Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc

Việc sử dụng nhựa không đúng cách hoặc để dùng lâu trong thời gian dài có khả năng gây hại cho sức khỏe do các chất hóa học trong nhựa tiết ra. Vì vậy, cần phải hiểu rõ về ký hiệu các loại nhựa an toàn và sử dụng đúng cách để bảo vệ tốt cho sức khỏe.

Bạn đang đọc: Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc

Ngày nay, nhựa đã trở thành vật liệu phổ biến trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Từ đồ chơi trẻ em, chai lọ mỹ phẩm đến các hộp đựng thức ăn và vật dụng trong gia đình đều có thể làm bằng nhựa. Bởi chất liệu này không chỉ có trọng lượng nhẹ, tính chống thấm cao mà giá thành cũng rất phải chăng. Thế nhưng, ngày càng có nhiều loại nhựa được sử dụng khiến người dùng không thể nắm hết được các ký hiệu và biết rõ đâu là ký hiệu các loại nhựa an toàn.

Qua bài viết này, KenShin sẽ giúp bạn phân biệt và biết được nhựa số mấy an toàn để lựa chọn sử dụng hàng ngày nhé!

Tìm hiểu tổng quan về các loại nhựa phổ biến hiện nay

Nhựa là một loại chất liệu nhân tạo được tạo ra thông qua quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ. Chất liệu này thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi. Với tính chất nhẹ và chắc chắn, nhựa có thể được đúc thành nhiều hình dạng và độ dày khác nhau.

Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc

Nhựa thường được sử dụng để sản xuất chai, đồ gia dụng và đồ chơi

Theo Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ, hiện tại trên thị trường đang có 6 loại nhựa được sử dụng phổ biến, được phân thành 2 nhóm chính như sau:

  • Nhóm nhựa an toàn: PET hoặc PETE, HDPE, LDPE và PP.
  • Nhóm nhựa không an toàn: V hoặc PVC, PS, PC và các loại nhựa khác.

Ký hiệu các loại nhựa an toàn sử dụng đựng thực phẩm

Các loại nhựa an toàn có thể dễ dàng xác định được bằng các mã số nhựa được in trên sản phẩm. Các mã số nhựa này được in dựa trên tiêu chuẩn ASTM D7611 của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ và được áp dụng trên toàn thế giới. Vậy nhựa số mấy an toàn? Dưới đây là một số loại nhựa an toàn có thể sử dụng trong việc đựng thực phẩm như:

Nhựa số 1 – PET hoặc PETE (Polyethylene Terephthalate) an toàn

Nhựa PET hay PETE là một trong số các loại nhựa an toàn được sử dụng để đựng nước đóng chai, nước ngọt có ga, nước trái cây, sữa tươi, dầu ăn và thực phẩm đóng hộp. Tuy loại nhựa này không độc hại khi ở nhiệt độ thường, nhưng lại rất dễ bị biến đổi tính chất dưới tác động của nhiệt độ cao và khó làm sạch.

Đối với loại nhựa này, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng một lần và không nên tái sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe. Bởi nhựa PET có thể chứa dư lượng BPA trong quá trình sản xuất. Đồng thời, loại nhựa này cũng rất khó để làm sạch nên khả năng tái chế rất thấp (khoảng 20%) và dễ bị biến đổi do tác dụng nhiệt.

Nhựa số 2 – HDPE hay HDP (High Density Polyethylene) an toàn

HDPE hay HDP được đánh giá là loại nhựa an toàn nhất đối với sức khỏe. Nhựa HDPE thường được sử dụng để đựng các sản phẩm có yêu cầu cao về độ an toàn đối với sức khỏe. Chẳng hạn như bình sữa trẻ em, lọ thuốc, chai/lọ đựng mỹ phẩm và đựng thực phẩm.

Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc

Nhựa số HDPE hay HDP được xem là loại nhựa an toàn nhất đối với sức khỏe

Nhựa HDPE được đánh giá cao vì có nhiều đặc điểm nổi bật như có độ bền cao, khả năng chịu va đập tốt, ít bị trầy xước và biến dạng. Ngoài ra, loại nhựa này còn có khả năng chịu nhiệt lên đến 120 độ C trong thời gian ngắn và thời gian có thể dài hơn khi ở 110 độ C. Đặc biệt, nhựa HDPE có độ trơ về mặt hóa học, không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường và không tiết ra độc tính gây hại.

Nhựa số 4 – LDPE (Low Density Polyethylene) an toàn

Nhựa LDPE là loại nhựa an toàn có đặc tính mềm dẻo. Thường được sử dụng để sản xuất túi nhựa, giấy gói thực phẩm hoặc hộp đựng thực phẩm dùng 1 lần. Ngoài ra, loại nhựa này cũng hay được dùng để làm quần áo, thảm,…

Tương tự như HDPE, nhựa LDPE cũng có độ trơ về mặt hóa học nhưng có khả năng chịu nhiệt kém hơn và khả năng tái chế không cao. Vì vậy, loại nhựa này thường được sử dụng chủ yếu cho các sản phẩm dùng một lần.

Nhựa số 5 – PP (Polypropylene) thuộc các loại nhựa an toàn sức khỏe

Nhựa PP, được đánh giá cao về tính thân thiện với môi trường vì nó an toàn và dễ tái chế. Loại nhựa này thường được sử dụng để làm hộp đựng sữa chua, thuốc, ống hút và thực phẩm đóng hộp (nước sốt, tương ớt…).

Nhựa PP chịu được nhiệt lên đến 130°C và có thể dùng được cho lò vi sóng nếu nhiệt độ được kiểm soát an toàn để tránh bị nhiễm độc ra thức ăn. Ngoài ra, nhựa PP cũng thường được tái chế để tạo ra nhiều sản phẩm như tấm ván, kệ tủ, thùng rác, chổi và nhiều sản phẩm khác.

Tìm hiểu thêm: Chiều cao, cân nặng bé gái 15 tháng tuổi đạt tiêu chuẩn

Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc
Nhựa PP là loại nhựa an toàn, có độ bền và khả năng tái chế cao

Các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng nhựa PP do có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Với khả năng tái sử dụng và có thể chứa nước trong thời gian dài mà không gây độc hại, nhựa PP đã trở thành một trong số các loại nhựa an toàn có tính ứng dụng cao nhất hiện nay.

Ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe

Ngoài các loại nhựa an toàn thì bạn cũng nên tránh sử dụng các loại nhựa được đánh giá là không an toàn và có thể gây hại cho sức khỏe như:

Nhựa số 3 – V hoặc PVC (Vinyl) không an toàn

Nhựa PVC có độ dẻo cao nhưng giá thành khá rẻ, khó tái chế vì rất dễ bị nóng chảy. Đáng nói, trong loại nhựa này có chứa chất độc DEHA và phthalate, có thể gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được đựng các thực phẩm nóng hay đun nấu và đốt trong các sản phẩm làm từ nhựa PVC này.

Nhựa PVC thường được dùng để làm màng bọc thực phẩm, thiết bị y tế, áo mưa và vật liệu xây dựng. Mặc dù đã có rất nhiều hãng sản xuất trên thế giới tẩy chay PVC nhưng loại nhựa này vẫn xuất hiện ở đồ chơi trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cần kiểm tra kỹ chất liệu khi chọn đồ chơi để đảm bảo an toàn cho con.

Nhựa số 6 – PS (Polystyrene) không an toàn

Nhựa PS là loại nhựa rẻ có trọng lượng khá nhẹ, đây không phải là các loại nhựa an toàn để sử dụng. Nhựa số 6 chủ yếu được dùng để làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly muỗng sử dụng 1 lần. Nhưng khi nhiệt độ cao và tiếp xúc với chất chua, nhựa PS có thể sản sinh ra độc tố gây hại. Vậy nên, loại nhựa này thường không được phép sử dụng để đựng thực phẩm trong thời gian dài, đặc biệt là thực phẩm nóng, thực phẩm có tính kiềm và acid mạnh.

Ký hiệu các loại nhựa an toàn: Cần biết để tránh nhiễm độc

>>>>>Xem thêm: Siêu âm 2D có biết được trai hay gái không? Khi nào siêu âm biết giới tính?

Nhựa số 6 – PS (Polystyrene) dễ sản sinh độc tố khi tiếp xúc với nhiệt

Nhựa PS và các sản phẩm làm từ loại nhựa này không được khuyến khích sử dụng do khó tái chế và có tác động tiêu cực đến môi trường.

Nhựa số 7 – PC hoặc không có ký hiệu (Other)

Nhựa PC có chứa chất BPA cực kỳ độc hại, thường được dùng để sản xuất thùng xốp để đựng đồ hoặc thùng nhựa đựng hóa chất. Nhựa số 7 có thể gây nhiễm độc vào thức ăn khi tiếp xúc với đồ nóng, gây nguy hiểm đặc biệt.

Tuy các sản phẩm làm từ nhựa số 7 hiện rất hiếm trên thị trường, nhưng người tiêu dùng vẫn cần cẩn trọng trước khi chọn mua và sử dụng và hầu như tất cả các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Trên đây, KenShin đã giải mã các ký hiệu nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về các sản phẩm nhựa và biết được ký hiệu các loại nhựa an toàn cho sức khỏe để sử dụng chúng đúng cách nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *