Dấu hiệu ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều là một hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, ít người biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho việc mắt đang đối diện với nguy cơ mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều cảnh báo bệnh gì?
Bạn đã từng trải qua việc tỉnh giấc với hiện tượng ghèn tích tụ ở góc mắt hoặc đôi khi ghèn dính vào mí làm bạn gặp khó khăn khi mở mắt chứ? Mắt chảy ghèn với mức độ nhẹ thường không gây ra rủi ro đáng kể, tuy nhiên, ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều, một cách liên tục và gây ra sự khó chịu, thì hãy chú ý ngay nhé.
Contents
Ngủ dậy mắt bị ghèn là do đâu?
Theo nghiên cứu, mắt của cả con người và động vật có vú được bao phủ bởi màng nước mắt gồm ba lớp. Lớp ở bên trong, chủ yếu bao gồm màng nhầy, bám quanh giác mạc. Lớp thứ hai là dung dịch nước mắt chứa chủ yếu là nước. Lớp ngoài cùng, nằm gần mí mắt, bao gồm một chất nhờn được gọi là Meibum, được tạo thành từ các chất béo và cholesterol.
Thường thì lớp Meibum này ở dạng chất lỏng nhờn trong suốt. Tuy nhiên, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 1 độ C, nó sẽ trở nên đặc như sáp. Trong giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, và đây chính là lý do mắt thường xuất hiện ghèn sau khi thức dậy.
Tóm lại, nếu bạn thấy mắt có ghèn sau khi thức dậy, đừng lo lắng quá! Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu khi ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều cùng với các triệu chứng khác, đó có thể là điều đáng quan ngại. Trong trường hợp đó, việc thăm khám tại các trung tâm chuyên khoa về mắt để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là quan trọng.
Ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều. Điều này có thể là một tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Chỉ khi mắt trải qua tình trạng đổ ghèn liên tục và xuất hiện các triệu chứng không bình thường như đã nêu trên, thì mới cần nghiên cứu đến các vấn đề về bệnh lý. Có một số bệnh thường gây ra tình trạng mắt có ghèn:
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc, còn gọi là đau mắt đỏ là tình trạng khi lớp màng bao phủ trên bề mặt bóng mắt bị nhiễm trùng hoặc viêm. Bệnh thường gây ngứa, sưng, kích ứng và gây đỏ mắt. Viêm kết mạc thường đi kèm với tình trạng mắt chảy ghèn màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây, có thể hình thành lớp ghèn khô kết dính dọc theo mép mí mắt trong khi bạn ngủ. Đây là cách mà mắt cố gắng loại bỏ nhiễm trùng. Có ba loại viêm kết mạc phổ biến:
- Viêm kết mạc do virus: Loại này dễ lây lan. Dịch mắt tiết ra thường trong và lỏng, nhưng đôi khi có thể nhầy đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn: Đây có thể gây nguy hiểm cho thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Dịch mắt tiết ra thường đặc hơn, giống như mủ, có màu vàng, xanh lá cây hoặc thậm chí xám. Mí mắt có thể bị kết dính và khó mở khi thức dậy vào buổi sáng.
- Viêm kết mạc do dị ứng: Nguyên nhân của loại này thường xuất phát từ mắt mẫn cảm với các tác nhân như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, hóa chất ô nhiễm, sản phẩm trang điểm, dung dịch kính áp tròng và thậm chí là thuốc nhỏ mắt. Tình trạng này thường làm cho mắt chảy nước mắt và thường ảnh hưởng cả hai mắt, không gây lây nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Tròng trắng mắt bị xanh nguyên nhân do đâu?
Khô mắt
Nếu mắt không đủ lượng nước mắt để duy trì độ ẩm, bạn có thể thấy một lượng chất nhầy nhiều hơn bình thường xuất hiện vào buổi sáng. Điều này xuất phát từ mắt cố gắng bù đắp tình trạng khô mắt bằng cách tạo ra nhiều ẩm ướt hơn bình thường. Ngoài ra, bề mặt mắt khô còn gây kích ứng và viêm, dẫn đến các triệu chứng như mắt đỏ, châm chích, cảm giác nóng rát trong mắt, thị lực kém và cảm giác cộm mắt.
Lẹo mắt
Lẹo mắt là một u nhỏ màu đỏ thường mọc ở gốc lông mi hoặc ngay dưới mí mắt. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nang lông bị nhiễm trùng. Mụn lẹo thường gây ra đau, đỏ, và sưng ở vùng mí mắt. Lẹo mắt cũng có thể gây ra hiện tượng chảy mủ màu vàng, mắt chảy ghèn và tạo cảm giác khó chịu khi chớp mắt.
Lẹo mắt thường tự khỏi, nhưng bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tự điều trị để giảm cảm giác không thoải mái. Tuyệt đối không nên nặn mủ từ lẹo mắt, vì điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng lây lan sang các vùng khác của mắt.
Tắc tuyến lệ
Sự tắc nghẽn trong ống dẫn nước mắt cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ việc ống dẫn nước mắt bị tắc, làm cho nước mắt không thể dẫn ra ngoài và thường gây ra viêm nhiễm. Bên cạnh đau đớn, tắc tuyến lệ còn có thể khiến cho mắt trở nên chảy nước, đổ ghèn và gây ra sự mờ mịt trong thị lực.
Tắc nghẽn trong ống dẫn nước mắt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với nhiều nguyên nhân khác nhau và thường tự khỏi trong năm đầu đời. Đối với người trưởng thành, tắc nghẽn ống dẫn nước mắt có thể xuất phát từ chấn thương, nhiễm trùng, sự xuất hiện của khối u, sử dụng thuốc, và cần được điều trị một cách thích hợp.
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi hoặc viêm mí mắt là tình trạng khi các nang lông mi bị viêm hoặc có sự rối loạn trong tiết dầu. Khi bờ mi bị viêm, có thể dẫn đến việc mắt đổ ghèn nhiều, khiến cho hai mí mắt dính vào nhau sau khi thức dậy. Ban nên chăm sóc mắt bị viêm bờ mi đúng cách để giúp kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, việc sử dụng thuốc điều trị cũng là cần thiết.
Loét giác mạc
Giác mạc là lớp màng che phủ phần trung tâm của mắt, nơi có đồng tử. Khi giác mạc bị tổn thương và tạo ra sự loét (thường là do chấn thương hoặc mắt bị nhiễm trùng và không được điều trị kịp thời), có thể gây ra mù lòa. Dấu hiệu cho thấy tình trạng này thường bao gồm sự tiết dịch mắt dày đặc, đau đớn, mắt đỏ, và sưng mí mắt. Các tình trạng nghiêm trọng hơn có thể làm cho mủ ghèn bám vào giác mạc, gây làm mờ tầm nhìn.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tăng cân cho bà bầu gầy và lưu ý khi áp dụng
Phòng ngừa mắt bị đổ ghèn khi thức dậy
Ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều có thể liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề mắt khác. Do đó, bạn cần tự quản lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tránh dụi mắt.
- Vệ sinh mắt bằng cách sử dụng khăn mặt riêng cho mắt.
- Sử dụng khăn mặt riêng để rửa mặt.
- Thường xuyên làm sạch đồ dùng trong phòng ngủ và không gian sống.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng ngủ dậy mắt bị ghèn nhiều, các nguyên nhân và cách phòng ngừa. Chúc bạn luôn có đôi mắt khỏe mạnh!