Ung thư luôn là căn bệnh đáng sợ, đặc biệt là ung thư não. Vậy khi nào người bệnh chuyển qua ung thư não giai đoạn cuối? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Khi nào chuyển qua ung thư não giai đoạn cuối?
Ung thư một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào và những tế bào đó có thể lan rộng, xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến những cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể và đây là bệnh lý gây tử vong hàng đầu. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bệnh ung thư não cũng như ung thư não giai đoạn cuối, cách phân loại và triệu chứng thường gặp của căn bệnh ác tính trên.
Ung thư não, u não là gì?
Để hiểu hơn về ung thư não giai đoạn cuối, trước hết ta nên tìm hiểu về u não và các vấn đề liên quan. U não là khối choáng chỗ trong sọ xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như:
- Mô não;
- Màng não;
- Dây thần kinh sọ;
- Mạch máu;
- Các u di căn từ các cơ quan khác.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của u não thể hiện qua hội chứng tăng áp lực nội sọ và triệu chứng thần kinh cục bộ. Hiện nay u não thường được chẩn đoán, phát hiện sớm nhờ những kĩ thuật hình ảnh mới, hiện đại như CT-scanner, MRI, PET,… và cũng có rất nhiều phương pháp điều trị. Ở một người trưởng thành bình thường, u nguyên phát ở não (tức là u sinh ra ở não đầu tiên) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 2 – 3% tổng số u ác tính. 50% u ở não là u ác di căn từ các cơ quan khác như ở phổi, đường tiêu hóa, melanoma, tuyến tiền liệt. Ngày nay u não do di căn từ các cơ quan khác ngày càng tăng do các bệnh nhân ung thư có thời gian sống dài hơn.
Các triệu chứng thường gặp
Trước khi nói đến chẩn đoán ung thư não giai đoạn cuối, ta cần nhận biết những triệu chứng thường gặp của u não.
Biểu hiện lâm sàng thường gặp:
- Khiếm khuyết thần kinh tiến triển (68%) trong đó sẽ biểu hiện ra vận động (45%).
- Đau đầu là biểu hiện hay thấy trong 54% trường hợp.
- Động kinh chiếm 25 – 26% trường hợp.
Biểu hiện do tăng áp lực nội sọ (tăng áp lực nội sọ do khối u choáng chỗ, làm phù, tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy):
- Nhức đầu;
- Buồn nôn;
- Phù gai thị;
- Rối loạn dáng đi, nhìn đôi, chóng mặt.
Dấu thần kinh định vị do u xâm lấn phá hủy cấu trúc não bình thường hoặc chén ép nhu mô não hay cũng có thể chèn ép dây thần kinh sọ:
- Yếu liệt;
- Co giật;
- Liệt các dây thần kinh sọ (tùy vào dây thần kinh sọ bị ảnh hưởng dẫn đến các thể lâm sàng khác nhau như mất mùi vị, mù một hoặc hai bên, liệt mặt, méo miệng,…)
Đau đầu, nhức đầu:
- Hai bên, lan tỏa, tăng về sáng.
- Có thể kèm buồn nôn, nôn.
Tình trạng nhức đầu có thể giảm sau khi nôn. Nguyên nhân đau đầu thường do tăng áp lực nội sọ, khối u xâm lấn, chèn ép, tâm lý căng thẳng, nhìn đôi, khó tập trung,…
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các bệnh tuyến giáp ở nam thường gặp nhất
Những dấu thần kinh liên quan đến định khu của vỏ não:
Khi khối u tại não làm ảnh hướng đến:
- Thùy trán: Khi ảnh hưởng đến thùy trán, bạn sẽ mất ý chí, mất trí nhớ, thay đổi tính tình.
- Thùy thái dương: Suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, có thể yếu nửa người, bị ảo giác về tính vị giác.
- Thùy đính: Ảnh hưởng chức năng vận động và cảm giác đối bên, thờ ơ, không có khả năng thực hiện các động tác theo yêu cầu.
Ung thư não giai đoạn cuối
Vậy thế nào là ung thư não giai đoạn cuối? Để đánh giá ung thư não đang ở giai đoạn mấy, ta không được sử dụng cách phân chia giai đoạn của bệnh ung thư như các cơ quan khác vì đa số ung thư não nguyên phát thì không xâm lấn, lan rộng, di căn ra ngoài hệ thống thần kinh. Để mô tả mức độ tiến triển của ung thư não, người ta phân loại như sau:
- Độ I: Khối u phát triển chậm, không lan rộng ra xung quanh.
- Độ II: Khối u ít có khả năng phát triển và lan rộng ra xung quanh nhưng khả năng tái phát cao ngay sau khi điều trị.
- Độ III: Khối u phát triển nhanh, khó kiểm soát, các tế bào ung thư phân chia nhanh, không có dấu hiệu thoái lui hay chết đi của nhóm tế bào u.
- Giai đoạn cuối: Khối u phân chia nhanh chóng, lan rộng, xâm lấn mạch máu xung quanh và cả các mô chết xung quanh não, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thần kinh, gây nên nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tiên lượng dựa vào vị trí của khối u, kích thước và mức độ lan rộng của u.
Để chẩn đoán xác định bệnh ung thư não và phân độ ung thư não giai đoạn cuối, cần dựa vào lâm sàng và một số xét nghiệm khác như:
- CT có cản quang và không có cản quang.
- MRI có gadolium hay không có gadolium: Gadolium giúp phân biệt bờ khối u với vùng não, vùng phù xung quanh, phát hiện ra các ổ nhỏ.
- Điện não đồ: Ghi nhận vùng não bất thường.
- PET CT: Đánh giá khối u ở não và các ung thư di căn ở các vùng khác đồng thời.
Về phần điều trị bệnh ung thư não hiện nay nói chung và ung thư não giai đoạn cuối nói riêng:
- Phẫu thuật.
- Hóa trị.
- Xạ trị.
- Chăm sóc giảm nhẹ.
- Điều trị phù não do khối u: Điều trị bằng corticosteroid.
Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị ung thư não giai đoạn cuối, ngoài những điều trị, chăm sóc giảm nhẹ ở bệnh viện, bệnh nhân cũng rất cần sự chăm sóc của người thân, đồng cảm, cùng người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
>>>>>Xem thêm: Huyệt Chí dương: Huyệt hội của khí âm và dương
Tóm lại, điều quan trọng để giúp bệnh nhân ung thư não giai đoạn cuối là mọi người trong gia đình cùng nhau đồng lòng, chia sẻ, chăm sóc về mặt tinh thần, chăm sóc giảm đau, giảm nhẹ, đảm bảo sự thoải mái cho người, cùng người bệnh vượt qua nỗi đau thể xác lẫn tinh thần do căn bệnh quái ác gây ra.