Tăng huyết áp và xuất huyết não là những tình trạng đang có xu hướng ngày một gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giữa tăng huyết áp và xuất huyết não có một mối liên hệ vô hình. Cùng KenShin tìm hiểu mối liên hệ này trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và xuất huyết não không phải ai cũng biết
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và xuất huyết não là gì? Trước khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa tăng huyết áp và xuất huyết não, hãy cùng KenShin điểm qua một vài nét cơ bản về tình trạng tăng huyết áp và xuất huyết não bạn nhé.
Contents
Tổng quan về tăng huyết áp
Ở người trưởng thành, bình thường huyết áp tâm thu sẽ dao động trong khoảng 90 – 140 mmHg và huyết áp tâm trương sẽ dao động trong khoảng 60 – 90 mmHg.
Trên thực tế, huyết áp động mạch thường không cố định mà có sự thay đổi theo một số yếu tố như: Theo ngày (huyết áp ban đêm thường thấp hơn ban ngày), theo tuổi (huyết áp của người già thường cao hơn người trẻ), theo giới (huyết áp nam giới thường cao hơn nữ giới). Vậy khi nào được đánh giá là tăng huyết áp?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Quốc tế về tăng huyết áp. người trưởng thành được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg.
Tăng huyết áp bao gồm 2 loại chính đó là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến hai loại tăng huyết áp này cụ thể như sau:
Tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn là loại tăng huyết áp phát triển theo thời gian mà không có nguyên nhân xác định, chiếm 90 – 95% trong tổng số các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi.
Tuy không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp nguyên phát nhưng một số yếu tố được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp bao gồm thừa cân, béo phì, đái tháo đường, lười vận động…
Tăng huyết áp thứ phát
Tăng huyết áp thứ phát hay còn được gọi là tăng huyết áp triệu chứng, chiếm 5 – 10% trong tổng các trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tuổi.
Một số nguyên nhân thường gặp gây tăng huyết áp thứ phát phải kể đến như:
- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp và mạn tính, viêm thận mạn, bệnh thận bẩm sinh, ứ nước bể thận và thận đa nang…
- Bệnh nội tiết: Hội chứng Conn, cường tuyến thượng thận, phì đại tuyến thượng thận, tăng calci máu, cường giáp…
- Bệnh mạch máu: Hẹp eo động mạch chủ, hở van động mạch chủ, rõ động tĩnh mạch…
- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm độc thai nghén, nhiễm toan hô hấp, bệnh đa hồng cầu…
Sơ lược về bệnh xuất huyết não
Xuất huyết não là tình trạng vỡ mạch máu não gây chảy máu vào trong tổ chức não. So với nhồi máu não, xuất huyết não tuy ít gặp hơn nhưng nguy cơ để lại di chứng và tử vong cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ chính gây chảy máu não bao gồm: Vỡ túi phồng, vỡ dị dạng mạch não, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, đặc biệt là bệnh tim có rung nhĩ. Ngoài ra, xuất huyết não còn có thể xảy ra đối với những đối tượng có các yếu tố nguy cơ khác như lạm dụng rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá, lối sống trì trệ, mỡ máu cao, tiền sử đột quỵ trước đó…
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và xuất huyết não?
Như đã trình bày phía trên, tăng huyết áp chính là sự gia tăng áp lực của dòng máu lên thành mạch, khiến thành mạch giãn dần ra và từ đó gây ra những tổn thương nhất định. Vậy giữa tăng huyết áp và xuất huyết não có mối liên quan nào?
Theo thống kê của các nghiên cứu khoa học, có đến 80% các trường hợp bị xuất huyết não xuất phát từ nguyên do là tăng huyết áp. Theo đó, khi áp lực đột ngột tăng cao có thể khiến mạch máu bị vỡ ra và dẫn đến xuất huyết.
Nếu vết thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu cùng các sợi fibrin sẽ đến và vá lại, hình thành cục máu đông. Với những trường hợp người bệnh có tăng huyết áp kèm rối loạn mỡ máu, thành mạch thường có xu hướng dày lên và chít hẹp, gây cản trở tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng tế bào. Hậu quả là gây tai biến nhồi máu não.
Trong trường hợp vết thương lớn, máu sẽ thoát khỏi lòng mạch và chảy vào các nhu mô não. Điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực trong não đột ngột và làm tổn thương tế bào xung quanh khối máu tụ. Nếu máu chảy nhanh, áp lực cũng theo đó mà tăng đột ngột thì người bệnh có thể mất ý thức, thậm chí là tử vong. Các chuyên gia chỉ ra rằng có khoảng 13 – 15% các ca đột quỵ xảy ra là do xuất huyết não.
Tăng huyết áp gây xuất huyết não nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong. Trong trường hợp người bệnh may mắn được cứu sống thì cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, liệt tay chân, mất trí nhớ, méo miệng, nói ngọng, sống thực vật…
Tìm hiểu thêm: Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Những đối tượng dễ mắc bệnh tăng huyết áp
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ hoặc tăng tính thấm làm cho máu thoát ra khỏi lòng mạch. Kết quả là khiến máu thấm vào các mô não, gây tổn thương các tế bào não. Phổ biến nhất của dạng này là sự kết hợp giữa chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu bẩm sinh với cao huyết áp.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não phải kể đến như: Người có rối loạn đông máu, người mắc các bệnh lý về gan và u não, người thừa cân, béo phì và lười vận động, người thường xuyên làm việc trong môi trường nắng nóng, trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc thiếu vitamin K…
Phương pháp phòng bệnh tăng huyết áp và xuất huyết não
Có thể thấy rằng, giữa tăng huyết áp và xuất huyết não có mối liên hệ qua lại, cụ thể là tăng huyết áp có thể dẫn đến xuất huyết não. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để phòng ngừa tăng huyết áp và xuất huyết não?
Thay đổi lối sống
Một lối sống khoa học và lành mạnh có thể giúp bảo vệ sức khoẻ của bạn trước các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có tăng huyết áp và xuất huyết não.
Một số việc bạn nên làm để duy trì lối sống khoa học bao gồm:
- Nói không với các chất kích thích như cà phê đặc, trà, rượu bia…
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, ăn nhạt, hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường bổ sung các loại rau củ và trái cây tươi…
- Tránh thức khuya đồng thời tránh làm việc quá sức trong các môi trường khắc nghiệt như nóng quá hay lạnh quá, tránh căng thẳng và stress…
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Khám sức khỏe định kỳ
Việc thăm khám, kiểm tra và theo dõi sức khỏe định kỳ bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ tổn thương cơ quan đích từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh được những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Kiểm soát tốt huyết áp
Đối với những người bệnh đã mắc bệnh tăng huyết áp, cầm thực hiện theo dõi huyết áp và sử dụng thuốc hạ huyết áp mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc khi kiểm tra thấy huyết áp tạm thời ổn định. Thêm vào đó, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để có thể điều chỉnh phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp (nếu cần).
>>>>>Xem thêm: Vắc xin Rotarix phòng bệnh gì?
Trên đây là những chia sẻ của KenShin về bệnh tăng huyết áp và xuất huyết não. Hy vọng, với những kiến thức sức khỏe trong bài viết hôm nay có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Nếu cần tư vấn sức khỏe hãy liên hệ với tổng đài của KenShin bạn nhé.