Ngứa da đầu và rụng tóc là một số những tình trạng đang cực kỳ phổ biến hiện nay, gây ra khá nhiều khó khăn và bất tiện cho cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây nên và một số cách trị tại nhà của vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng ngứa da đầu, rụng nhiều tóc
Gàu thường được cho là nguồn cơn của những cơn ngứa da đầu dẫn đến rụng tóc, kèm theo đó là rất nhiều phiền toái và khó chịu. Ngứa da đầu, rụng nhiều tóc cũng có thể là tình trạng của một loại bệnh lý về da liễu hoặc thậm chí là liên quan đến dây thần kinh mà có thể chúng ta đã vô tình mắc phải.
Contents
Nguyên nhân gây ngứa da đầu, rụng nhiều tóc
Đa phần chúng ta đều bị ngứa da đầu và trung bình mỗi người sẽ rụng trong khoảng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này sẽ hoàn toàn bình thường nếu nó không đi kèm theo các nốt sưng đỏ, sần,… Có một vài nguyên nhân gây ngứa da đầu và rụng tóc như:
Gàu
Chắc chắn một điều rằng gàu sẽ luôn là thủ phạm đứng top đầu trong danh sách những nguyên nhân gây ngứa da đầu. Ngoài hiện tượng gàu sinh lý thông thường, còn một loại khác là kết quả của việc nhiễm trùng nấm men Malassezia – một trong những tác nhân trực tiếp gây ra gàu. Khi bị viêm mãn tính, da đầu chúng ta tích tụ một lớp bã nhờn khiến da đầu bị khô, hình thành nhiều mảng vảy gàu. Ngoài nấm da đầu và gây ngứa, nhiễm trùng nấm men còn làm bít tắc lỗ chân lông, khiến chân tóc bị suy yếu, dẫn đến tóc dễ rụng và khó mọc lại tóc con.
Chăm sóc tóc sai cách
Các thói quen chăm sóc tóc sai cách cũng là nguyên nhân gây ngứa da đầu:
- Gội đầu quá nhiều lần trong tuần: Các chuyên gia da liễu khuyên rằng chúng ta không nên gội đầu quá nhiều lần trong một tuần, chỉ cần từ 2 đến 3 lần một tuần là đủ.
- Buộc tóc quá chặt: Đây là một trong số những thói quen sai lầm hội chị em rất hay mắc phải. Buộc, tết tóc quá căng, quá chặt trong thời gian dài sẽ tạo thành tổn thương khó phục hồi cho nang tóc, đây cũng là lý do khiến da đầu bạn bị ngứa và tóc dễ gãy, rụng.
- Nhiệt độ cao: Phơi da đầu trực tiếp dưới ánh mặt trời, dùng các loại máy sấy, uốn, duỗi, gập với nhiệt độ cao, gội đầu bằng nước quá nóng, tất cả những hành động này đều sẽ khiến cho da đầu chúng ta sẽ tiết nhiều bã nhờn hơn, trở thành môi trường thích hợp cho nấm, vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Thiếu dưỡng chất: Da đầu và tóc của bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, allicin, omega-3, vitamin A, B (B3, B2, B6, B7), C, E, H,…
Ngoài ra còn có các nguyên nhân như dùng loại dầu gội không thích hợp, cào, gãi da đầu quá mạnh, để tóc ướt đi ngủ, dùng nhiều thuốc ép, duỗi, nhuộm,… Đây cũng là những yếu tố dẫn đến gàu trên da đầu.
Dị ứng thuốc nhuộm tóc
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 1% số người bị dị ứng thuốc làm tóc, cụ thể hơn là dị ứng với thành phần paraphenylenediamine (PPD) có trong thuốc nhuộm. Các trường hợp phản ứng nặng có thể khiến da đầu bị viêm, ngứa, rụng tóc nghiêm trọng.
Chấy
Trẻ em trong độ tuổi đang lớn rất dễ bị nhiễm chấy. Chấy không chỉ khó chịu vì gây ngứa da đầu, mà vì nó còn có thể lây lan cho người khác. Trẻ em có thể bị chấy vì không biết cách vệ sinh da đầu sạch sẽ, hoặc bị lây chấy từ người khác thông qua quá trình tiếp xúc chẳng hạn như ngủ chung.
Viêm nang lông
Viêm nang lông thường là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có khả năng mọc lông và tóc, kể cả da đầu. Viêm nang lông không chỉ gây ra những cơn ngứa, các vết sưng đỏ, mà còn khiến bạn bị rụng tóc tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Nếu bị nặng, nó có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây stress và mất ngủ. Ngoài ra, sử dụng các loại dầu gội, dầu xả, dưỡng chất có chứa nhiều hóa chất trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến viêm nang lông.
