Ở trẻ em, quá trình phát triển thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe thất thường, khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong đó, trẻ em 2 tuổi thường gặp vấn đề nôn về đêm, đây là tình trạng rất thường gặp ở trẻ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm để có hướng xử trí tốt nhất.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm và cách xử trí
Trong quá trình phát triển trẻ em, có thể xảy ra nhiều vấn đề sức khỏe thường gặp và một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ 2 tuổi là tình trạng nôn vào ban đêm. Điều này có thể là một trạng thái thường gặp và không cần quá lo lắng.
Contents
Tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm
Tình trạng nôn về đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ. Nó có thể là sự biểu hiện thay đổi sinh lý ở trẻ nhỏ. Do đó, đây không phải vấn đề quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên quá chủ quan. Vì có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn về đêm, có thể tình trạng nôn kéo dài ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ.
Ban đêm là thời gian quan trọng để bé ngủ và nghỉ ngơi điều đó sẽ giúp ích cho việc phát triển ở trẻ. Việc nôn về đêm diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ không được nghỉ ngơi, mất sức và mệt mỏi. Kéo theo đó, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất của trẻ, đó là một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu tình trạng nôn kéo dài có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ về tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm để có hướng xử trí kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm
Nôn mửa ở trẻ 2 tuổi có thể xuất hiện với nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp ở trẻ:
- Sự phát triển bình thường ở trẻ: Nôn đôi khi có thể là một phần của sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Trẻ 2 tuổi thường thay đổi thói quen ăn uống nên có thể nôn trong một thời gian ngắn. Hiện tượng nôn có thể xảy ra khi bố mẹ bế rung lắc mạnh hay con nô đùa nhiều sau ăn làm dạ dày co thắt.
- Bệnh lý tiêu hóa: Một số trẻ có thể bị nôn do sự cản trở trong tiêu hóa, ví dụ như việc nuốt nhanh hoặc ăn quá nhiều thức ăn mà dạ dày của chúng không thể xử lý. Tình trạng nôn trớ về đêm đôi khi là dấu hiệu của bệnh lý hệ tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, trào ngược dạ dày.
- Do ăn thực phẩm khó tiêu: Trẻ có thể nôn vì không tiêu hóa thức ăn hoặc tiêu hóa thức ăn kém. Điều này có thể xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn khó tiêu hóa. Dị ứng thức ăn hoặc mắc các dị ứng khác cũng có thể gây nôn ở trẻ nhỏ.
- Những nguyên nhân khác: Nhiễm khuẩn, cảm lạnh, căng thẳng hoặc lo lắng,… Ở trẻ em sức đề kháng yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài khiến khả năng mắc bệnh ở trẻ cao. Bé bị cảm lạnh, cảm cúm đây là những bệnh thường gặp ở trẻ khi cơ thể nhiễm khuẩn, virus. Khi đó khoang mũi tiết ra rất nhiều dịch nhầy có thể tràn xuống họng sẽ làm trẻ buồn nôn. Có một số căn bệnh hiếm gặp cũng có triệu chứng nôn về đêm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não,…
Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm có nguy hiểm không?
Ở trẻ 2 tuổi, tình trạng nôn về đêm thường xảy ra do sự thay đổi sinh lý nên tình trạng này không nguy hiểm. Nhưng bố mẹ cần đặc biệt theo dõi triệu chứng của trẻ, nếu tình trạng kéo dài cần nghĩ đến các nguyên nhân gây ra bởi các bệnh lý.
Tùy thuộc vào các bất thường kèm theo mà bố mẹ có các cách xử trí khác nhau.
- Nếu trẻ nôn, không quấy khóc, không sốt và không có bất thường nào kèm theo, bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà và theo dõi thêm tình trạng của trẻ.
- Nếu trẻ nôn mửa vào ban đêm và triệu chứng kéo dài, kèm theo các triệu chứng như: Sốt cao, mê sảng, chán ăn, có tình trạng quấy khóc hoặc có những tình trạng nghiêm trọng khác, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Cách xử trí khi trẻ 2 tuổi nôn về đêm
Trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm là tình trạng rất thường gặp với rất nhiều lý do được chỉ ra như trên, nhưng bố mẹ vẫn luôn lo lắng và lúng túng khi chăm sóc trẻ làm tình trạng của trẻ nặng hơn.
Bố mẹ cần thật sự bình tĩnh, biết cách xử trí phù hợp và kịp thời cho trẻ để tình trạng của trẻ có thể cải thiện. Dưới đây là một số cách xử trí khi trẻ nôn ói:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ khi nôn: Chất nôn có thể gây tắc đường thở, nguy hiểm tới con. Nếu gặp vấn đề bé nôn khi đang ngủ cần để con nằm yên. Sử dụng gối kê cao đầu đồng thời nghiêng qua một bên để tránh trào ngược hoặc hít sặc vào phổi.
- Tránh cho con ăn ngay sau khi nôn, theo dõi tình trạng của con. Trong trường hợp con nôn quá nhiều gây mất nước và thiếu dinh dưỡng cần bù nước điện giải kèm chất dinh dưỡng cho con.
- Theo dõi tần suất nôn và các tình trạng kèm theo: Nếu tình trạng nôn kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý 8 thực phẩm không nên kết hợp khi ăn đậu phụ
Cách phòng ngừa trẻ 2 tuổi nôn trớ về đêm
Chế độ dinh dưỡng phù hợp và lối sống lành mạnh cho trẻ
Không cho con ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ dễ tiêu hóa đồng thời không gây quá tải, hấp thu tốt và hạn chế nôn. Nếu trẻ nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thức ăn nào tuyệt đối không cho trẻ ăn, tránh hoạt động quá nhiều sau khi ăn. Bổ sung đầy đủ các chất, cho trẻ ăn các thức ăn sạch sẽ, an toàn hợp vệ sinh.
Đảm bảo vệ sinh cho trẻ
Ở độ tuổi này bé thường rất năng động, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên tay chân thường bị bẩn. Cần vệ sinh cho bé thường xuyên, tránh cho tay vào miệng hay dùng tay bẩn cầm nắm thức ăn. Điều đó sẽ dẫn tới việc bé dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên sẽ thường dễ mắc bệnh, nên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kiểm tra sức khỏe và thể trạng của trẻ. Từ đó có phương pháp điều trị cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Cần cung cấp cho trẻ một chế độ ăn có đầy đủ tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất:
- Nhóm chất đạm: Thịt, trứng, cá,…
- Nhóm tinh bột: Khoai tây, ngũ cốc, gạo, các thực phẩm chế biến từ bột.
- Nhóm chất béo: Từ các loại dầu chế biến, ngoài ra cũng nên bổ sung từ phô mai, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Bổ sung từ các loại rau, hoa quả tươi nên cho trẻ ăn hàng ngày đa dạng các loại.
- Hiện nay, trên thị trường có nhiều thực phẩm bổ sung cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em. Đó là một lựa chọn tốt cho bố mẹ khi muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, ngay cả khi trẻ biếng ăn.
Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất, giúp trẻ có thể tăng cường sức khỏe, cũng như phát triển toàn diện cơ thể. Từ đó, hạn chế các bệnh mắc phải giảm tình trạng nôn ói ở trẻ em.
>>>>>Xem thêm: Tại sao có tim thai rồi lại mất? Cần làm gì khi không có tim thai?
Tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn về đêm là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em, có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ em nôn về đêm. Để đảm bảo sức khỏe ổn định cho trẻ bố mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như rèn luyện cho trẻ một sức khỏe tốt. Trong những trường hợp trẻ gặp nôn ói kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.