Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tình trạng các tĩnh mạch trong túi bìu bị giãn do viêm hoặc sung. Bệnh có nhiều mức độ, trong đó giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 là mức độ đầu tiên, không xuất hiện các triệu chứng nhận biết bệnh. Vậy nên hãy theo dõi sức khỏe cá nhân để kịp thời điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Khi nào cần điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1? Bệnh được điều trị như thế nào?
Theo nghiên cứu, khoảng 15 – 17% nam giới trưởng thành gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Đặc biệt, ngay khi phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 người bệnh nên được chữa trị ngay, tránh dẫn đến hậu quả vô sinh nguy hiểm. Cùng theo dõi bài viết sau với KenShin để biết thêm các lưu ý nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.
Contents
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Có bao nhiêu cấp độ?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các tĩnh mạch tinh bên trong túi bìu bị giãn do viêm hoặc sưng ở nam giới. Bệnh xảy ra do lượng máu lưu thông không đều trong tĩnh mạch bìu, dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh mạch và gây viêm, sưng. Đa số bệnh nhân không có biểu hiệu hay triệu chứng nào đặc biệt để nhận biết.
Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để hiểu được tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ? Theo các triệu chứng lâm sàng, giãn tĩnh mạch thừng tinh được phân thành 5 mức độ như sau:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Giai đoạn này người bệnh không phát hiện được khi khám lâm sàng, bệnh chỉ có thể chẩn đoán khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu,….
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Người bệnh hoặc bác sĩ có thể tự sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva (Nghiệm pháp Valsalva là phương pháp giúp bác sĩ có thể quan sát và so sánh độ giãn của tĩnh mạch trong khi bệnh nhân tập thể dục tại chỗ).
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Người bệnh hoặc bác sĩ có thể sờ thấy búi tĩnh mạch trong tư thế thẳng đứng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Người bệnh có thể nhìn thấy được búi tĩnh mạch bị giãn trong khi đứng thẳng và bệnh nhân thường có triệu chứng đau tinh hoàn..
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Người bệnh dễ dàng nhìn thấy búi tĩnh mạch bị giãn trong cả 2 tư thế đứng hoặc nằm.
Khi nào cần điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 không dễ dàng nhìn thấy được. Lúc này bệnh nhân đã có thể cảm thấy sưng nhẹ ở vùng bìu và bắt đầu gặp các triệu chứng nhẹ như khó chịu, đau nhức. Người bệnh có thể được chẩn đoán khi thực hiện nghiệm pháp Valsava.
Tại giai đoạn này, bệnh có thể gây ra ảnh hưởng làm giảm tỷ lệ tinh trùng trong tinh dịch của bệnh nhân. Do lượng máu lưu thông đến tinh hoàn bị chặn lại tại búi tĩnh mạch giãn gây cản trở chức năng sinh sản và thậm chí có thể dẫn đến teo tinh hoàn gây vô sinh.
Trên thực tế, hầu hết bệnh nhân tại giai đoạn này thậm chí không biết mình đã bị giãn tĩnh mạch tinh. Tuy nhiên, nếu có các triệu chứng đặc biệt sau thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:
- Lượng tinh trùng thấp bất thường hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác liên quan đến tinh trùng.
- Người bệnh thường gặp phải những cơn đau dữ dội và khó chịu ở tinh hoàn.
- Bệnh nhân bị vô sinh không rõ nguyên nhân.
Tìm hiểu thêm: Mật độ xương bao nhiêu là bị loãng xương?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 được điều trị như thế nào?
Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 thường được kiểm soát bằng cách chườm đá giảm sưng hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Đồng thời hạn chế việc mặc đồ lót bó sát làm giảm lượng máu lưu thông gây tụ máu bầm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng trở nặng, bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các phương pháp phổ biến và an toàn để thắt tĩnh mạch được áp dụng ngày nay bao gồm: Nút mạch, phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi.
Phương pháp nút mạch
Trong quá trình tiến hành điều trị theo phương pháp này, thay vì loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh bị giãn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chặn dòng máu đến các tĩnh mạch bị giãn. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của tia X-quang, một ống kim nhỏ (ống catheter) được đưa vào tĩnh mạch vùng háng phải rồi luồn lên tĩnh mạch trung rồi đi qua bên trái. Sau đó chọn lọc và tiến hành nút mạch tĩnh mạch thừng tinh bị giãn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về rối loạn cơ vòng Oddi
Phẫu thuật mở
Đây là một phương pháp phẫu thuật mở, trong đó bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch trực tiếp trên bìu, háng hoặc bụng dưới để tìm và buộc các mạch máu bị giãn. Phương pháp này hiện nay không còn được dùng nhiều nữa vì nó đòi hỏi người bệnh cần thời gian phục hồi lâu và dễ gây ra sẹo.
Phẫu thuật cắt búi tĩnh mạch bị giãn qua nội soi
Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng của bệnh nhân để đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào trong. Phương pháp nội soi giúp bác sĩ hình dung được tình trạng thực tế bên trong búi tĩnh mạch và điều trị được các triệu chứng giãn tĩnh mạch một cách an toàn.
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết được giãn tĩnh mạch thừng tinh có khả năng gây vô sinh rất cao ở nam giới. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu hoặc phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị kịp thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm sau này.