Rụng tóc vùng
Rụng tóc vùng hay rụng tóc từng mảng là hiện tượng tóc rụng theo từng vùng, từng cụm nhỏ hoặc lớn tạo thành các mạng hói trắng trên da đầu. Nếu để lâu không trị thì tình trạng này có thể nặng hơn khiến tóc dần rụng hết toàn bộ và rất khó lòng mọc tóc trở lại.
Bệnh lý da liễu
Ngứa da đầu cũng có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý da liễu dưới đây:
- Nấm da đầu: Loại bệnh mà nấm khuẩn xâm nhập sâu vào trong nang tóc gây ngứa da đầu và rụng tóc được gọi là nấm da đầu. Nguyên nhân gây bệnh được cho là do một số thói quen sinh hoạt không mấy lành mạnh chẳng hạn như dùng dung đồ dùng vệ sinh cá nhân (khăn tắm, khăn mặt,…), đi ngủ khi tóc còn ướt,… Đặc biệt cần chú ý, bệnh này có khả năng lây lan. Có thể phát hiện căn bệnh này bằng các triệu chứng mọc vảy, phát ban, da đầu hiện các đốm đen,…
- Vảy nến: Hiểu đơn giản, vảy nến những mảng da bị sần sùi, bong tróc tạo thành lớp vảy trắng, vùng da bị tổn thương xung quanh có màu hồng hoặc đỏ, nếu nặng thì có thể chuyển thành màu tím. Tình trạng này kéo theo các triệu chứng khác như viêm da đầu, rụng tóc, vảy khô,…
- Ung thư da: Ung thư da cũng có thể gây ngứa da đầu, bạn có thể mắc ung thư da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời (tia tử ngoại), tẩy, nhuộm tóc quá nhiều, hoặc cũng có thể là do di truyền. Đa phần đều là lành tính, nhưng cũng đừng vội chủ quan.
- Mề đay: Khi thời tiết nắng nóng, nhất là vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn khiến chúng ta dễ bị nổi mề đay. Dễ thấy nhất là cơ thể bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,… thường loại bệnh này ít xảy ra ở da đầu, nhưng không phải là không có.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm mà bạn cần phải biết
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Một số cách trị ngứa da đầu tại nhà
Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để điều trị ngứa da đầu ngay tại nhà:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Việc điều chỉnh cũng như duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh và phù hợp, bổ sung các loại vitamin cần thiết (kẽm, sắt, vitamin A, B, E, H,…) cũng là một trong những yếu tố cần thiết giúp da đầu và tóc chúng ta khỏe mạnh hơn.
Dùng loại dầu gội phù hợp
Hãy dùng những loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh, độ pH từ 4.5 đến 5.5 cho da nhạy cảm. Nếu bị gàu, hãy dùng những loại dầu gội có chứa kẽm hoặc selen để giúp chống nấm men.
Dưỡng tóc tự nhiên
Một số mẹo dưỡng tóc bằng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên:
- Nước chanh sát trùng, trị gàu;
- Dầu mè làm dịu da, giảm ngứa;
- Giấm táo trị gàu, kháng khuẩn, cân bằng độ pH tự nhiên;
- Mật ong nguyên chất giúp kháng khuẩn, tái tạo tế bào da bị tổn thương, làm dịu da viêm;
- Dầu dừa trị ngứa, giữ ẩm;
- Dầu cây trà giúp kháng khuẩn, kháng viêm, trị ngứa.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh
Cải thiện các thói quen trong sinh hoạt cũng giúp tóc khỏe mạnh hơn:
- Đội mũ khi hoạt động dưới trời nắng, giảm thời gian sử dụng cũng như nhiệt độ các loại máy chuyên dụng cho tóc, không tẩy, nhuộm tóc quá nhiều, không buộc tóc quá chặt, sấy khô tóc trước khi đi ngủ,…
- Chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần/tuần và không cào tóc quá mạnh lúc gội.
- Vệ sinh vật dụng cá nhân thường xuyên và tránh sử dụng chung đồ dùng vệ sinh với người khác.
- Hạn chế các loại đồ ăn vặt, các món cay, nóng, dầu mỡ.
Massage da đầu
Massage da đầu giúp tóc dày hơn, giảm stress, từ đó giảm bớt tình trạng gàu và rụng tóc.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa nhạy cảm thực phẩm và dị ứng thực phẩm mà bạn cần phải biết
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Khi nào cần đến bệnh viện?
Khi tình trạng ngứa da đầu và rụng tóc trở nên nghiêm trọng và mất kiểm soát như:
- Da đầu bị bỏng rộp và bạn thấy đau khi đụng vào;
- Những cơn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng giấc ngủ và cuộc sống;
- Tóc rụng theo mảng, lớp tóc mỏng đi, hoặc thậm chí là bị hói.
Trên đây là thông tin tham khảo về chứng ngứa da đầu và rụng nhiều tóc. Tình trạng này thường sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm cho chúng ta, nhưng đôi lúc sẽ có vài trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.