Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết

Khối u khí quản là một tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cùng KenShin tìm hiểu các triệu chứng cũng như cách điều trị khối u ở khí quản nhé!

Bạn đang đọc: Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết

Khối u khí quản là một tình trạng hiếm gặp. Tình trạng u khí quản nguyên phát thường đòi hỏi phải phẫu thuật tái tạo khí quản và giải quyết bệnh lí ung thư ác tính. Bài viết này của KenShin có thể giúp bạn hiểu rõ khối u khí quản là gì, nguyên nhân cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh.

Tìm hiểu khối u khí quản là gì?

Các khối u bắt nguồn từ khí quản (hay còn gọi là u khí quản nguyên phát) rất hiếm gặp. Các khối u di căn đến khí quản chẳng hạn như ung thư tuyến giáp, thực quản, thanh quản hoặc phổi, phổ biến hơn nhưng cũng chỉ chiếm 2% tổng số các trường hợp phát triển khối u đường hô hấp trên.

Bất kể những khối u này bắt nguồn từ đâu và lành tính hay ác tính, chúng thường dẫn đến hẹp lỗ khí quản, hạn chế thông khí phổi.

Các loại khối u khí quản ác tính

Có ba loại ung thư biểu mô (khối u ác tính) thường gặp ở khí quản:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 70 và thường liên quan đến thói quen hút thuốc. Đây là loại khối u phát triển nhanh và thầm lặng. Nó có thể không được chẩn đoán cho đến khi nó phát triển quá lớn để có thể phẫu thuật loại bỏ.
  • Ung thư biểu mô nang dạng adeno, là khối u khí quản lan dọc theo niêm mạn, thường phát triển chậm và không liên quan đến hút thuốc. Khối u này thường gặp ở nam và nữ trong độ tuổi từ 40 đến 60.
  • Khối u carcinoid, là một khối bất thường phát triển chậm có nguồn gốc từ các tế bào của hệ nội tiết hoặc hệ thần kinh. Những khối u này có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể, bao gồm cả khí quản.

Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết

Ung thư biểu mô tế bào vậy là loại u khí quán ác tính phổ biến nhất

Các loại u khí quản lành tính

Các khối u khí quản cũng có thể lành tính (không phải ung thư) nhưng vẫn gây ra vấn đề do luồng không khí qua khí quản bị hạn chế, khả năng ác tính và khối u phát triển quá lớn khó điều trị dễ dàng:

Chondromas, loại khối u khí quản phổ biến nhất, hình thành từ sụn tạo nên khí quản. Loại khối u này có thể trở thành ung thư sau một thời gian phát triển mà không được điều trị.

U mạch máu, khối u hình thành trong các mạch máu nhỏ, có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Nếu một đứa trẻ có vết bớt u mạch máu đột nhiên gặp vấn đề về hô hấp thì cần phải kiểm tra để tầm soát u mạch máu càng sớm càng tốt.

U nhú là khối u do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Papillomatosis có thể gây ra nhiều loại u nhú khác nhau ở cơ thể người.

Triệu chứng của khối u khí quản

Do ảnh hưởng của khối u khí quản gây tắc nghẽn mà khó thở thường là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cho các vấn đề hô hấp phổ biến khác như hen suyễn, viêm phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Vì vậy, để chẩn đoán khối u khí quản, bác sĩ cũng thường dựa trên các triệu chứng kèm theo như:

  • Khò khè, khó thở;
  • Ho, có hoặc không có máu;
  • Hơi thở hổn hển;
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra, khi khối u phát triển lan dần ra ngoài khí quản, bệnh nhân có thể bị khó nuốt và khàn giọng. Do khối u chèn ép thực quản.

Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết

Khó thở có thể là dấu hiệu của khối u khí quản

Nguyên nhân và yếu tố rủi ro

Ung thư biểu mô tế bào vảy – loại khối u khí quản phổ biến nhất được cho là hậu quả trực tiếp của việc hút thuốc lá. Một yếu tố nguy cơ khác là u máu, có thể lan từ mặt đến cổ.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ khối u khí quản, tốt nhất bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán hoặc loại trừ khối u và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này.

Các phương pháp chẩn đoán u khí quản

Các khối u khí quản rất khó chẩn đoán vì chúng rất hiếm và trong hầu hết các trường hợp, chúng phát triển chậm. Chúng có thể bị chẩn đoán nhầm là một vấn đề về hô hấp khác, chẳng hạn như hen suyễn, viêm phế quản hoặc COPD vì không có triệu chứng cụ thể. Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề về hô hấp của bạn:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Những lần quét này cho thấy những hình ảnh có thể xác định kích thước của khối u, độ thu hẹp của khí quản và tình trạng của các hạch bạch huyết xung quanh.
  • Nội soi phế quản: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát bất kỳ sự bất thường nào trong khí quản cũng như loại bỏ các tế bào để kiểm tra ung thư (sinh thiết).
  • Kiểm tra chức năng phổi để đo lường mức độ hoạt động của phổi và có thể phát hiện ra gợi ý cho sự tắc nghẽn trong khí quản.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chi tiết thắc mắc bầu ăn ớt chuông được không?

Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết
Bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để kiểm tra khối u khí quản

Điều trị khối u khí quản như thế nào?

Hiện nay có một số lựa chọn để điều trị khối u khí quản sau đây. Một số phương pháp điều trị trong đó nhằm mục đích chữa bệnh và một số nhằm mục đích giảm triệu chứng.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần nhỏ mô xung quanh được chỉ định ưu tiên ở trường hợp khối u ác tính. Tuy nhiên độ khó của các ca phẫu thuật loại bỏ khối u khí quản tương đối cao. Bởi mạch máu ở khí quản rất mong manh và dễ tổn thương. Nếu gây tổn thương các mạch máu này thì biến chứng hậu phẫu là rất lớn.

Điều trị nội soi

Nếu khối u của bệnh nhân lan rộng hơn và bạn không thể phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị phục hồi nhịp thở và làm chậm sự phát triển của khối u. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khối u khí quản ứng dụng nội soi:

  • Liệu pháp đặt stent khí quản để giữ cho đường thở được thông thoáng.
  • Liệu pháp laser bao gồm việc sử dụng chùm ánh sáng tập trung cao độ để thu nhỏ hoặc loại bỏ khối u.
  • Quang đông cầm máu Argon Plasma cũng ương tự như liệu pháp laser, phương pháp điều trị này sử dụng điện và khí argon để tiêu diệt mô khối u.
  • Xạ trị áp sát là phương pháp dùng ống soi phế quản giúp đưa xạ trị trực tiếp đến vị trí khối u và phá hủy các tế bào khối u.
  • Nội soi ống cứng là phương pháp đưa ống nội soi rỗng và thẳng vào khí quản để loại bỏ mô khối u.

Khối u khí quản và những thông tin bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Chi phí bơm tinh trùng giá bao nhiêu?

Điều trị dưới hỗ trợ nội soi giúp phục hồi nhịp thờ và ngăn chặn khối u phát triển

Xạ trị

Một số bệnh nhân có khối u khí quản, phế quản, những khối u đã di căn các hạch bạch huyết gần đó hoặc các khu vực khác trong ngực, có thể được điều trị bằng xạ trị đơn thuần hoặc sau phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp dùng một thuốc hoặc sự kết hợp của các loại thuốc để tiêm vào tĩnh mạch nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào khối u. Hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị, để điều trị các khối u khí quản tế bào vảy kích thước lớn không thể phẫu thuật cắt bỏ.

KenShin hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khối u khí quản. Tuy là một trong các loại khối u hiếm gặp nhưng có nguy cơ phát triển thành ung thư rất nguy hiểm. Vậy nên hãy chủ động tầm soát cũng như cảnh giác trước các triệu chứng về đường hô hấp bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *