Thính giác là một bộ phận quan trọng trên cơ thể con người. Nếu đột nhiên bị điếc đột ngột thì bạn nên làm gì? KenShin sẽ gửi đến bạn thông tin về nguyên nhân điếc đột ngột cũng như cách xử trí khi rơi vào trường hợp này để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân điếc đột ngột là gì? Phương pháp chẩn đoán và xử trí
Tình trạng điếc đột ngột đang có xu hướng ngày một gia tăng. Tuy nhiên, người bệnh thường xem nhẹ dấu hiệu hoặc khó phát hiện. Bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin về nguyên nhân điếc đột ngột cùng cách chẩn đoán, xử trí và biện pháp phòng tránh. Nếu bạn xem nhẹ, tình trạng có thể diễn tiến nặng hơn gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe.
Contents
Dấu hiệu khi bị điếc đột ngột
Điếc đột ngột là tình trạng thính giác đột ngột mất đi. Diễn tiến của tình trạng này khá nhanh và không thể giải thích được. Bệnh nhân có thể bị điếc một lúc hoặc kéo dài vài ngày. Điếc đột ngột xảy ra nguyên nhân là do vấn đề ở các cơ quan cảm giác của tai trong và thường xảy ra với một bên tai.
Người bị điếc đột ngột sẽ phát hiện ra mình rơi vào trường hợp này vào buổi sáng khi thức dậy. Cũng có người phát hiện mình mất thính giác khi bị giảm thính lực đột ngột lúc đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như đang dùng điện thoại. Một số người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào trước khi biến mất thính giác. Người bệnh bị điếc đột ngột có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng như chóng mặt, ù tai, cảm giác đầy tai…
Nhiều người khi bị điếc đột ngột chủ quan không đi thăm khám vì nghĩ rằng mất thính lực là do nhiễm trùng xoang, dị ứng, ráy tai nhiều hay những tình trạng thông thường khác. Tuy nhiên, bạn cần được khám điều trị tức thời và đây được xem là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Điếc đột ngột có thể tự hồi phục một phần hoặc hoàn toàn một cách tự nhiên trong 1 đến 2 tuần. Tuy vậy, việc chẩn đoán và điều trị muộn có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bệnh nhân được điều trị kịp thời sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng hồi phục thính lực.
Nguyên nhân điếc đột ngột
Có nhiều nguyên nhân điếc đột ngột và sẽ rất khó để xác định. Một số lý do chủ yếu có thể kể đến là:
- Mắc bệnh truyền nhiễm như viêm ốc tai, viêm màng não, viêm mê nhĩ với nguồn gốc từ virus hay nấm ở bệnh rubella, sởi, bệnh thủy đậu, quai bị…
- Mạch máu tai trong bị co thắt hoặc tắc dễ gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì…
- Bệnh lý của tai trong, ví dụ như bệnh Meniere.
- Sử dụng các loại thuốc gây hại cho tai như quinine, aminoglycosides, cisplatin, aspirin.
- Khởi nguồn từ những bệnh lý tân sinh u như u ống tai trong, u góc cầu – tiểu não, u di căn từ nơi khác đến xương thái dương hay màng não.
- Người gặp áp lực khi lặn sâu, chấn thương ở vùng đầu, áp lực leo vùng núi cao… bị chấn thương tai hoặc do nghe âm thanh quá lớn, rò ngoại dịch.
- Làm việc trong môi trường có tiếng ồn cường độ cao trong thời gian dài.
- Mệt mỏi, căng thẳng, áp lực thường xuyên, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không hợp lý, lạm dụng chất kích thích, bia rượu…
Cách chẩn đoán điếc đột ngột
Khi nhận thấy triệu chứng mà chưa tìm ra nguyên nhân điếc đột ngột, bác sĩ sẽ loại trừ tình huống do tắc nghẽn tai ngoài, chẳng hạn như ráy tai hay chất lỏng. Điếc đột ngột không có nguyên nhân rõ ràng sẽ được xác định thông qua việc đo thính lực đơn âm Pure Tone Audiometry trong vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng nhằm xác định mất thính giác thần kinh giác quan.
Bằng xét nghiệm đo thính lực đơn âm, bác sĩ sẽ đo được độ lớn của tần số hoặc âm vực khác nhau cần có trước khi người bệnh có thể nghe thấy. Triệu chứng của mất thính lực đột ngột có thể là mất ít nhất 30 đề xi ben trong 3 tần số được kết nối trong vòng 72 giờ.
Người bệnh được chẩn đoán điếc đột ngột sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm bổ sung. Đó có thể là xét nghiệm hình ảnh như cộng hưởng từ hoặc MRI, xét nghiệm máu, xét nghiệm cân bằng (balance tests).
Tìm hiểu thêm: Sarcoma mô mềm sống được bao lâu và có phương pháp nào điều trị?
Biện pháp xử trí điếc đột ngột
Người bị mất thính lực và nguyên nhân điếc đột ngột chưa xác định rõ thì phương pháp được áp dụng phổ biến nhất là uống thuốc corticosteroid. Steroid trước đây được dùng ở dạng tiêm hoặc uống nhưng từ năm 2011 đã bắt đầu ứng dụng phương pháp tiêm intratympanic (tiêm xuyên nhĩ) cho hiệu quả tương tự steroid đường uống.
Việc sử dụng steroid nên được dùng càng sớm càng tốt nhằm mang đến hiệu quả cao và được khuyến nghị ngay trước khi có kết quả xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Nếu trì hoãn việc điều trị hơn 2 hoặc 4 tuần thì tình trạng mất thính lực có khả năng đảo ngược hay biến mất, người bệnh có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn.
Trong trường hợp bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân điếc đột ngột thì người bệnh sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị bổ sung. Chẳng hạn như, điếc do nhiễm trùng sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, điếc do dùng thuốc gây độc tai thì bệnh nhân được khuyến cáo chuyển sang loại thuốc khác. Nếu tình trạng tự miễn dịch của cơ thể khiến cho hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công tai trong thì bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc với tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch.
Nếu bệnh nhân bị mất thính lực nghiêm trọng và không đáp ứng với việc điều trị hoặc điếc cả 2 tai, bác sĩ sẽ khuyến khích dùng máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh hoặc cấy ốc tai điện tử giúp kích thích trực tiếp kết nối trong tai đến não.
>>>>>Xem thêm: Da bị tổn thương: Những nguy hiểm tiềm ẩn và cách phòng tránh
Phương pháp phòng tránh điếc đột ngột
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn đảm bảo an toàn cho tai, tránh trường hợp điếc đột ngột:
- Bảo vệ vùng đầu và tai, tuyệt đối không được để chấn thương ở vùng đầu và tai.
- Dùng dụng cụ riêng để lấy ráy tai.
- Xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày, tránh căng thẳng.
- Tránh những nơi có tiếng ồn lớn.
- Hạn chế sử dụng tai nghe quá nhiều thời gian trong ngày.
- Mang khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi công cộng nhằm bảo vệ bản thân khỏi mắc bệnh siêu vi.
- Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
- Bệnh nhân mắc bệnh nội khoa như tiểu đường, tim mạch, tĩnh mạch, huyết áp, bệnh viêm nhiễm siêu vi không nên làm việc quá nhiều mà cần dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, nghỉ ngơi điều độ kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân điếc đột ngột và cách chẩn đoán, xử trí cùng biện pháp phòng tránh khi rơi vào trường hợp này. Bạn cần chú ý những biến đổi nhỏ trên cơ thể để phát hiện sớm, đến bệnh viện thăm khám kịp thời nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có khả năng xảy ra.