Lo lắng và ngứa ngáy là 2 triệu chứng thường gặp trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên việc chúng xuất hiện ở cùng một thời điểm thì lại không quá phổ biến. Vậy hiện tượng này phát sinh do đâu và điều trị bằng cách nào thì hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Lo lắng và ngứa ngáy xảy ra đồng thời: Nguyên nhân và giải pháp
Khi hiện tượng ngứa ngáy xuất hiện cùng lúc với cảm giác lo lắng, hai vấn đề này có thể có mối tương quan mật thiết hoặc tồn tại độc lập. Tùy từng trường hợp mà các chuyên gia y tế sẽ đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp cho người bệnh.
Contents
Lo lắng và ngứa ngáy phát sinh do đâu?
Lo lắng và ngứa ngáy xảy ra đồng thời có thể khiến nhiều người hoang mang vì không biết tình trạng trên phát sinh do đâu. Thực tế cho thấy vấn đề sức khỏe này được phân làm 2 trường hợp:
- Mỗi triệu chứng phát sinh do một nguyên nhân khác nhau.
- Hai triệu chứng đều phát sinh do rối loạn tâm thần.
Với trường hợp thứ nhất, hiện tượng ngứa có thể do dị ứng, côn trùng cắn, bệnh lý về gan, máu, tiểu đường… Trong khi đó, lo lắng có thể xuất hiện do các kích thích mạnh từ bên ngoài hoặc vấn đề về tâm lý.
Ở trường hợp thứ hai, lo lắng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa ngáy trên diện rộng. Để giải thích về điều này, giới y khoa cho rằng trung ương thần kinh luôn giữ liên hệ với các đầu mút thụ cảm trên da. Khi cảm giác lo lắng xuất hiện, cơ chế điều hòa căng thẳng của cơ thể chịu áp lực nặng nề và dẫn đến tình trạng quá tải. Khi đó, chúng làm phát sinh dị cảm thần kinh trên da và biểu hiện ra bên ngoài bằng cảm giác ngứa ngáy tại chỗ.
Ngứa do lo lắng không xuất hiện ở một vùng duy nhất mà có thể phát sinh ở bất cứ đâu, từ phần đầu, lưng, ngực cho tới tay, chân. Tần suất, cường độ và quy mô cũng có nhiều sự khác nhau, không đồng nhất ở mọi trường hợp. Vấn đề này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy bức bách mà còn có thể gây nhiễm trùng da nếu họ không thể kiểm soát hành vi (gãi quá nhiều hoặc quá mạnh).
Làm thế nào để phân biệt ngứa do tâm lý với các nguyên nhân khác?
Để phân biệt ngứa do tâm lý với các nguyên nhân khác, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu chỉ điểm dưới đây:
- Hai triệu chứng luôn xuất hiện cùng lúc và lặp lại liên tục trong thời gian dài. Rất hiếm khi chúng khởi phát lẻ tẻ và không liên quan đến nhau.
- Mức độ lo lắng tỉ lệ thuận với cảm giác ngứa ngáy. Nghĩa là càng bất an, lo sợ thì cơn ngứa càng trở nên nặng nề.
- Sử dụng các loại thuốc chống dị ứng, làm dịu da đem đến tác dụng không đáng kể.
- Xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm cho kết quả hoàn toàn bình thường (loại trừ được trường hợp ngứa ngáy do bệnh lý từ các cơ quan nội tạng).
- Điều tra tiền sử bệnh để nhận ra mối tương quan giữa 2 triệu chứng này.
Giải pháp điều trị ngứa ngáy do tâm lý
Dưới tác động của yếu tố tâm lý, lo lắng làm phát sinh cảm giác ngứa ngáy. Ngược lại, ngứa ngáy càng nhiều thì lo lắng lại càng tăng. Và nếu rơi vào vòng luẩn quẩn này, người bệnh có thể đối mặt với bệnh lý trầm cảm, tự làm đau chính mình. Vậy nên ngay khi được chẩn đoán chính xác, họ cần được can thiệp càng sớm càng tốt để phục hồi sức khỏe và ổn định tinh thần.
