Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?

Nghiện mua sắm là hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của internet và các sàn thương mại điện tử thì người dùng lại có cơ hội mua sắm dễ dàng hơn. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?

Mua sắm là nhu cầu tất yếu của mỗi một cá nhân. Với sự phát triển của công nghệ cùng các chiến dịch marketing đặc sắc khiến câu chuyện mua sắm hiện nay trở thành một phong cách sống. Đặc biệt có nhiều người bị nghiện mua sắm và chúng ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính và tâm lý. Bài viết sẽ thông tin cụ thể hơn về hiện tượng này.

Liệu nghiện mua sắm có phải là bệnh?

Nghiện shopping (Omniomania) – chính là hiện tượng chi tiêu quá mức. Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng đây là một loại rối loạn kích động kiểm soát ̣(ICDs) gồm ám ảnh lấy cắp và cưỡng chế đánh bạc. Việc mua sắm là nhu cầu hiển nhiên của mỗi cá nhân, tuy nhiên nếu mua sắm với mục đích thoả mãn về mặt cảm xúc hay bù đắp cho sự thiếu tự tin dẫn đến khủng hoảng tài chính về sau thì đây là hiện tượng rất đáng báo động.

Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?

Nghiện mua sắm là hiện tượng dễ gặp phải ở người trẻ

Thực tế có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nghiện mua sắm có mối liên kết chặt chẽ với một số căn bệnh như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, không kiểm soát được bản thân, stress. Phần lớn nhiều người mua sắm quá đà với tâm lý khỏa lấp cảm xúc cô đơn, lo âu cũng như kiềm chế các cơn giận dữ. Vậy có thể thấy nghiện shopping cũng có sự tương đồng với nghiện rượu hay nghiện thuốc, hành động này sẽ đem đến cảm xúc thăng hoa nhất thời nhưng sau đó là chuỗi xúc cảm tiêu cực như có lỗi, mơ hồ, lo lắng.

Dấu hiệu cho thấy bạn bị nghiện mua sắm

Câu chuyện mua sắm quá mức có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên chúng thường gặp ở những người ở độ tuổi 30 khi đã vững vàng về tài chính. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn bị nghiện shopping:

Bốc đồng khi quyết định mua sắm

Mua sắm một cách bốc đồng chính là dấu hiệu của rối loạn chức năng kiểm soát xung động. Bạn sẽ có xu hướng quyết định mua sắm hấp tấp, thiếu kế hoạch để đạt niềm vui và thoả mãn. Những yếu tố như bắt gặp đúng lúc món đồ yêu thích hay bị thu hút bởi những quảng cáo đặc sắc sẽ góp phần làm bạn muốn mua sắm bốc đồng.

Lệ thuộc vào cảm giác phấn khích khi tiêu tiền

Sẽ có một số người nghiện mua sắm bởi thích cảm giác phấn khích khi sở hữu một món đồ. Về khía cạnh tâm lý, khi bạn cân nhắc mua một món đồ mới thì sẽ rất trông đợi về nó như một phần thưởng và việc hoàn thành mua sắm làm gia tăng sự sản sinh dopamine, giúp người mua vui vẻ và rất phấn chấn. Tất nhiên nếu bạn lệ thuộc vào cảm giác này thì bạn muốn liên tục mua sắm để giữ sự hưng phấn lâu dài.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách bổ sung canxi an toàn cho mẹ bầu và các lưu ý cần nắm

Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?
Cảm xúc hưng phấn khi tiêu tiền khiến bạn thích mua sắm hơn

Mua sắm mỗi khi cảm xúc tiêu cực đến

Đôi khi mua sắm quá đà đang là một nỗ lực để né tránh cảm xúc tiêu cực. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ căng thẳng sẽ tỉ lệ thuận với ý định mua sắm. Đơn giản như sau một cuộc cãi vã hoặc trải qua sự ức chế nào đó thì “cơn nghiện” mua sắm sẽ trỗi dậy. Nhưng đa số sau khi chi tiêu “thả phanh” thì bạn thường cảm thấy hối hận.

Ngại trả tiền mặt

Hiện nay việc chi tiêu không sử dụng tiền mặt rất phổ biến. Đặc biệt với sự xuất hiện của thẻ tín dụng thì nó lại khuyến khích bạn muốn chi tiêu nhiều hơn. Bởi “quẹt thẻ” hay “chuyển khoản” sẽ khiến bạn không cảm nhận được sự hao hụt về quỹ tiền của mình. Bạn cũng yêu thích sự nhanh gọn và bị thu hút bởi các chương trình ưu đãi mà hình thức chi tiêu này mang lại.

Cách khắc phục chứng nghiện mua sắm

Bất kỳ “cơn nghiện” nào cũng sẽ được cai thành công nếu bạn đủ quyết tâm và kiên trì. Mua sắm quá đà nó sẽ làm bạn kiệt quệ về mặt tài chính cũng như làm chúng ta thêm nương nhờ vào cảm xúc thỏa mãn nhất thời, dựa vào nó để giảm cảm giác lo âu, kiềm chế giận dữ,… Vậy nên cần bắt tay vào ngay việc dừng shopping quá đà:

  • Ghi chép: Mọi kế hoạch, mọi ý tưởng vĩ đại đến đâu đều xuất phát từ cuốn sổ và cây bút. Bạn hãy ghi lại các khoản đã mua trong ngày hoặc lập ra những khoản cần mua trong tương lai để nắm rõ tình hình chi tiêu của bản thân. Đặc biệt luôn đặt ra câu hỏi món đồ mà bạn định mua sẽ giúp ích gì cho bạn? Chúng có cần thiết tại thời điểm này không?
  • Chỉ mang một khoản tiền nhất định: Sẽ có những lúc bạn không kiềm chế được bản thân mà mua ngay một món đồ bởi chúng quá bắt mắt, kích thích sự tò mò. Việc không đủ tiền ngay tại lúc đó sẽ giúp bạn e dè hơn với quyết định bốc đồng của mình. Cũng nên bỏ thẻ tín dụng tại nhà khi đi ra đường vào những ngày mà bạn chẳng có kế hoạch gì để mua sắm cả.
  • Luôn tham khảo ý kiến người thân, bạn bè: Việc hỏi ý kiến của những người xung quanh thật sự rất cần thiết để bạn biết được đâu là món đồ nên mua. Bạn bè, người thân sẽ có quan điểm khác nhau cũng như không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hào hứng hiện có của bạn, từ đó giúp bạn “lý trí” hơn trước khi “rút ví”.
  • Ứng dụng luật 72 tiếng: Khi bạn có cảm giác muốn mua sắm, hãy đợi khoảng 72 tiếng. Bởi đây được cho là thời gian lý tưởng để bạn biết đó có phải là ham muốn nhất thời của mình hay không. Ngoài ra thật cẩn thận với các hiệu ứng như “flash sale”, hàng khan hiếm để tránh mua sắm vì sợ bỏ lỡ.

Nghiện mua sắm (Omniomania) có phải là bệnh không?

>>>>>Xem thêm: Các xét nghiệm ung thư não: Cung cấp thông tin quan trọng về chẩn đoán sớm và điều trị

Mua sắm có kế hoạch để hạn chế chi tiêu mất kiểm soát

Trên đây là những chia sẻ về nghiện mua sắm. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về tâm lý của bản thân, có kế hoạch chi tiêu thật khoa học để tránh “bẫy mua sắm” trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *