Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là chỉ định thường được đưa ra để khảo sát, đánh giá nhiều dạng bệnh lý. Nhiều người thắc mắc rằng chụp MRI có được ăn sáng không? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về kỹ thuật thăm dò hình ảnh này nhé!

Bạn đang đọc: Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ

Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại, tiên tiến, cung cấp cho bác sĩ hình ảnh chi tiết, rõ nét về mô cơ quan. Không những thế, kỹ thuật này tương đối an toàn, không xâm lấn và có thể thực hiện nhiều lần để theo dõi tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện chụp, người bệnh cần làm một số thao tác để đảm bảo kết quả hình ảnh tối ưu nhất. Vậy trước khi chụp MRI có được ăn sáng không?

Tổng quan về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ

Trước khi đến với câu hỏi “Người chụp MRI có được ăn sáng không?”, hãy cùng điểm qua một số thông tin về phương pháp này nhé. Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, không xâm lấn. Về nguyên lý hoạt động, MRI sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tương tác với các hạt nhân nguyên tử là hydro.

Khi hạt nhân này được kích thích bởi từ trường và sóng vô tuyến, chúng sẽ phát ra tín hiệu có tần số riêng biệt. Các tín hiệu này được thu thập và xử lý để tạo ra hình ảnh của cơ thể.

MRI không sử dụng tia X mà thay vào đó sử dụng từ trường và sóng vô tuyến. Điều này có nghĩa là nó không gây nhiễm xạ, không tạo ra bức xạ ion hóa khiến kỹ thuật này an toàn hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán khác như chụp X-quang hoặc chụp CT (cắt lớp vi tính).

Hơn thế, cộng hưởng từ có khả năng chụp hình cho hầu hết các bộ phận cơ thể. Phương pháp này được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi nhiều loại bệnh, từ chấn thương cơ bản đến bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh lý não hoặc cơ – xương – khớp.

Sau khi người bệnh được chụp, MRI cung cấp hình ảnh với độ phân giải cao, cho phép bác sĩ xem cấu trúc mô chi tiết. Các hình ảnh có thể được tạo ra theo nhiều mặt phẳng và chiều không gian, giúp tạo ra mô hình tổn thương cụ thể về vị trí và kích thước.

Hiện nay, máy MRI thế hệ mới thường không tạo ra tiếng ồn lớn, từ đó tạo cảm giác thoải mái hơn cho bệnh nhân trong quá trình chụp. Điều này giúp làm giảm căng thẳng và lo lắng khi phải nằm yên trong máy.

Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ

Chụp cộng hưởng từ cung cấp hình ảnh chi tiết cho bác sĩ

Trước khi chụp MRI có được ăn sáng không?

Người chụp MRI có được ăn sáng không? Trước khi thực hiện chụp, hướng dẫn về việc ăn sáng hoặc nhịn ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích thăm dò hoặc người bệnh có sử dụng thuốc đối quang từ hay không.

Đối với hầu hết các trường hợp thông thường như kiểm tra xương khớp, sọ não, mạch máu não, các vị trí thoát vị đĩa đệm thì người bệnh không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện MRI.

Đối với một số trường hợp như chẩn đoán bệnh u, đánh giá chức năng gan, mật, người bệnh có thể cần nhịn ăn hoàn toàn hoặc hạn chế ăn nhẹ trước khám. Thời gian nhịn ăn thường là khoảng 4 – 6 giờ trước khi tiêm thuốc đối quang từ.

Trường hợp khác, khi cần gây mê trong một số phương pháp chẩn đoán đặc biệt, bệnh nhân cần nhịn ăn trước chụp từ 4 – 6 giờ. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ

Trước khi chụp MRI có được ăn sáng không?

Lưu ý trong quy trình chụp cộng hưởng từ

Ngoài thắc mắc về việc trước khi chụp MRI có được ăn sáng không thì nhiều người quan tâm về lưu ý khi thực hiện chụp cộng hưởng từ. Trước khi tiến hành, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trước khi chụp cũng như làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện.

Chuẩn bị người bệnh trước khi thực hiện

Trước quy trình chụp cộng hưởng từ, việc tuân theo các lưu ý, thực hiện các bước đúng cách sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người thực hiện.

Trước khi chụp MRI, bạn hãy mang theo các kết quả xét nghiệm, siêu âm, phim X-quang, CT và MRI trước đó để bác sĩ và nhân viên kỹ thuật có thể tham khảo. Điều này giúp quyết định kỹ thuật chụp thích hợp cho tình trạng của bạn.

Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn thay đồ bệnh viện trước khi chụp cũng như tháo các vật dụng có từ tính như răng giả, trang sức (vòng cổ, bông tai, đồng hồ), thẻ tín dụng, thẻ ATM và chìa khóa từ. Những vật dụng này có thể gây nhiễu tín hiệu và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Bên cạnh đó, nếu bạn có các dụng cụ hoặc thiết bị y tế cấy ghép trong cơ thể như van tim nhân tạo, stent mạch máu, vòng tránh thai, máy khử rung, máy tạo nhịp nhân tạo, máy trợ thính, hãy thông báo cho nhân viên kỹ thuật.

Trước khi thực hiện chụp, hãy báo cho nhân viên y tế nếu bạn có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang từ hoặc nếu bạn đã trải qua bất kỳ phản ứng nào sau khi tiêm thuốc. Nếu bạn phải tiêm thuốc đối quang từ, hãy nhớ nhịn ăn trong khoảng thời gian được yêu cầu là 4 đến 6 giờ trước khi tiêm.

Cũng như vậy, trong trường hợp quy trình chụp cần gây mê, bạn cần nhớ nhịn ăn trước khi thực hiện từ 4 – 6 giờ. Điều này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê cùng các thủ thuật khác.

Tìm hiểu thêm: Phì đại tâm thất ở tim là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh thế nào?

Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ
Thông báo với nhân viên y tế nếu bạn có tiền sử dị ứng

Chú ý trong quá trình chụp MRI

Chụp MRI là một quá trình chẩn đoán hình ảnh cần sự hợp tác của người bệnh để đảm bảo kết quả chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình chụp MRI, cụ thể:

  • Thời gian chụp: Thời gian chụp MRI có thể thay đổi tùy thuộc vào bộ phận cơ thể được khám. Hãy chuẩn bị tinh thần cho một khoảng thời gian từ 10 phút đến 45 phút nằm trong máy. Cố gắng giữ hợp tác và nằm yên trong suốt quá trình này.
  • Tiếng ồn: Trong phòng chụp, bạn sẽ nghe tiếng ồn từ máy MRI do hiện tượng cộng hưởng từ. Điều này hoàn toàn bình thường. Để giảm tiếng ồn, làm cho quá trình trở nên dễ chịu hơn, bạn có thể được đeo tai nghe để nghe nhạc hoặc chặn tiếng ồn.
  • Tuân thủ hướng dẫn: Khi thực hiện chụp MRI, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn về tư thế để đảm bảo hình ảnh đạt được là tốt nhất. Đôi khi, trong một số trường hợp như chụp cột sống cổ, bạn có thể được yêu cầu không nuốt nước bọt trong thời gian ngắn để đảm bảo chất lượng hình ảnh.
  • Tiêm thuốc đối quang từ: Nếu bác sĩ chỉ định tiêm thuốc đối quang từ thăm dò mô cơ thể, thuốc thường được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng hoặc mu bàn tay. Thời gian tiêm thường rất ngắn, khoảng từ 1 đến 2 phút. Sau khi tiêm, bạn có thể cảm nhận toàn thân ấm lên hoặc có vị đắng ở lưỡi, điều này là hiện tượng bình thường, sẽ tự giảm trong vòng vài phút.
  • Thời gian chờ kết quả: Kết quả phim sau khi chụp MRI thường được hoàn thiện trong 15 đến 30 phút sau khi quá trình kết thúc. Tuy nhiên, nếu cần thêm thời gian để hội chuẩn hoặc đánh giá, thời gian chờ có thể kéo dài hơn vài giờ.

Người chụp MRI có được ăn sáng không? Lưu ý trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ

>>>>>Xem thêm: Tác dụng hạ sốt bằng cây sài đất

Bạn có thể được chỉ định tiêm thuốc đối quang từ trước khi chụp MRI

Thông qua bài viết trên, KenShin xin giải đáp thắc mắc về việc “Chụp MRI có được ăn sáng không?”. Mong bạn đọc đã có được thông tin cần thiết về thao tác cần chuẩn bị trước và trong quá trình chụp cộng hưởng từ. Hãy tiếp tục đón chờ nhiều bài viết mới với phong phú chủ đề của KenShin nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *