Trà ngải cứu là trà làm từ cây ngải cứu – một thực vật vừa được dùng làm thực phẩm, vừa làm dược liệu vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cùng KenShin tìm hiểu những công dụng bất ngờ của trà ngải cứu nhé!
Bạn đang đọc: Khám phá công dụng bất ngờ của trà ngải cứu
Cây ngải cứu (tên khoa học là Artemisia Vulgaris) còn được gọi là cây thuốc cứu, cỏ linh li, ngải diệp, thuộc họ cúc. Loại thảo dược này chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú cùng nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Ngải cứu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nên có thể được dùng để nấu ăn, bôi đắp ngoài da, làm trà dược liệu. Bạn đã biết về công dụng của trà ngải cứu chưa?
Contents
- 1 Trà ngải cứu có tác dụng gì?
- 1.1 An thần, giảm lo âu, chống trầm cảm
- 1.2 Hỗ trợ siết cân, giữ dáng
- 1.3 Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
- 1.4 Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
- 1.5 Tốt cho chức năng não bộ
- 1.6 Nâng cao đề kháng tự nhiên
- 1.7 Tốt cho thị lực
- 1.8 Thải độc gan, thanh lọc cơ thể
- 1.9 Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư
- 1.10 Tốt cho xương khớp, giảm đau xương khớp
- 1.11 Giúp tiêu diệt một số loại ký sinh trùng trong cơ thể
- 2 Cách làm trà ngải cứu tại nhà siêu đơn giản
- 3 Lưu ý cần biết khi uống trà ngải cứu
Trà ngải cứu có tác dụng gì?
Trong Đông y, cây ngải cứu có vị cay và đắng, tính ấm, có thể dùng hàng ngày để hỗ trợ phòng và điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngải cứu có thể dùng cả dạng tươi lẫn dạng sấy khô. Ăn ngải cứu giúp chữa nhiều bệnh. Ở dạng sấy khô, người ta thường dùng ngải cứu để hãm trà. Trà ngải cứu mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như:
An thần, giảm lo âu, chống trầm cảm
Trong thành phần của cây ngải cứu có hợp chất flavonoid rất hữu ích trong an thần, cải thiện tâm trạng. Uống trà làm từ ngải cứu đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu, chống trầm cảm mà không cần dùng thuốc. Uống trà làm từ ngải cứu cũng giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Hỗ trợ siết cân, giữ dáng
Các vitamin nhóm B vốn có trong ngải cứu có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này giúp bạn chế tích tụ năng lượng dư thừa, tốt cho cân nặng và vóc dáng.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Bị các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu hãy uống nước ngải cứu. Ngải cứu có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn dễ hơn nên trị táo bón, đầy bụng rất hiệu quả.
Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
Nữ giới hay bị đau bụng kinh hay kinh nguyệt không đều nên uống trà ngải cứu thường xuyên để giảm các triệu chứng này. Ngoài điều hòa kinh nguyệt, các chất chống oxy hóa trong ngải cứu rất tốt cho tử cung của nữ giới.
Tốt cho chức năng não bộ
Các hợp chất chống oxy hóa có trong cây ngải cứu rất tốt cho não bộ. Ngoài giúp an thần, giảm căng thẳng, những hợp chất này còn giúp cải thiện trí nhớ, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Nâng cao đề kháng tự nhiên
Trong thành phần dinh dưỡng của ngải cứu có các vitamin A, vitamin E, vitamin K, canxi, kali, sắt và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do và phòng ngừa bệnh tật.
Tốt cho thị lực
Uống trà ngải cứu thường xuyên giúp tăng cường thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Nguyên nhân là trong ngải cứu có chứa lượng khá dồi dào vitamin A.
Thải độc gan, thanh lọc cơ thể
Trà làm từ cây ngải cứu với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào kích thích quá trình đào thải độc tố trong gan, thải độc ruột và thận. Uống loại trà này thường xuyên cũng là cách hữu hiệu để thanh lọc cơ thể, giảm tích tụ độc tố trong cơ thể.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy thành phần của ngải cứu có chứa lượng artemisinin cao. Chất này có khả năng phản ứng với sắt. Trong khi đó, lượng sắt trong các tế bào ung thư lại cao hơn các tế bào khỏe mạnh. Vì vậy, dùng trà làm từ ngải cứu thường xuyên cũng có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm 4D có nhầm lẫn không? Những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của siêu âm 4D
Tốt cho xương khớp, giảm đau xương khớp
Trong thành phần dinh dưỡng của ngải cứu chứa các khoáng chất tốt cho xương như canxi, kali. Những khoáng chất này giúp cải thiện sức mạnh xương khớp, phòng ngừa loãng xương, chữa đau xương khớp. Các chất giảm đau, kháng viêm tự nhiên trong ngải cứu sẽ giúp xoa dịu cơn đau khớp, có lợi cho bệnh nhân viêm khớp.
Giúp tiêu diệt một số loại ký sinh trùng trong cơ thể
Artemisinin trong cây ngải cứu có thể tạo ra các gốc tự do có tác dụng phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Nó cũng có tác dụng với các loại khác như giun đũa, sán dây, giun kim,… nên hỗ trợ phòng ngừa nhiễm giun khá hiệu quả.
Cách làm trà ngải cứu tại nhà siêu đơn giản
Ngải cứu là nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ. Trà ngải cứu cũng rất dễ làm. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để có trà dùng dần mỗi ngày:
- Dùng phần ngọn trên, chiếm khoảng 1/3 cây ngải cứu.
- Nhặt sạch lá héo, rửa sạch đất cát dưới vòi nước chảy. Khi rửa nên tránh làm dập nát lá.
- Pha một chút nước muối loãng, ngâm lá ngải cứu đã rửa trong khoảng 7 phút, sau đó vớt ra để ráo nước và hong khô tự nhiên trong bóng râm.
- Khi cây đã héo, mang cắt thành từng đoạn ngắn, tiếp tục phơi trong bóng râm cho đến khi lá ngải cứu khô hẳn.
- Cho ngải cứu đã phơi vào chảo gang, sao vàng và đến khi ngải tỏa mùi thơm thì tắt bếp.
- Để trà nguội rồi mới cất vào bịch nilon hay hũ thủy tinh để dùng dần. Nếu bạn cất trà khi còn nóng, hơi nóng sẽ bốc thành hơi nước trong hũ và khiến trà dễ bị mốc.
Trà xong khi chế biến xong, bạn có thể bảo quản để dùng dần. Cách pha loại tà này tương tự như các loại trà khác. Hãy tráng quá nước nóng một lượt để loại bỏ bụi nếu có. Sau đó châm thêm nước sôi vào bình, hãm trà trong 10 phút là uống được. Khi uống, bạn có thể thêm chút đường phèn, mật ong nếu muốn.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm HIV 5 tháng âm tính đã an toàn chưa? Điều cần biết về HIV và xét nghiệm HIV
Lưu ý cần biết khi uống trà ngải cứu
Trà ngải cứu dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó chỉ phát huy tối đa công dụng khi được dùng đúng cách. Có một số lưu ý nhất định bạn cần biết nếu có ý định uống loại trà này mỗi ngày như:
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống trà làm từ ngải cứu.
- Một số người bị dị ứng với ngải cứu với các triệu chứng sưng môi, sưng lưỡi, kích ứng da, đau dạ dày. Nếu chưa từng dùng ngải cứu trước đó, bạn nên thử dùng một lượng nhỏ để lắng nghe phản ứng của cơ thể trước khi dùng lượng lớn.
- Không nên uống trà pha từ ngải cứu thay thế hoàn toàn nước lọc.
- Không nên uống trà đã pha từ hôm trước và để đến ngày hôm sau. Bạn chỉ nên dùng ngải cứu pha trà và uống trong ngày.
Trà ngải cứu được coi như một bài thuốc chăm sóc sức khỏe vì mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để làm trà bạn nên chọn lá ngải sạch, đảm bảo an toàn và dùng trà đủ lượng, đúng cách mỗi ngày nhé!