Lòi dom (bệnh trĩ) là bệnh lý liên quan đến hậu môn khá phổ biến. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng sự xuất hiện của dom khiến bệnh nhân khó chịu, quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn những cách chữa lòi dom tại nhà vô cùng đơn giản mà lại cực kỳ hiệu quả.
Bạn đang đọc: Lòi dom là gì? Mách bạn những cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản, hiệu quả
Lòi dom gây ra một số triệu chứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhất là khi điều trị trễ. Những cách chữa lòi dom tại nhà thường được áp dụng ở giai đoạn đầu, khi bệnh chưa cần thiết điều trị y tế. Những nguyên liệu trong cách chữa lòi dom tại nhà khá dễ tìm, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả làm teo búi dom nhờ có chứa thành phần hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm,…
Contents
Lòi dom là gì?
Lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ – một căn bệnh về hậu môn rất nhiều người mắc phải. Bệnh xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng, nơi niêm mạc hậu môn sa ra ngoài ống hậu môn một cách bất thường và không thể co lại được.
Bệnh được phân thành 3 loại như sau:
Bệnh trĩ ngoại
Những búi trĩ này nằm bên ngoài ống hậu môn, phía dưới đường lược nên có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ban đầu, búi trĩ nhỏ và không dễ thấy, nhưng khi tình trạng ngày càng triển triển thì kích thước của chúng cũng lớn theo, gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Bệnh trĩ ngoại có thể gây đau, khó chịu và ngứa.
Bệnh trĩ nội
Khác với trĩ ngoại, trĩ nội phát triển bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược. Ban đầu, chúng nhỏ và không có triệu chứng nên khó phát hiện nếu không đi khám. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, chúng to ra và có thể nhô ra khỏi ống hậu môn khi đi tiêu, gây đau và chảy máu.
Bệnh trĩ hỗn hợp
Dạng trĩ này ít phổ biến hơn vì nó kết hợp cả trĩ nội và trĩ ngoại, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Bệnh trĩ hỗn hợp tuy hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây lòi dom
Lòi dom xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc tăng áp lực ở vùng hậu môn, suy yếu các mô sợi đàn hồi nâng đỡ đám rối tĩnh mạch và ứ đọng máu. Những tình trạng này dẫn đến sự hình thành bệnh trĩ ở bên ngoài hoặc bên trong hậu môn, gây khó chịu, đau đớn và trong một số trường hợp còn gây chảy máu.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây lòi dom phổ biến:
Bệnh táo bón
Người bị táo bón mãn tính khi đi tiêu thường phân sẽ khô và cứng, gây ra sự căng thẳng quá mức. Chính sự căng thẳng này đã dẫn đến nứt hậu môn và chảy máu; đồng thời còn làm tổn thương ống và tĩnh mạch hậu môn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của bệnh trĩ.
Bệnh tiêu chảy
Ngược lại với táo bón, tiêu chảy buộc bạn phải đi tiêu nhiều lần. Chính áp lực liên tục này làm suy yếu các mô hỗ trợ xung quanh trĩ, khiến chúng giảm độ đàn hồi. Ngoài ra, bạn lưu ý bệnh kiết lỵ cũng gây ra những hậu quả tương tự. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo hệ thống tiêu hóa của cơ thể luôn được cân bằng.
Thói quen ăn uống không khoa học
Một chế độ ăn uống không cân bằng, uống không đủ nước, thường xuyên thiếu hụt chất xơ là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh táo bón, góp phần đáng kể vào sự phát triển của bệnh trĩ.
Vấn đề đại tiện
Những thói quen khi đi đại tiện không tốt, chẳng hạn như ngồi lâu trong nhà vệ sinh, thường xuyên nhịn đại tiện hoặc làm nhiều việc cùng lúc với điện thoại thông minh, sẽ dẫn đến hiện tượng ứ phân ở trực tràng. Tình trạng mất nước kéo dài làm phân khô lại, thúc đẩy hình thành bệnh trĩ.
Lối sống ít vận động
Những người làm công việc đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Áp lực liên tục lên các cấu trúc và tĩnh mạch hậu môn do ngồi hoặc đứng lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Các đối tượng đặc biệt
Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố, người già có các mô hỗ trợ yếu và những người thừa cân gặp áp lực quá mức lên hậu môn và trực tràng,… đều có nguy cơ bị lòi dom cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Bạn biết gì về liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)?
Hướng dẫn cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản, hiệu quả
Lòi dom chắc chắn kéo theo hàng loạt các triệu chứng khó chịu. Vì thế, khi bị trĩ, nhất là giai đoạn đầu, bệnh nhân thường lo lắng tìm cách chữa lòi dom tại nhà. May mắn là từ lâu, trong dân gian có nhiều phương pháp đã được thử nghiệm theo thời gian có khả năng giúp giảm đáng kể các triệu chứng lòi dom mà không cần tiến hành các thủ thuật xâm lấn.
Dưới đây là một số cách chữa lòi dom tại nhà vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao:
Cách chữa lòi dom tại nhà bằng cây trinh nữ
Cây trinh nữ (hay còn gọi là cây xấu hổ) có đặc tính chống viêm và chống chảy máu rất tốt. Do đó, mẹo chữa lòi dom tại nhà bằng cây trinh nữ từ lâu đã được áp dụng và đánh giá cao.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 100g cây trinh nữ ( 100g), sau đó cắt thành khúc ngắn, để ráo nước;
- Cho trinh nữ vào chảo, sao nóng cho đến khi thảo mộc này khô lại rồi rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ);
- Hàng ngày, bạn lấy một nhúm trinh nữ bỏ vào chén, rót rượu trắng (loại từ 35 – 40 độ) vào canh đến khi rượu ngập mặt thuốc;
- Đợi rượu bay hơi hết, các chất trong cây trinh nữ cũng tiết ra ngoài (thấy nước trong chén chuyển sang màu vàng nhạt), bạn vớt bỏ bã trinh nữ, chia nước thuốc này làm hai phần đều nhau uống trong ngày.
Lưu ý cách chữa lòi dom tại nhà bằng cây trinh nữ cần kiên trì áp dụng liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh bắt đầu thuyên giảm rõ rệt.
Chữa lòi dom bằng diếp cá
Diếp cá giàu rutin, có khả năng giúp củng cố thành tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, cầm máu và khử trùng khu vực này.
Bạn có thể kết hợp rau diếp cá vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng nó như một loại thuốc đắp qua hai cách sau đây:
Dùng rau diếp cá làm thuốc đắp lên búi dom
- Rửa sạch nắm lá và ngọn non của cây diếp cá (nên ngâm nguyên liệu trong nước muối 15 phút để khử khuẩn);
- Giã nát rau diếp cá, sau đó đắp trực tiếp vào búi dom. Bạn nhớ dùng băng gạc để băng cố định rau diếp cá và búi dom trong 30 phút. Trong thời gian này, bạn nên nằm yên một chỗ để tránh rau diếp cá bị rơi.
Mẹo chữa lòi dom tại nhà này nên áp dụng 2 lần/ngày sẽ giúp búi dom bớt sưng và dần thu nhỏ lại. Ngoài ra còn giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, ẩm ướt ở hậu môn.
Xông hơi lá diếp cá trị lòi dom
- Rửa sạch khoảng 300g lá rau diếp cá tươi (nên ngâm khoảng 15 phút với nước muối để khử khuẩn);
- Cho 1 lít nước vào nồi, bắc lên bếp, tiếp đó cho rau diếp cá cùng chút muối vào nồi đun sôi rồi tắt bếp;
- Đổ nước vừa đun vào bô, tranh thủ lúc nước vẫn còn đang bốc hơi thì bạn ngồi lên để xông búi dom trong khoảng 10 phút;
- Sau khi xông, dùng nước nấu từ rau diếp cá ngâm và rửa lại hậu môn;
Cách chữa lòi dom tại nhà này nên thực hiện 3 lần trong tuần sẽ giúp khắc phục bệnh lòi dom nhanh chóng.
Nha đam
Nha đam (lô hội) vốn từ lâu đã nổi tiếng với đặc tính chống viêm và giảm đau, mang lại sự thoải mái cho người mắc bệnh trĩ. Bạn bôi gel nha đam (2 lần/ngày) trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng hoặc tạo hỗn hợp chữa bệnh bằng cách trộn gel nha đam với dầu ô liu theo tỷ lệ 2:1. Đặc tính bôi trơn của lô hội tạo điều kiện cho nhu động ruột hoạt động dễ dàng hơn, giảm đau và giảm chảy máu.
Lá trầu không
Lá trầu không có tác dụng chữa rất nhiều bệnh lý mà không phải ai cũng biết, bao gồm cả lòi dom.
Lá trầu không có khả năng kích thích tiêu hóa, làm mềm phân, giảm sưng và viêm. Bạn nghiền nát lá trầu không rồi bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp lá trầu với các loại thảo mộc khác để xông hậu môn bằng nước thảo dược này trong khoảng 15 phút mỗi ngày để chứng kiến hiệu quả kỳ diệu mang lại.
Chữa lòi dom tại nhà bằng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Trường hợp bị lòi dom, bạn có thể dùng dầu dừa theo nhiều cách khác nhau. Thành phần của dầu dứa chứa nhiều vitamin A, E, phenol, và nhiều loại axit có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, làm cải thiện rõ rệt tình trạng viêm ở búi dom.
Cách 1
Dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp lên búi dom 2 lần/ngày, tốt nhất là thoa vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý bạn nên làm sạch hậu môn trước khi áp dụng biện pháp chữa lòi dom tại nhà này.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng ung thư xương đầu gối mà bạn nên biết
Cách 2
Bổ sung dầu dừa vào trong bữa ăn hàng ngày thông qua việc dùng dầu dừa chiên xào thực phẩm, trộn salad hay pha với nước ấm uống vào buổi sáng.
Tóm lại, lòi dom là tình trạng khá phổ biến và bạn có thể áp dụng những cách chữa lòi dom tại nhà khi tình trạng bệnh mới xuất hiện. Lưu ý là bạn nên đồng thời uống nhiều nước, ưu tiên ăn đồ mát và các thực phẩm giàu chất xơ để đi giúp hệ tiêu hóa hoạt động cân bằng, tránh bị các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, lỵ,…). Đồng thời trong cuộc sống hàng ngày, nên chủ động hạn chế tối đa những hoạt động có thể gây gia tăng áp lực lên hậu môn khiến búi dom bị lòi ra.