệnh cảm thấy khoang miệng bị cộm cấn khi ăn nhai, nuốt.
Dưới đây là một số hình ảnh viêm gai lưỡi phổ biến:
Tìm hiểu thêm: Bóc vảy lông mày có sao không? Những điều cần lưu ý sau khi phun lông mày
Tìm hiểu thêm: Bóc vảy lông mày có sao không? Những điều cần lưu ý sau khi phun lông mày
Bệnh lý viêm gai lưỡi có gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe không?
Những hình ảnh viêm gai lưỡi xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Bệnh lý thường kéo dài 1 – 2 ngày và sau đó tình trạng trên sẽ biến mất nếu bạn thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và cách vệ sinh răng miệng.
Gai lưỡi bị viêm không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bệnh thường gây đau, khó chịu, làm mất tính thẩm mỹ, ảnh hưởng đến các cuộc gặp mặt, trò chuyện làm giảm chất lượng cuộc sống của mỗi người. Thế nhưng, người bệnh vẫn cần theo dõi và có chế độ chăm sóc phù hợp càng sớm càng tốt, tránh làm cho khu vực bị viêm lan rộng. Những đầu cảm giác vị giác trên gai lưỡi sẽ bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân ăn không thấy ngon miệng, về lâu dài sẽ dẫn đến biếng ăn, suy nhược cơ thể.
Bên cạnh đó, nếu quan sát thấy hiện tượng gai lưỡi bị viêm không thuyên giảm cùng xuất hiện thêm những triệu chứng khác thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Lúc này, gai lưỡi bị sưng viêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
- U nhú tế bào có vảy;
- Bệnh giang mai;
- Tổn thương gây ra u xơ;
- U nang bạch huyết;
- Ung thư miệng.
Nhìn chung, viêm gai lưỡi có thể là bệnh lý nhẹ không nguy hiểm. Thế nhưng, bệnh có thể kéo dài, lây lan và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, khi thấy tình hình bệnh dai dẳng, bạn cần theo dõi và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh lý viêm gai lưỡi
Dựa trên sự thăm khám tình trạng viêm gai lưỡi kết hợp với những kết quả cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh cụ thể ở từng người. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu gai lưỡi bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus,… Bên cạnh đó, có thể thêm thuốc giảm đau để bớt triệu chứng đau, đỏ, sưng tấy. Trong trường hợp do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh nhân có thể được tư vấn một số sản phẩm bổ sung, vitamin tổng hợp, tăng sức đề kháng.
Cách chăm sóc tại nhà khi bị viêm gai lưỡi
Bên cạnh việc điều trị tại trung tâm y tế, người bệnh cũng cần chủ động tự chăm sóc và quản lý bệnh để giảm bớt triệu chứng và tăng cơ hội phục hồi nhanh chóng hơn bằng cách:
- Vệ sinh răng, miệng, lưỡi đúng cách bằng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn, không cho vi khuẩn gây bệnh cơ hội sinh sôi, phát triển. Thường xuyên đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
- Tránh căng thẳng, stress kéo dài, xây dựng lối sống lành mạnh, năng động, thường xuyên tập thể dục.
- Không hút thuốc thậm chí là thuốc lá điện tử. Bỏ hẳn thói quen uống rượu vì những yếu tố trên có thể làm tái phát bệnh viêm lưỡi.
- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm cay, nóng, thực phẩm có tính acid, trà, cà phê,… Tăng cường rau củ, trái cây vào bữa ăn hàng ngày, bổ sung đầy đủ lượng nước cơ thể cần thiết để duy trì độ ẩm của niêm mạc lưỡi.
- Kiểm tra lại thuốc đang sử dụng vì một số thuốc có thể gây tác dụng phụ cho miệng như thuốc điều trị cao huyết áp, một số dược phẩm hoặc kem đánh răng có thành phần gây kích ứng. Hãy thảo luận với bác sĩ nếu cơ thể xảy ra những triệu chứng không mong muốn.
- Thăm khám sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần ở những cơ sở y tế uy tín. Theo dõi và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
>>>>>Xem thêm: Uống thuốc khi không biết mình mang thai có nguy hiểm không?
Bài viết trên đây là những chia sẻ của KenShin về hình ảnh viêm gai lưỡi. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về các hình ảnh viêm gai lưỡi giúp bạn có thể nhận biết triệu chứng viêm gai lưỡi nhằm phát hiện và điều trị kịp thời.