Ngủ dậy bị sái quai hàm: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bạn gặp phải tình trạng buổi sáng ngủ dậy bị sái quai hàm nhưng không biết nguyên nhân do đâu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị sái quai hàm ở bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ngủ dậy bị sái quai hàm: Nguyên nhân và cách chữa trị

Sáng ngủ dậy bị sái quai hàm là một bệnh lý về khớp khá phổ biến hiện nay. Sái quai hàm sẽ khiến phần xương hàm trật, lệch khỏi vị trí ban đầu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân khiến quai hàm bị đau khi ngủ dậy, tìm hiểu ngay!

Nguyên nhân ngủ dậy bị sái quai hàm là gì?

Sái quai hàm hay trật khớp hàm là tình trạng phổ biến hiện nay, không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Một số biểu hiện của bệnh sái quai hàm như: Đau hàm, cứng cổ, nghe tiếng lộc cộc khi há miệng…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị sái quai hàm khi ngủ dậy, những nguyên nhân này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến nhất, tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh.
  • Nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm nghiêng một bên, tạo áp lực đè nén lên xương hàm.
  • Cười lớn hoặc há miệng to khiến phần khớp hàm bị lệch, gây nên tình trạng sái quai hàm.
  • Người thường nghiến răng khi ngủ có thể sẽ gặp phải tình trạng sái quai hàm, lệch mặt.
  • Một số trường hợp bị sái quai hàm là bị nhiễm ở vùng mũi, vùng họng.
  • Sử dụng thức uống có cồn gây viêm nha chu, sâu răng, từ đó gián tiếp gây nên tình trạng quai hàm bị sái.

Ngủ dậy bị sái quai hàm: Nguyên nhân và cách chữa trị

Những nguyên nhân khiến bạn ngủ dậy bị sái quai hàm

Bị sái quai hàm để lâu có sao không?

Như đã nói ở trên, sái quai hàm chỉ là bệnh về xương khớp, do đó sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta cần có phương pháp chăm sóc cơ thể hợp lý và tạo những thói quen tốt để hạn chế bệnh thêm nặng.

Khi bị bệnh, người bệnh không nên để lâu mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Mặt khác còn có nguy cơ để lại di chứng lệch mặt, lệch hàm nếu không xử lý kịp thời.

Một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải can thiệp bằng các cuộc phẫu thuật để điều chỉnh, chữa trị khớp hàm bị lệch. Các trường hợp phải phẫu thuật thì phải tốn nhiều chi phí và thời gian, vì vậy bạn nên đi thăm khám sớm nhất có thể nhé.

Cách chữa sái quai hàm phổ biến

Ngủ dậy bị sái quai hàm thường khiến tâm lý của người bệnh hoang mang, lo lắng và sợ không thể chữa trị khỏi. Hiện nay, các phương pháp chữa trị sái quai hàm đang được nghiên cứu và áp dụng. Tùy vào mức độ từ nhẹ đến nặng mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có hai cách chữa trị sái quai hàm phổ biến hiện nay là nắn quai hàm, phẫu thuật. Lưu ý, không nên tự ý thực hiện các phương pháp điều trị mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp nắn quai hàm

Những trường hợp bị sái quai hàm nhẹ, không ảnh hưởng đến khớp cắn, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp nắn quai hàm.

  • Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau để hạn chế các cơn đau trong quá trình nắn chỉnh.
  • Tiếp đến, bác sĩ đặt hai miếng gạc lên mặt nhai phía trong của răng hàm dưới bên phải, trái.
  • Cuối cùng dùng hai ngón tay ấn toàn bộ phần xương hàm dưới xuống hai mặt nhai răng hàm dưới nhiều lần.

Sau khi điều trị bằng phương pháp nắn chỉnh quai hàm, nếu bạn cảm thấy xương hàm nới lỏng nhau, cử động dễ dàng là xương hàm đã về đúng khớp. Lưu ý, trong thời gian đầu nắn chỉnh quai hàm, bạn cần chăm sóc cơ thể cẩn thận, hạn chế các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến xương hàm.

Tìm hiểu thêm: Ngứa tai phải – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ngủ dậy bị sái quai hàm: Nguyên nhân và cách chữa trị
Phương pháp nắn chỉnh hàm bị sái

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp bị sái quai hàm nặng. Nếu bạn ngủ dậy bị sái quai hàm trong thời gian dài không có phương pháp điều trị thì sẽ phải phẫu thuật để điều chỉnh quai hàm, khớp cắn.

Một số trường hợp đặc biệt sẽ phải thực hiện nhiều ca phẫu thuật mới có thể điều chỉnh hàm về vị trí đúng.

Lưu ý: Trước, trong và sau khi chữa trị bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ.

Những thói quen tốt giúp khắc phục tình trạng sái quai hàm hiệu quả

Khi phát hiện sái quai hàm hoặc trong quá trình điều trị bệnh sái quai hàm, bạn cần rèn luyện những thói quen tốt giúp hạn chế lệch hàm.

  • Nằm ngủ đúng tư thế, không nằm nghiêng một bên gây áp lực lên hai quai hàm.
  • Khắc phục tình trạng nghiến răng trong khi ngủ.
  • Hạn chế ngáp hoặc cười quá lớn làm trật khớp cắn.
  • Không được chống cằm hoặc tác động mạnh lên vùng xương hàm.
  • Tránh ăn những đồ ăn dai, cứng, cần phải nhai nhiều. Khi ăn không nhai một bên, thay vào đó là phải nhai đều ở cả hai bên hàm để giữ mặt cân đối.
  • Thường xuyên massage nhẹ nhàng lên vùng xương hàm bị ảnh hưởng.

Ngủ dậy bị sái quai hàm: Nguyên nhân và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Vắc xin thương hàn là gì? Cần tiêm mấy mũi vắc xin thương hàn?

Thực hiện ngủ đúng tư thế giúp hạn chế tình trạng sái quai hàm

Bài viết trên là những thông tin về nguyên nhân và phương pháp chữa trị bệnh sái quai hàm mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn thường xuyên ngủ dậy bị sái quai hàm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *