Nguyên nhân và dấu hiệu mắc phải thiếu máu huyết tán tự miễn

Bệnh tự miễn là hậu quả của một quá trình rối loạn hệ miễn dịch trong đó có ảnh hưởng đến hệ thống tế bào máu. Vậy bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn là gì và nguyên nhân là do đâu?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và dấu hiệu mắc phải thiếu máu huyết tán tự miễn

Tế bào máu trong cơ thể gồm 3 loại chính là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu và mỗi tế bào giữ một chức năng nhiệm vụ khác nhau nhằm đảm bảo hoạt động sống của cơ thể và bảo vệ khỏi các tác nhân xâm nhập. Bất kỳ sự tổn hại nào đến hệ thống này đều gây nguy hại đến sức khỏe.

Thiếu máu là tình trạng số lượng Hemoglobin (Hb) sản sinh không đủ so với nhu cầu của cơ thể, thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có tán huyết. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn.

Thiếu máu huyết tán tự miễn là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu huyết tán là bệnh lý tự miễn trong đó người bệnh mắc thiếu máu do hồng cầu bị vỡ (tán huyết) sớm hơn chu kỳ sống bình thường (120 ngày). Hồng cầu là một loại tế bào máu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ quan trong cơ thể.

Nguyên nhân và dấu hiệu mắc phải thiếu máu huyết tán tự miễn

Thiếu máu huyết tán tự miễn là tình trạng thiếu máu do hồng cầu bị vỡ sớm hơn bình thường

Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng,… một loại tế bào máu là bạch cầu sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ (thông qua kháng nguyên lạ) và tự sinh ra các kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó.

Trong trường hợp bệnh thiếu máu huyết tán cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại hồng cầu. Các kháng thể này gắn vào hồng cầu và làm hồng cầu bị phá hủy ở lách hoặc trong lòng mạch máu, hậu quả là giảm số lượng tế bào hồng cầu trong máu, dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu huyết tán tự miễn, người ta có thể chia bệnh lý này thành 3 nhóm chính:

Kháng thể miễn dịch đồng loại gây hủy hồng cầu

Nguyên nhân này xuất hiện do các lý do sau:

  • Truyền nhầm nhóm máu: Truyền máu khác nhóm (ví dụ truyền nhóm máu A, nhóm máu B cho máu AB), truyền lượng lớn nhóm máu O phổ thông, truyền nhóm máu O nguy hiểm cho nhóm khác không phải máu O.
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Theo hệ ABO người mẹ mang nhóm máu O trong khi con mang nhóm máu A hoặc B, bất đồng nhóm máu hệ Rh ở trẻ sơ sinh do mẹ máu có Rh- và con máu có Rh+.
  • Do sự hình thành kháng thể miễn dịch bất thường: Trong trường hợp truyền máu không đồng nhóm máu phụ, hệ thống kháng nguyên bạch cầu, hệ tiểu cầu và hệ Rh.

Sự kích thích kháng nguyên có cấu trúc giống kháng nguyên của hồng cầu

Một số tình trạng dưới đây tạo kháng thể miễn dịch khác loại do sự kích thích kháng nguyên động vật hay thực vật có cấu trúc giống với kháng nguyên của hồng cầu, dẫn đến phá hủy hồng cầu:

  • Tình trạng tăng phản ứng miễn dịch bằng cách tiêm các vắc-xin có chứa kháng độc tố (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván…).
  • Sử dụng một số thuốc điều trị bào chế từ động vật (tinh chất gan, dạ dày, thành phần kháng hemophilia của lợn…).
  • Gây miễn dịch ở những người tình nguyện bằng chất Witebsky để điều chế huyết thanh mẫu.

Tìm hiểu thêm: Cơ chế hoạt động của virus diệt ung thư như thế nào?

Nguyên nhân và dấu hiệu mắc phải thiếu máu huyết tán tự miễn
Tiêm các vắc-xin có chứa kháng độc tố có thể gây ra thiếu máu huyết tán tự miễn

Các nhóm nguyên nhân khác

Ngoài 2 nhóm nguyên nhân nêu trên, một số lý do dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu huyết tán tự miễn:

  • Cơ chế phản ứng chéo: Sau khi cơ thể bị nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus (nhiễm trùng tai mũi họng), nhiễm trùng phổi do Mycoplasma, sau nhiễm siêu vi.
  • Sau khi sử dụng các thuốc kháng sinh dòng Penicillin, PAS, sulfamid, chlorpromazine, quinine,…
  • Thiếu máu huyết tán tự miễn cũng có gặp trong một số bệnh ác tính như ung thư hạch, bệnh Hodgkin,… do sự tổn thương suy yếu khả năng kiểm soát các tế bào có năng lực miễn dịch.

Dấu hiệu của người mắc thiếu máu huyết tán tự miễn

Khi nồng độ Hemoglobin (Hb) giảm thấp, cơ thể người bệnh sẽ có các triệu chứng của thiếu máu như mệt mỏi, da niêm nhạt, chán ăn,… Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì vậy nếu bạn hay người nhà có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm sau cần đến cơ sở y tế kịp thời:

  • Dấu hiệu khó thở: Cảm giác hụt hơi, khó khăn khi hít vào và thở ra.
  • Nhịp tim nhanh: Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Lơ mơ: Mất ý thức dần dần, lay gọi không tỉnh, không nhận ra mọi thứ xung quanh, nặng hơn có thể hôn mê.

Ngoài ra đối với trẻ sơ sinh tán huyết do bất đồng nhóm máu mẹ con có thể biểu hiện bằng tình trạng vàng mắt, vàng da sau sinh và bé cần được theo dõi sát sao, chiếu đèn khi có chỉ định để tránh biến chứng.

Một số dấu hiệu khác cũng gợi ý tình trạng thiếu máu huyết tán là gan to, lách to, vàng da vàng mắt nhẹ, nước tiểu sậm màu, thậm chí là tiểu ra máu,…

Nguyên nhân và dấu hiệu mắc phải thiếu máu huyết tán tự miễn

>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn Lam: Hiểu rõ triệu chứng, con đường lây lan và cách phòng tránh

Vàng da là một trong những dấu hiệu thiếu máu huyết tán tự miễn

Thiếu máu huyết tán tự miễn là tình trạng hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ sớm hơn bình thường do sự rối loạn hệ thống miễn dịch. Đây là bệnh lý liên quan đến nhiều lĩnh vực từ huyết học, miễn dịch đến di truyền. Việc tìm ra được nguyên nhân chính xác của bệnh là không dễ dàng, đòi hỏi cần làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu, tuy nhiên tiên lượng của bệnh khá tốt và nhiều trường hợp bệnh tự giới hạn sau một thời gian. Trang bị cho mình kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh để kịp thời phát hiện và đến cơ sở y tế để điều trị là điều cần thiết. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi chúng ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *