Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kén khoeo chân hay còn gọi là u nang baker là một bệnh lý ở khoeo chân. Nó vừa gây đau đớn khó chịu vừa cản trở khả năng vận động của người bệnh. Trong bài viết này, KenShin sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị u nang baker.

Bạn đang đọc: Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kén baker khoeo chân hình thành ở khớp gối và không phải một bệnh lý nguy hiểm. Nhưng nếu kén có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy kén khoeo chân là gì? Điều gì dẫn đến việc hình thành kén? Triệu chứng khi bị kén baker thế nào và cách điều trị ra sao?

Kén khoeo chân là gì? Nguyên nhân hình thành kén khoeo chân

Khớp gối của con người được bao quanh bởi một bao khớp như tất cả các khớp khác. Bên trong bao khớp được phủ kín bởi màng hoạt dịch. Lớp màng này có nhiệm vụ tiết dịch khớp để nuôi dưỡng và bôi trơn khớp.

Do chấn thương hoặc lý do nào đó, màng hoạt dịch khớp gối tiết nhiều dịch hơn bình thường gây ra tình trạng tràn dịch khớp gối. Dịch khớp gối tràn quá nhiều làm tăng áp lực trong khớp gối và dẫn đến thoát vị vùng khoeo phía sau khớp gối tạo thành những nang chứa dịch lồi lên. Nang dịch căng nhẹ, dùng tay chạm vào ta thấy mềm. Vì vị trí của nó nằm ở vùng khoeo sau gối nên được gọi là kén khoeo chân hay còn gọi là kén baker khoeo chân hay u bao hoạt dịch khoeo chân. Kén baker khá thường gặp ở người bị viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có kén khoeo chân. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn sau các chấn thương ảnh hưởng đến khớp gối như rách sụn chêm hoặc các bệnh mãn tính liên quan đến khớp gối. Điển hình nhất là các trường hợp mắc bệnh viêm xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ, gãy xương, đứt dây chằng, bệnh gout,…

Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Kén khoeo chân thực chất là các bọc chứa dịch khớp gối nằm ở khoeo chân

Kén khoeo chân có nguy hiểm không?

Kén khoeo chân không gây nguy hiểm và không thể phát triển thành ung thư như nhiều người vẫn đang lo lắng. Những trường hợp nang hoạt dịch có kích cỡ nhỏ, người bệnh hoàn toàn không bị ảnh hưởng đến vận động của khoeo chân và khớp gối. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, hoạt dịch khớp gối sẽ tích tụ ngày càng nhiều khiến kén khoeo chân phát triển lớn và kích thước. Khi đó, nó có thể gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối và hạn chế vận động của khoeo chân. Người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác căng tức, khó gập gối, khó ngồi xổm,…

Một số trường hợp khác, kén ở khoeo chân chèn ép các dây thần kinh và tĩnh mạch gần đó. Người bệnh sẽ cảm thấy như kiến bò, cẳng chân nóng rát, sưng phù,… Các triệu chứng này dễ gây nhầm lẫn với bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân hoặc viêm tĩnh mạch huyết khối. Nếu phát hiện chậm trễ người bệnh có thể phải hứng chịu cảm giác vô cùng khó chịu. Chẩn đoán nhầm bệnh gây khó khăn khi điều trị. Cá biệt hơn, một số người bệnh vận động gắng sức khiến kén bị rách. Khi đó, dịch tích tụ trong kén sẽ chảy xuống bắp chân gây tai biến cơ cẳng chân.

Triệu chứng bệnh kén khoeo chân

Kén khoeo chân khi xuất hiện sẽ kéo theo các triệu chứng khác nhau như:

  • Quan sát bằng mắt thường thấy một u nang mềm, căng nhẹ lồi lên phía khoeo chân.
  • Kén có kích cỡ lớn có thể gây cảm giác căng tức, giống có vật gì chèn sau khớp gối. Khi dang rộng khớp gối, kén chị siết gây đau đớn. Khi gập gối, kén bị chèn ép cũng gây cảm giác tương tự.
  • Kén có thể co lại hoặc sưng to. Khi kén sưng to và chịu lực siết hoặc chèn ép quá lớn, kén có thể vỡ. Khi đó người bệnh sẽ thấy chân đỏ, đau ở bắp giống như khi có cục máu đông.
  • Khớp chân có hiện tượng tê cứng, khó hoặc không thể thực hiện động tác gập gối.
  • Kén sau khi vỡ, dịch trong kén sẽ lại được cơ thể hấp thụ. Kén tạm thời biến mất nhưng nó vẫn có thể tái phát trong thời gian sau đó.

Tìm hiểu thêm: Chụp X quang schuller là gì? Giúp chẩn đoán bệnh gì?

Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Triệu chứng ở mỗi người khác nhau tùy kích thước của kén

Phương pháp chẩn đoán và điều trị kén khoeo chân

Chẩn đoán kén khoeo chân

Có những trường hợp u nang baker có triệu chứng và dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Nhưng không ít trường hợp kén âm thầm hình thành, nhất là khi kích thước còn nhỏ khiến việc phát hiện gặp khó khăn. Để xác định chính xác có phải người bệnh đang có kén ở khoeo chân hay không? Kích thước kén bao nhiêu? Các bác sĩ sẽ cần dùng đến các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Chẩn đoán lâm sàng bằng cách khai thác thông tin triệu chứng, tiền sử bệnh, thăm khám trực quan,…
  • Chẩn đoán bằng kỹ thuật siêu âm khớp gối hoặc chụp X-quang khớp gối để quan sát được hình ảnh cụ thể nhất đồng thời ước lượng được kích cỡ, thể tích của kén ở khoeo chân.
  • Một số bệnh nhân được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu hoặc chụp MRI để loại bỏ các bệnh khác có triệu chứng tương tự.

Chữa trị và phòng ngừa kén ở khoeo chân

Tùy từng nguyên nhân gây bệnh, kích cỡ kén và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp thường được áp dụng như:

  • Một số trường hợp bệnh nhẹ, kén có thể tự co lại và tiêu biến trong thời gian ngắn.
  • Có những bệnh nhân đau sưng nhiều, bác sĩ sẽ dùng than nẹp cố định, hạn chế chèn ép hoặc siết vào kén gây vỡ kén.
  • Bệnh nhân cũng sẽ được tư vấn dùng thuốc giảm sưng, giảm đau, kháng viêm phù hợp.
  • Nếu điều trị bằng thuốc uống không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm Corticosteroid.
  • Bệnh nhân cũng có thể được chọc hút dịch để giảm tiết dịch và giảm các triệu chứng viêm ở khoeo chân.
  • Khi u nang quá lớn gây đau đớn hoặc có hiện tượng rò dịch, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ kén baker hay còn gọi là mổ u nang bao hoạt dịch.

Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có hết không?

Phương pháp điều trị kén khoeo chân tùy từng trường hợp

Kén baker hoàn toàn có thể tái phát. Để giảm nguy cơ tái lại, người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc dùng thuốc đúng liệu trình rất quan trọng, bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc, giảm liều thuốc hoặc đổi loại thuốc không đúng chỉ định. Việc giữ cân nặng phù hợp, luyện tập thường xuyên, phòng ngừa các bệnh viêm khớp hoặc chấn thương ở khớp sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành kén ở khoeo chân.

Hầu hết bệnh nhân có kén khoeo chân giai đoạn đầu ít thấy triệu chứng khó chịu dẫn đến tâm lý chủ quan. Theo thời gian, kén lớn dần lên, lộ rõ và có thể gây đau tức, khó vận động khớp. U nang phát triển quá lớn sẽ dễ vỡ gây sưng đau khó chịu. Tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng, không gây nguy hiểm nhưng các kén ở khoeo chân cũng ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, mỗi chúng ta đều nên nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh, điều trị dứt điểm khi bị kén ở khoeo chân để giảm nguy cơ tái phát.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *