Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nang màng nhện ở trẻ em thường không gây quá nhiều nguy hiểm và có thể không chuyển thành ung thư. Nhưng đối với 1 số trường hợp nang màng nhện to ra, chèn ép vào não, gây ảnh hưởng đến chức năng của não thì bạn cần phải xem xét điều trị tiến hành phẫu thuật.

Bạn đang đọc: Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không?

U nang màng nhện ở trẻ em là một loại nang nước bên trong não hoặc tủy sống có chứa dịch não tuỷ. U nang màng nhện ở trẻ em thường có nguồn gốc bẩm sinh, nó xuất phát từ quá trình phân tách màng nhện từ khi còn là bào thai và chúng đa số là lành tính.

U nang màng nhện ở trẻ em là gì?

U nang màng nhện ở trẻ em là các thương tổn bẩm sinh phát sinh trong quá trình lớn lên do sự phân tách của màng nhện và nó chứa chất lỏng gần giống với dịch não tuỷ. Nang màng nhện não được phân ra làm 2 loại:

  • Nang màng nhện đơn giản: Là lớp màng nhện với các tế bào dường như có khả năng tiết dịch não tủy, thường gặp ở các nang hố sọ giữa.
  • U nang màng nhện có lớp lót phức tạp: Nó có thể chứa thần kinh đệm, màng nội tủy và cùng với một số loại mô khác.

Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nang màng nhện ở trẻ em là các thương tổn bẩm sinh phát sinh trong quá trình lớn lên

U nang màng nhện là bệnh lý khá hiếm gặp, nó chỉ chiếm 1% so với các khối khác trong sọ, thường gặp ở nam giới và đa số nằm ở bán cầu não trái.

  • Một số u nang màng nhện ở trẻ em có từ khi sinh ra nhưng chúng không gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ. Vì thế, các nang này chỉ là những u nang đơn giản có chứa dịch não tủy và chúng vốn có tự nhiên ở trong não.
  • U nang màng nhện ở trẻ em có thể lành tính hoặc ung thư. Trường hợp ung thư có thể là sự di căn từ các bệnh ung thư khác hoặc có thể là một khối u nội sọ nguyên phát.
  • Nhiễm trùng.

Trong các trường hợp khác, vì mỗi khu vực của não có một chức năng cụ thể, nên căn bệnh này gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u nang. Dưới đây là các triệu chứng u nang màng nhện được ghi nhận ở các trường hợp bệnh nhân bao gồm: Não úng thủy ở trẻ sơ sinh, tụ máu não, biến dạng của hộp sọ ở trẻ nhỏ, tăng huyết áp nội sọ, đau đầu, nôn mửa, rung giật nhãn cầu, rối loạn thị giác, phù gai thị, rối loạn tỉnh táo và ý thức, rối loạn tim và hô hấp, mù ​​lòa và rối loạn màng não thần kinh, xuất huyết đột ngột, chậm phát triển về cả tinh thần và trí tuệ, co giật cùng các triệu chứng thần kinh khác như rối loạn cảm giác, đau, thậm chí liệt tứ chi, hội chứng màng não.

Nang màng nhện ở trẻ em có gây ra nguy hiểm không?

Nang màng nhện ở trẻ em có gây ra nguy hiểm không là thắc mắc được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hầu hết, nang màng nhện ở thai nhi là lành tính, bé có thể phát triển một cách bình thường và sống chung với nang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu nang mạng nhện ở trẻ em phát triển quá nhanh và kích thước quá lớn làm chèn ép xung quanh và gây tăng áp lực nội sọ, các trường hợp này bé sẽ được định thực hiện phẫu thuật.

Theo kết quả của một số khảo sát, triệu chứng xảy ra với người bị nang màng nhện sẽ phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nang. Có thể kể đến một số triệu chứng như sau:

  • Người bệnh thường xuyên bị đau đầu và cấp độ ngày càng nặng kèm theo buồn nôn do sự tăng áp lực nội sọ mà nang màng nhện gây ra.
  • Một số các triệu chứng của việc dây thần kinh sọ và não bị chèn ép.
  • Hôn mê, rối loạn nhận thức, rối loạn thính giác và thị giác, thay đổi hành vi hoặc không kiểm soát được các vận động của mình trong trường hợp nang màng nhện đang ở hố giữa của não.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm có phát hiện viêm vùng chậu không?

Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều ông bố bà mẹ

Điều trị u nang màng nhện ở trẻ em như thế nào?

Nang màng nhện ở trẻ em là một dạng tổn thương lành tính và đa số sẽ không có triệu chứng. Nhưng nếu nang đã được kịp thời phát hiện và kèm theo các triệu chứng có khả năng gây ra ung thư thì phương pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc đến. Các phương pháp điều trị được xem xét đối với nang màng nhện bao gồm:

  • Dẫn lưu u nang màng nhện bằng kim hút hoặc hút khối u qua lỗ mở nhỏ. Đây là một trong những phương pháp điều trị tương đối nhanh và đơn giản. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ tái phát với tỷ lệ cao và có thể gây ra các khiếm khuyết thần kinh.
  • Phương pháp điều trị thứ 2 là mở sọ, sau đó cắt thành nang và mở thông vào bể nền. Đây là biện pháp giúp bác sĩ kiểm tra được trực tiếp nang, hiệu quả cao với các nang khu trú, tránh phụ thuộc vào Shunt và cho phép hình dung các tĩnh mạch cầu nối. Tuy nhiên, nhược điểm là có nguy cơ tái phát do sẹo dính, dòng chảy vào khoang dưới nhện giảm và tỷ lệ thương tật và tử vong cao.
  • Dẫn lưu Shunt vào khoang phúc mạc hoặc hệ thống mạch máu giúp điều trị dứt điểm u nang màng nhện ở trẻ em, tỷ lệ tàn tật hoặc tử vong và tái phát khá thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là bệnh nhân phải phụ thuộc vào Shunt và nguy cơ nhiễm trùng từ Shunt cao.
  • Điều trị nang trên yên là vị trí mà các u nang màng nhện có phương pháp điều trị riêng biệt so với các phẫu thuật đã nhắc đến ở trên, nó cần phải cắt nang qua đường xuyên thể chai hoặc cắt nang qua da.

Nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Cần chuẩn bị gì trước khi triệt lông? Chăm sóc da sau triệt lông như thế nào?

Các phương pháp điều trị được xem xét vào tùy tình trạng của các bé

Qua bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến bạn giải đáp về thắc mắc nang màng nhện ở trẻ em có nguy hiểm không. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc bé yêu mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *