Ở tuần thứ 9 của thai kỳ, bé đã có sự thay đổi về kích thước và trọng lượng cơ thể, đặc biệt đã xuất hiện tim thai. Vì thế siêu âm thai 9 tuần là việc làm cần thiết để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và phát hiện nguy cơ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ để kịp thời xử lý.
Bạn đang đọc: Khi siêu âm thai 9 tuần, mẹ bầu cần biết thông tin gì?
Khi thai 9 tuần tuổi, người mẹ sẽ nghe được tim thai, nhìn thấy những cử động nhỏ của thai nhi cũng như biết sự phát triển của bé ở giai đoạn này khi đi khám thai và siêu âm. Đây cũng là thời điểm phát hiện những bất thường có thể xảy ra cho mẹ và bé để kịp thời xử lý. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mẹ bầu cần biết những thông tin gì khi siêu âm thai 9 tuần.
Contents
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán hiện đại bằng hình ảnh không xâm lấn, sử dụng kỹ thuật sóng âm để ghi lại các bộ phận trong khung chậu mẹ bầu và những cử động của thai nhi một cách chính xác nhất. Dựa vào những thông số và hình ảnh do kỹ thuật siêu âm thai ghi lại, bác sĩ có thể phát hiện trong khung xương chậu của mẹ bầu có gì bất thường không, từ đó đưa ra những phương án điều trị hiệu quả và an toàn. Siêu âm thai có hai loại:
Siêu âm qua thành bụng
Hình thức đánh giá bằng hình ảnh này bao gồm siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D giúp bác sĩ có thể quan sát tổng quát bằng hình ảnh hai chiều (2D), 3 chiều (3D), 4 chiều (4D), 5 chiều (5D) để quan sát những bộ phận và cử động của thai nhi. Tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức siêu âm phù hợp.
Siêu âm đầu dò
Phương pháp siêu âm thai này vô cùng quan trọng thường được thực hiện vào những tuần đầu của thai kỳ. Siêu âm đầu dò giúp bác sĩ xác định vị trí của thai nhi chính xác nhằm phát hiện những biểu hiện nguy hiểm như thai ngoài tử cung, từ đó ngăn ngừa tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra,… Ngoài ra, siêu âm đầu dò cũng giúp mẹ bầu theo dõi nhịp tim thai, theo dõi cổ tử cung, chẩn đoán sảy thai,…
Thông thường, khi thai 9 tuần tuổi chưa thích hợp để sử dụng siêu âm bụng. Do vậy, khi siêu âm thai 9 tuần, bác sĩ sẽ chọn phương pháp siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn các cơ quan, bộ phận sinh dục của thai nhi, phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung mà phương pháp siêu âm thành bụng khó thấy được.
Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ chuyển sang siêu âm thành bụng từ tuần thứ 12 của thai kỳ trở đi để tầm soát sức khỏe trong thai kỳ một cách tốt nhất.
Tại sao cần thiết siêu âm thai 9 tuần tuổi?
Vào tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi đã có sự phát triển về kích thước và cân nặng, đặc biệt đã có thể nghe được tim thai. Do đó, khi siêu âm thai 9 tuần, người mẹ có thể nghe nhịp tim của con.
Ngoài ra, siêu âm thai ở tuần thứ 9 còn có tác dụng như sau:
- Kiểm tra nhịp tim của thai nhi có bình thường không;
- Kiểm tra tình trạng nhau thai, tử cung, buồng trứng;
- Biết được ngày dự sinh;
- Phát hiện kịp thời những dấu hiệu dị tật bất thường ở thai nhi;
- Chẩn đoán mang thai ngoài tử cung và xử lý sớm để tránh xảy ra biến chứng;
- Theo dõi quá trình phát triển của thai nhi gồm hình dáng, các bộ phận của cơ thể;
- Kiểm tra tình trạng nước ối, từ đó đánh giá tình trạng hiện tại của thai nhi.
Siêu âm thai 9 tuần biết được điều gì?
Qua hình ảnh siêu âm, có thể đánh giá được những điều sau:
Kích thước và cân nặng
Siêu âm thai 9 tuần cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ về kích thước và trọng lượng. Bé sẽ có chiều dài khoảng 2,5cm và cân nặng 2g. Các bộ phận trong cơ thể dần hoàn thiện hơn. Đây cũng là thời điểm bào thai, các mô và cơ bắt đầu phát triển nhanh chóng.
Các bộ phận cơ thể
Cơ thể
Nhìn chung bé đã phát triển các khớp vai, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay,… nên có những chuyển động mạnh mẽ hơn, như tay chân đã có thể uốn cong. Qua lớp da mỏng đã hiện ra cột sống và dây thần kinh cũng bắt đầu căng ra từ tủy sống.
Não đang phát triển ở giai đoạn này và nằm ở vị trí cao trên đầu, chiếm nửa chiều dài cơ thể của thai nhi và phần trán sẽ phình ra to hơn.
Móng tay và móng chân
Móng tay và móng chân của bé đã hình thành và hoàn thiện hơn. Lớp màng mất đi và thay vào đó là lớp lông tơ bắt đầu xuất hiện trên lớp da của bé.
Cổ tay
Do các khớp của cơ thể đã phát triển mạnh mẽ nên bé cũng hoạt động vùng cổ tay nhiều hơn như có thể uốn tay và đặt trên vùng ngực.
Khuôn mặt
Hình thành các bộ phận trên khuôn mặt như tai, mắt, mũi, miệng rõ hơn và mẹ có thể nhìn được. Đặc biệt có sự thay đổi thính giác khi đôi tai đã hoàn thiện cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy bé có thể cảm nhận được khi bố mẹ tương tác với con.
Các bộ phận bên trong cơ thể
Các bộ phận bên trong cơ thể của bé như não, gan, thận,… đã bắt đầu hoạt động và sản xuất tế bào máu trong suốt thai kỳ. Bé bắt đầu nuốt chất lỏng thực hiện sự trao đổi chất. Đồng thời nhau thai cũng sản xuất hormone và cung cấp dưỡng chất để nuôi tế bào thai.
Bộ phận sinh dục
Ở thời điểm này, chưa thể xác định được giới tính của thai nhi khi siêu âm thai 9 tuần do bộ phận sinh dục của bé chưa hiện ra rõ.
Nhịp tim
Theo các chuyên gia, thai nhi 9 tuần tuổi có nhịp tim trung bình vào khoảng 170 lần/nhịp và có thể tăng lên 180 lần/nhịp nếu bé cử động trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, nhịp tim của trẻ nhanh hay chậm quá mức đều bất thường. Nguyên nhân khiến tim thai nhi đập nhanh hơn có thể do người mẹ bị cảm cúm, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, căng thẳng,…
Tìm hiểu thêm: Quá trình kích trứng làm IVF cần lưu ý những gì?
Siêu âm thai 9 tuần có thể cho biết tần số nhịp tim để phát hiện trường hợp thai chết lưu, sảy thai,… từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Vì vậy người mẹ cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân và đi khám thai theo lịch hẹn hoặc đi khám khi có những biểu hiện bất thường để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Mẹ bầu nên đi siêu âm thường xuyên hơn nếu mắc phải tiểu đường, cao huyết áp hay các biến chứng về sức khỏe để đánh giá tình trạng sức khỏe em bé chính xác nhất.
Dinh dưỡng, vận động cho mẹ bầu ở tuần thai thứ 9
Tuần thai thứ 9 là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý để mẹ và bé cùng phát triển khỏe mạnh. Do đó, trong tuần thai này, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau:
- Mẹ bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ;
- Tránh làm việc nặng hay cúi gập người khi vận động;
- Ngủ ở tư thế thoải mái, dễ chịu để tránh khó ngủ kéo dài;
- Mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nhưng cần thận trọng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi;
- Về chế độ dinh dưỡng ở tuần thứ 9 thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi;
- Mẹ bầu cần cố gắng ăn những thực phẩm bổ dưỡng để có sức khỏe dù có cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng cao axit folic, canxi, sắt, protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, ngũ cốc, các loại rau xanh…;
- Yếu tố tâm lý là quan trọng nhất khi mang thai 3 tháng đầu. Vì thế mẹ cần giữ tinh thần thoải mái nhất, tránh căng thẳng vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Bị lãnh cảm sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Như vậy, siêu âm thai 9 tuần là mốc thời gian rất quan trọng cho biết sự thay đổi đáng kể của thai nhi về kích thước, trọng lượng, các bộ phận của cơ thể giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi chính xác.