Răng có vai trò quan trọng và mất đi bất cứ chiếc răng nào cũng sẽ gây ra những vấn đề về răng miệng nhất định. Rất nhiều người bị mất răng hàm dưới nhưng chưa biết được rõ nguyên nhân và cách để khắc phục.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân mất răng hàm dưới và cách để khắc phục chưa?
Vì sao lại bị mất răng hàm dưới? Nguyên nhân là do đâu? Mất răng hàm dưới có ảnh hưởng gì không và khắc phục như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay dưới bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu chung về răng hàm dưới
Nhìn chung, một người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng. Số lượng răng có thể dao động bởi sở dĩ có 4 chiếc răng khôn bao gồm 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới không phải ai cũng sẽ mọc đủ. Hàm răng dưới có tổng cộng 16 chiếc răng với 4 chiếc răng cửa, 2 chiếc răng nanh, 4 chiếc răng hàm nhỏ và 6 chiếc răng hàm lớn tương tự như với hàm trên.
Mỗi răng sẽ có nhiệm vụ khác nhau. Răng số 4 và 5 sẽ dùng để cắn xé thức ăn, trong khi đó, nhóm răng hàm lớn số 6, 7, 8 lại có chức năng chính là nghiền nát thức ăn để đưa xuống dạ dày. Dẫu vậy, chức năng nhai của răng khôn số 8 không quá nổi bật.
Có những chiếc răng hàm vĩnh viễn là răng số 6, 7. Hai chiếc răng hàm này chỉ mọc duy nhất một lần, vì thế, nếu bị mất răng sẽ không thể mọc lại được nữa. Thậm chí, mất răng sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Do đó, việc điều trị răng bị mất là rất cần thiết chúng ta không thể bỏ qua.
Nguyên nhân mất răng hàm dưới
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho răng hàm dưới bị mất đi mà không phải ai cũng đã biết rõ. Một số nguyên nhân như:
- Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng hoặc đánh răng không sạch sẽ dễ khiến cho răng bị sâu, gây tình trạng viêm nướu và nặng nhất là bị mất răng vĩnh viễn.
- Có thói quen sinh hoạt không tốt: Thói quen hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính làm cho tình trạng viêm nướu trở nên trầm trọng, dẫn đến mất răng.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của răng. Bổ sung các chất dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu canxi sẽ làm cho răng yếu đi. Răng còn có thể bị mòn, nướu yếu nếu như ăn nhiều các thực phẩm chứa axit và carbohydrates hoặc đường.
- Do tuổi cao: Tuổi tác cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh khiến cho răng không còn chắc khỏe hay bị rụng răng.
- Các bệnh lý khác: Răng bị mất đi cũng do một số các bệnh lý khác gây ra như viêm khớp cắn, ung thư khớp cắn, đái tháo đường,…
Nắm rõ các nguyên nhân khiến cho răng bị mất từ đó sẽ giúp cho bệnh nhân có hướng điều trị đúng đắn, khắc phục tốt tình trạng mất răng.
Mất răng hàm dưới có sao không?
Trước tiên, tính thẩm mỹ của gương mặt sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một trong những hậu quả do tình trạng mất răng hàm dưới gây ra. Không chỉ thế, sức khỏe răng miệng cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn như sau:
- Khả năng nhai: Thiếu mất răng sẽ khiến cho khả năng nhai bị hạn chế. Khả năng nghiền nát thức ăn sẽ bị yếu đi, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa và cả tâm lý. Gây ra tâm lý chán ăn.
- Khả năng phát âm: Một trong những chức năng quan trọng của răng đó chính là điều hòa không khí bên trong khoang miệng. Thiếu răng sẽ khiến cho phát âm không được rõ ràng, tròn chữ, thậm chí là có thể bị ngọng.
- Các bệnh lý về răng miệng: Vi khuẩn trong khoang miệng sẽ được tạo điều kiện sống sót nhờ khoảng trống do răng mất đi để lại. Dần dần, một số các bệnh lý về răng miệng sẽ xuất hiện như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng,…
- Tiêu xương hàm: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất, gây lệch khớp cắn, chức năng nhai bị ảnh hưởng và méo miệng.
Khi một chiếc răng mất đi, dần theo thời gian, các chiếc răng khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị xô lệch, bị rụng theo. Răng bị mất để càng lâu tình trạng sẽ càng trở nặng, thời gian điều trị kéo dài cùng với đó là chi phí đắt đỏ.
Tìm hiểu thêm: Cách khắc phục đau dạ con sau sinh cực hiệu quả
Bị mất răng phải làm sao?
Phải làm sao để có thể khắc phục tình trạng răng hàm dưới bị mất? Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp khắc phục răng bị mất người bệnh có thể tham khảo. Dựa vào thể trạng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp phù hợp nhất.
Đeo hàm giả có thể tháo lắp
- Ưu điểm: Dễ dàng tháo lắp, phù hợp với người cao tuổi bị mất nhiều răng, dễ dàng vệ sinh, chi phí rẻ.
- Nhược điểm: Không thay thế được chân răng bị mất do đó không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm. Răng không thể chịu được áp lực nhai quá lớn, cồng kềnh, kém thẩm mỹ. Độ bền không cao, chỉ khoảng 3 – 5 năm.
Làm cầu răng sứ
- Ưu điểm: Thời gian điều trị nhanh, tiện lợi, phù hợp với nhiều đối tượng. Sử dụng các vật liệu an toàn đối với sức khỏe, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hay tăng huyết áp cũng có thể sử dụng.
- Nhược điểm: Gây tổn thương lên răng do phải mài 2 răng cạnh răng bị mất, nếu tỷ lệ mài không chuẩn sẽ làm mòn men răng, gây áp xe răng, viêm tủy. Ngoài ra, tình trạng tiêu xương hàm cũng không được khắc phục. Các khe hở giữa răng khiến cho thức ăn dễ mắc vào gây viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng.
Trồng răng Implant
- Ưu điểm: Chất liệu thân thiện, răng giả được trồng có cả chân răng chắc chắn, đảm bảo không quá khác biệt với răng thật đã mất. Chức năng nhai tốt, thoải mái, không gây tiêu hủy xương hàm và không ảnh hưởng đến các răng ở bên cạnh. Độ bền đặc biệt cao, trên 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận.
- Nhược điểm: Chi phí khá cao, người mắc các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, đang hóa trị hoặc xạ trị, có cấu trúc xương bất thường, yếu thì không thể thực hiện.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm động mạch thận chẩn đoán bệnh lý
Mất răng không phải là vấn đề về sức khỏe đơn giản, do đó, hãy đi điều trị răng bị mất càng sớm càng tốt, tránh gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, hãy thực hiện trồng răng tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra lộ trình điều trị cụ thể, hợp với thể trạng.