Mỏm gai mọc ở xương bả vai ít nhiều sẽ mang đến cảm giác khó chịu và làm ảnh hưởng hoạt động của khớp bả vai. Vậy cụ thể, mỏm gai xương bả vai là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Mỏm gai xương bả vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các bệnh lý về xương khớp thường gây đau đớn và ít nhiều ảnh hưởng đến chức năng vận động của các khớp và xương liên quan. Một trong số những bệnh xương khớp ở vùng bả vai đang nhiều người gặp phải là mỏm gai xương bả vai. Trong bài viết này, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh xương khớp này từ triệu chứng, nguyên nhân đến cách điều trị.
Contents
Mỏm gai xương bả vai là gì?
Mỏm gai xương bả vai là tình trạng hình thành các chồi gai ở đầu các khớp xương bả vai do sự lắng đọng của canxi tại gân. Các chồi gai này khi hình thành sẽ chèn ép lên các mô và các dây thần kinh quanh đó. Vì vậy, vận động vùng khớp vai của người bệnh sẽ bị hạn chế đáng kể.
Trong hầu hết các trường hợp, mỏm gai ở xương bả vai ít gây đau đớn dữ dội và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân bị đau đớn nghiêm trọng và phải đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Mỏm xương ở bả vai có thể dẫn đến các hậu quả như:
- Mỏm xương phát triển và lớn dần về kích thước khiến các mô và dây thần kinh xung quanh bị chèn ép gây đau đớn ở các mức độ khác nhau. Cảm giác đau tăng lên khi vận động vùng bả vai.
- Khi các gai xương chèn ép vào dây thần kinh ở bả vai, người bệnh sẽ bị tê bì, thậm chí mất cảm giác ở vùng cánh tay và bàn tay. Một số trường hợp người bệnh còn bị tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh ở vùng vai.
- Các gai xương chèn ép làm ảnh hưởng đến mạch máu, làm giảm lưu thông máu đến vai và cánh tay. Lâu ngày, giảm lưu thông máu có thể dẫn đến yếu cơ.
Dấu hiệu mỏm gai xương bả vai
Khi mới hình thành, các gai xương còn nhỏ nên hầu hết không gây triệu chứng. Đây là lý do hầu hết các trường hợp mỏm gai xương bả vai đều phát hiện khá muộn. Khi gai xương chèn ép vào các mô và dây thần kinh xung quanh sẽ gây ra những triệu chứng như:
- Đau nhức vùng vai và cảm giác đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay và lan lên gáy. Khi vận động nhiều vùng vai, cảm giác đau sẽ tăng lên, khi nghỉ ngơi, cảm giác đau sẽ giảm. Xương bả vai sẽ đau nhiều hơn vào ban đêm, đau hơn khi nằm nghiêng về phía bên bả vai có gai xương.
- Khi gai xương phát triển lớn hơn có thể gây viêm khớp vai tràn dịch. Người bệnh có thể thấy vùng vai bị phù nề, sưng tấy.
- Người có mỏm gai xương bả vai thường bị cứng khớp vai, nhất là khi thức dậy vào buổi sáng. Điều này khiến vận động vùng vai bị hạn chế, giảm lực tay và cánh tay. Muốn vung tay hoặc giơ tay sẽ có cảm giác khó khăn.
- Vùng vai bị giảm hoặc mất cảm giác tùy thuộc vào việc gai xương nhỏ hay lớn. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ bị tê bì từ bả vai lan xuống cánh tay, bàn tay. Có bệnh nhân dây thần kinh vùng khớp vai tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.
Chẩn đoán mỏm gai xương bả vai bằng cách nào?
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các thông tin bệnh sử, các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải, thăm khám lâm sàng để có những phán đoán ban đầu về bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán đặc hiệu để có thể đưa ra kết luận bệnh chính xác nhất. Cụ thể là:
- Chụp X-quang xương bả vai: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ vùng xương bả vai có mỏm gai hay không đồng thời xác định được hình dạng, kích thước của mỏm gai.
- Chụp CT cắt lớp sẽ giúp bác sĩ quan sát kỹ càng, rõ ràng và chính xác hơn chụp X-quang. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề khác ngoài mỏm gai và cũng mang đến kết quả có độ chính xác cao hơn.
- Chụp cộng hưởng từ MRI giúp xác định xem mỏm gai có chèn ép các mô và dây chằng xung quanh hay không. Đây là kỹ thuật khám cận lâm sàng có độ chính xác cao nhất để đánh giá tình trạng mỏm xương bả vai.
Nguyên nhân gây mỏm gai xương bả vai
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân dẫn đến việc hình thành hoặc làm tăng nguy cơ hình thành gai xương như:
- Khớp vai bị thoái hóa – Nguyên nhân thường gặp nhất. Khớp vai thoái hóa có tuổi tác, do viêm khớp lâu ngày khiến sụn đầu xương bị phá hủy, do di truyền, chấn thương hay béo phì,… Thoái hóa khớp vai có thể dẫn đến hình thành các gai xương ở vùng xương bả vai bị tổn thương.
- Các chấn thương ở vùng bả vai có thể khiến lượng canxi tập trung nhiều ở vùng bị thương. Khi đó sẽ dẫn đến việc hình thành các gai xương tại vị trí bị tập trung canxi.
- Những người thường xuyên vận động nhiều vùng bả vai sẽ khiến các khớp vai bị tạo nhiều áp lực. Họ có thể là những vận động viên chơi bóng, công nhân, thợ hồ,… Khớp bả vai bị tạo nhiều áp lực dễ tổn thương và kích thích sự hình thành gai xương.
- Lão hóa do tuổi tác cũng là một nguyên nhân chính khiến các gai xương hình thành ở xương bả vai.
- Các bệnh lý liên quan đến khớp vai cũng mang tính di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị mỏm gai xương bả vai, khả năng con cái bị bệnh cũng sẽ cao hơn bình thường.
- Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ phát triển gai xương ở bả vai cao hơn nam giới.
Tìm hiểu thêm: U dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Điều trị mỏm gai xương bả vai thế nào?
Việc điều trị gai xương bả vai phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh thực tế của từng bệnh nhân. Thông thường, các bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ. Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau, kháng viêm, phục hồi chức năng vận động của vùng khớp bả vai. Ngoài nghỉ ngơi, hạn chế vận động vùng khớp bả vai, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc.
Một số loại thuốc thường được kê cho bệnh nhân bị gai xương bả vai như: Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hoặc tiêm corticosteroid. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các bài tập này sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp vai.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân
Phẫu thuật loại bỏ gai xương
Bệnh nhân bị gai xương bả vai mức độ nặng khiến xương bả vai bị hư tổn. Nếu xác định xương bả vai không còn khả năng phục hồi, khi áp dụng điều trị nội khoa không tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ gai xương.
Mỏm gai xương bả vai có thể gây ra những phiền toái nhất định thậm chí khiến người bệnh bị tổn thương dây thần kinh vùng bả vai vĩnh viễn. Vì vậy, quan trọng nhất chúng ta cần lắng nghe cơ thể, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.