Tùy vào mức độ bệnh, yếu tố cơ địa và điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện/trung tâm y tế mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp. Đặc biệt cần có sự kết hợp qua lại giữa điều trị tâm lý và điều trị các tổn thương da do ngứa ngáy gây ra. Cụ thể dưới đây là các giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo:
Sử dụng thuốc
Đây là phương pháp đem đến hiệu quả nhanh, tức thời vì vừa giúp làm dịu các triệu chứng, vừa kiểm soát nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Theo đó, người bệnh có thể sử dụng đồng thời 2 loại thuốc sau để giảm thiểu tình trạng lo lắng và ngứa ngáy:
- Thoa kem/thuốc mỡ chứa Corticosteroid trên vùng da bị ngứa với tần suất 2 lần/ngày và sử dụng không quá 1 tuần liên tục. Trong một số trường hợp có thể sử dụng thêm thuốc gây tê tại chỗ.
- Dùng thuốc ức chế quá trình tái hấp thu Serotonin 1 cách có sàng lọc qua đường uống. Đây là dòng thuốc đặc hiệu có thể làm giảm nhanh triệu chứng ngứa mạn tính do rối loạn lo âu gây ra.
Tìm hiểu thêm: Hẹp van động mạch phổi có mấy mức độ?
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá là đem đến hiệu quả điều trị rất tích cực đối với những bệnh nhân bị ngứa do lo lắng. Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn một trong các cách can thiệp sau:
- Trị liệu bằng công nghệ ánh sáng để kiểm soát và hạn chế tình trạng ngứa râm ran trên da.
- Tiến hành châm cứu trên vùng da bị ngứa để điều hòa giác quan, giảm thiểu triệu chứng do dị cảm gây ra.
- Thực hiện các bài tập giúp ổn định tâm lý, giải tỏa căng thẳng như: Ngồi thiền, tập yoga, học hít thở sâu… Nếu áp dụng thường xuyên, chắc chắn hiện tượng lo lắng đi kèm ngứa ngáy sẽ được cải thiện nhanh chóng.
>>>>>Xem thêm: Chữa gan nhiễm mỡ bằng Đông y như thế nào?
Ngoài những gợi ý trên, bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo nhỏ dưới đây để hỗ trợ điều trị vấn đề sức khỏe này:
- Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn ngày 2 lần để làm giảm nhanh hiện tượng ngứa da.
- Không sử dụng quần áo có chất liệu tổng hợp hoặc quá thô ráp vì chúng dễ gây tổn thương da. Chú ý chỉ tắm nước ấm và luôn bảo vệ da trước ánh sáng mặt trời.
- Dùng thêm máy tạo độ ẩm, đặc biệt là trong phòng điều hòa để da không bị khô và khiến tình trạng mẩn ngứa ngày càng nặng thêm.
- Hạn chế tối đa việc dùng tay gãi ngứa. Nếu không thể loại trừ hoàn toàn thói quen này thì hãy đeo bao tay, cắt tỉa móng tay thật gọn gàng để giảm nguy cơ trầy xước da.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh. Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là tránh xa các chất kích thích và tích cực tập luyện thể dục thể thao.
Khi nào thì nên gặp bác sĩ?
Nếu ngứa ngáy và lo lắng xuất hiện một cách thoáng qua và tần suất lặp lại không đáng kể, ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì hoàn toàn không đáng ngại. Trong trường hợp này hãy tiếp tục theo dõi để can thiệp kịp thời nếu phát sinh vấn đề bất ổn (thay đổi cường độ, phạm vi, tần suất).
Ở một diễn biến khác, nếu tình trạng mẩn ngứa đi kèm lo lắng khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Nguy hiểm hơn là không kiểm soát được hành vi và gây tổn thương da nghiêm trọng thì họ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây là bệnh lý có khả năng đáp ứng điều trị khá tốt nên nếu được can thiệp tích cực, chắc chắn các triệu chứng sẽ dần thoái lui chỉ sau thời gian ngắn.
Lo lắng và ngứa ngáy là hai vấn đề tưởng như không liên quan nhưng trong một số trường hợp, chúng lại có chung nguồn gốc phát sinh. Mong rằng qua bài viết mà KenShin đã chia sẻ, bạn có thể hiểu ra bản chất của hiện tượng kép này để khi gặp tình huống tương tự, chúng ta có thể đưa ra được giải pháp ứng phó kịp thời.